Biên độ Lãi Suất Là Gì? Cách Tính Cho Vay Theo Biên độ Lãi Suất | Timo

Có lẽ không ít lần bạn đã nghe đến từ khóa biên độ lãi suất khi vay vốn nhưng lại chưa hiểu rõ ý nghĩa của từ này. Biên độ lãi suất có vai trò gì và ngân hàng áp dụng phần trăm này vào trường hợp nào? Do đó hãy cùng ngân hàng số Timo by BVBank tìm hiểu ngay khái niệm biên độ lãi suất là gì và phần trăm lãi vay của một vài ngân hàng phổ biến nhé!

>> Xem thêm: Cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng

Menu Xem nhanh 1. Biên độ lãi suất là gì? 2. Biên độ lãi suất có vai trò gì? 3. Cách tính cho vay theo biên độ lãi suất 4. Biên độ lãi suất của một số ngân hàng phổ biến

Biên độ lãi suất là gì?

Biên độ lãi suất (Interest Margin) có thể hiểu là tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất gửi tiền tại ngân hàng trong một thời điểm. Chỉ số này cũng thường được ngân hàng dùng để xác định được lãi suất cho vay của một khoản vốn là bao nhiêu. 

Thông qua biên độ lãi suất mà bạn cũng có thể đánh giá được lợi nhuận của một ngân hàng. Cụ thể lợi nhuận của ngân hàng sẽ tỷ lệ thuận với biên độ lãi suất mà họ có. 

Biên độ lãi suất là phần trăm chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiết kiệm
Biên độ lãi suất là phần trăm chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiết kiệm (Nguồn: Internet)

Biên độ lãi suất có vai trò gì?

Sau đây, Timo by BVBank sẽ giới thiệu cho bạn những vai trò quan trọng mà biên độ lãi suất mang lại cho lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

  • Giúp khách hàng biết rõ mức lãi suất mà mình cần phải chi trả cho khoản vay và so sánh giữa các gói vay để có thể chọn gói vay tốt nhất. 
  • Hiểu được biên độ lãi suất là gì thì khách hàng cũng sẽ đánh giá được mức lãi vay cần trả cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đó có chính xác không. 
  • Giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí lãi vay nhờ vào việc đánh giá và so sánh các mức lãi suất gói vay thông qua biên độ lãi suất. 
  • Giúp khách hàng chọn được khoản vay phù hợp nhu cầu và mức lãi suất trong khả năng thanh toán.

Cách tính cho vay theo biên độ lãi suất

Tại các ngân hàng hiện có 2 loại lãi suất được áp dụng phổ biến là lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Trong đó, lãi suất cố định sẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định nên có sự ổn định và không phụ thuộc vào biến động thị trường. 

Mặc khác, lãi suất thả nổi thường được dùng làm lãi suất cho vay. Lãi suất thả nổi được các ngân hàng ấn định dựa theo biên độ lãi suất và tuân theo quy định của pháp luật. Hiện nay, các ngân hàng thường áp dụng những cách tính sau đây để xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng.

  • Cách 1: Đây là công thức khá phổ biến với các ngân hàng thông qua thu hút khách từ việc tăng lãi suất tiền gửi và cho vay lại với lãi suất cao hơn.
Lãi suất cho vay = Biên độ lãi suất + Lãi suất tiền gửi trung và dài hạn từ 12 hoặc 13 tháng
  • Cách 2: Cách này có rủi ro cao đối với khách vì các ngân hàng có thể tự điều chỉnh lãi suất tiết kiệm của một loại hình được sử dụng và áp dụng cho khoản vay. 
Lãi suất cho vay = Biên độ lãi suất + Lãi suất tiết kiệm cao nhất
  • Cách 3: Công thức này khá khách quan và công bằng nhờ vào việc lấy trung bình cộng của 4 ngân hàng lớn nhất. Điều này cũng sẽ thể hiện được thực trạng kinh tế thị trường tại thời điểm đó. Tuy nhiên, cách này lại ít được các ngân hàng lựa chọn, trừ một vài trường hợp nhất định.
Lãi suất cho vay = Lãi suất bình quân của 4 ngân hàng lớn nhất + Biên độ lãi suất

Vì vậy, khi bạn bắt đầu thực hiện vay tiền tại ngân hàng, bạn cần nên lưu ý kỹ về các điều khoản liên quan đến lãi suất, kỳ hạn vay hoặc lãi suất chậm trả,… để việc vay ngân hàng thuận lợi và tránh mất tiền oan. 

Biên độ lãi suất của một số ngân hàng phổ biến

Khi bạn đã hiểu được biên độ lãi suất là gì và cách tính lãi suất cho vay, Timo by BVBank sẽ chia sẻ đến bạn một vài thông tin cần thiết của các ngân hàng phổ biến hiện nay để bạn có thể dễ dàng chọn cho mình khoản vay phù hợp. 

  • Ngân hàng Vietcombank: 
    • Biên độ lãi suất: 3.5%.
    • Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm 24 tháng + Biên độ lãi suất = Khoảng 10.5%/năm.
  • Ngân hàng BIDV:
    • Biên độ lãi suất: 4%.
    • Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm 24 tháng + Biên độ lãi suất = Khoảng 11.15%/năm.
  • Ngân hàng VietinBank:
    • Biên độ lãi suất: 3.5%.
    • Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm 36 tháng + Biên độ lãi suất = Khoảng 11%/năm.
  • Ngân hàng Sacombank:
    • Biên độ lãi suất: 4%.
    • Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm 13 tháng + Biên độ lãi suất = Khoảng 13.5%/năm.
  • Ngân hàng MBbank:
    • Biên độ lãi suất: 4.2%.
    • Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm 24 tháng + Biên độ lãi suất = Khoảng 11.5%/năm.
  • Ngân hàng SCB:
    • Biên độ lãi suất: 5%.
    • Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm 13 tháng + Biên độ lãi suất = Khoảng 12.7%/năm,
  • Ngân hàng ACB:
    • Biên độ lãi suất: 3.9%,
    • Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm 13 tháng + Biên độ lãi suất = Khoảng 12.5%/năm,
  • Ngân hàng Shinhan Bank:
    • Biên độ lãi suất: 4%.
    • Lãi suất cho vay = Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + Biên độ lãi suất = Khoảng 10.5%/năm.

Nhìn chung, qua các thông tin trên bạn đã có thể biết cách tính lãi vay thông qua biên độ lãi suất là gì để tiết kiệm chi phí cũng như phù hợp với khả năng chi trả. Và đừng quên theo dõi ngay Timo by BVBank để biết thêm nhiều tin tức hay về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Cũng như mở tài khoản Timo by BVBank ngay để có cho mình một tài khoản đa năng gồm: gửi tiết kiệm, đầu tư, hoặc chuyển – rút tiền hoàn toàn miễn phí.

Sở hữu ngay Tài khoản thanh toán Timo by BVBank

Chỉ với 2 phút đăng ký trên điện thoại

Miễn phí hoàn toàn phí chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm. Mở tài khoản ngân hàng online miễn phí, dễ dàng. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Miễn phí duy trì tài khoản, không yêu cầu số dư tối thiểu. MỞ TÀI KHOẢN TIMO BY BVBANK NGAY!

Từ khóa » Chênh Lệch Biên độ