Biến đổi Ure Máu Và Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Ure máu là gì?
Ure máu là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa chất đạm (protein) trong cơ thể, được đào thải ra ngoài qua thận. Ure tương đối ít độc kể cả khi lượng Ure trong máu tăng cao. Để đánh giá khả năng lọc của thận, người ta thường xét nghiệm máu để xác định chỉ số Ure máu, nếu chỉ số này càng cao thì chức năng thận càng kém. Bình thường, Ure máu vào khoảng 2,5-7,5 mmol/l.
Ure luôn có trong cơ thể và thường xuyên được bổ sung bằng chất đạm (protein) chúng ta ăn hằng ngày. Đó là các protein ngoại sinh và được các protease của đường tiêu hóa chuyển hóa thành axit amin. Cuối cùng được chuyển hóa thành NH3 và CO2.
NH3 là chất độc chuyển hóa thành Ure, là chất rất ít độc ở gan. Các rối loạn chức năng gan đều sẽ làm quá trình chuyển hóa NH3 thành Ure bị suy giảm ít hoặc nhiều.
Xét nghiệm Ure máu: xét nghiệm BUN đo lượng urea nitrogen trong máu. Gan sản xuất amoniac (trong đó chứa nito) sau khi nó phá vỡ các nitơ được sử dụng bởi tế bào cơ thể. Nito kết hợp với một số yếu tố khác để tạo thành ure, là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng và được đào thải qua thận. Ure đi từ gan, vào máu, tới thận và đào thải qua nước tiểu. Thận lọc ure và các sản phẩm phế thải khác từ máu. Vì vậy, thực hiện xét nghiệm Ure máu giúp đánh giá tình trạng hoạt động của gan và thận.
Xét nghiệm Ure máu là một trong các xét nghiệm được sử dụng để đánh giá tình trạng thận
+ Nếu mức Ure máu cao hơn bình thường thì có thể thận hoạt động không tốt. Hoặc có thể lượng protein cao, lượng nước uống không đủ dẫn đến lưu thông kém.
+ Còn nếu mức độ Ure máu thấp, thì có thể là dấu hiệu của các bệnh gan, suy dinh dưỡng. Để có kết luận bệnh chính xác hơn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác. Bởi chỉ mình xét nghiệm Ure máu thì không đủ để sàng lọc, chẩn đoán hay theo dõi các bệnh lý của gan, thận.
2. Những nguyên nhân làm Ure máu thay đổi
Ure ở mức bình thường vào khoảng 2,5-7,5mmol/l và sẽ có sự thay đổi ở một số trường hợp:
Mức ure máu có thể thay đổi vì nhiều nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân tăng Ure máu
- Suy thận cấp hoặc mạn;
- Chế độ ăn nhiều protein;
- Xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng nặng,...;
- Tăng dị hóa protein: Sốt, bỏng, suy dinh dưỡng,...;
- Ngộ độc thủy ngân.
- Uống quá nhiều các loại thuốc trầm cảm, một số loại kháng sinh, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc cản quang,…
2.2. Nguyên nhân giảm Ure máu
- Hội chứng tiết ADH không thích hợp.
- Có thai.
- Ăn kiêng.
- Hội chứng giảm hấp thu.
- Suy gan, xơ gan, viêm gan nặng cấp hay mạn tính làm giảm tổng hợp Ure.
- Chế độ ăn nghèo protein, hòa loãng máu, hội chứng thận hư.
Để biết rõ nguyên nhân Ure máu tăng hoặc giảm, bệnh nhân nên đi xét nghiệm ure máu để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất. Đồng thời giúp tầm soát bệnh và không để lại hậu quả nghiêm trọng về sau.
3. Sự biến đổi của Ure máu gây hậu quả như thế nào?
Ure máu tăng hoặc giảm đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt khi ure máu tăng cao có những dấu hiệu rất rõ ràng mà bạn cần đặc biệt lưu ý là:
Ăn không ngon, bụng luôn cảm thấy chướng
Hoa mắt, chóng mặt và nhức đầu trong thời gian dài
Thường xuyên mất ngủ về đêm dẫn đến kiệt sức
Hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy kéo dài
Hơi thở có mùi Amoniac, nhịp thở không đều
Nhiệt độ cơ thể giảm
Cao huyết áp, mạch đập nhanh và nhẹ
Lưỡi có màu đen
Họng và niêm mạc miệng xuất hiện tình trạng viêm loét
Có thể xảy ra hiện tượng trụy mạch ở người suy thận độ nặng
Ure máu tăng quá cao có thể gây hôn mê, co giật
Đồng tử co và phản ứng ánh sáng kém
Võng mạc và vùng dưới da và niêm mạc xuất hiện hiện tượng chảy máu
Không thấy tổn thương thần kinh khu trú
4. Cách xử trí khi tăng ure máu
Theo sự phát triển của Y học hiện đại, các nhà khoa học và bác sĩ chuyên khoa nghiên cứu và đưa ra rất nhiều phương pháp điều trị tăng ure máu. Trong đó có những cách giảm ure trong máu phổ biến nhất là:
Xét nghiệm: Để đo chính xác nồng độ ure trong máu, bệnh nhân cần đến các cơ sở khám bệnh uy tín, có đầy đủ trang thiết bị để thực hiện các xét nghiệm đồng bộ. Việc xét nghiệm này giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị giảm/tăng nồng độ ure trong cơ thể, đồng thời kiểm tra chỉ số lọc cầu thận. Các biện pháp điều trị từ đó được đưa ra cụ thể và chính xác nhất.
Chú ý hoạt động thận: Do chỉ số ure có quan hệ mật thiết đến hoạt động của thận nên bệnh nhân cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ đặc biệt khi gặp phải các vấn đề về suy thận, viêm cầu thận cấp tính, hội chứng thận do Leptospira, sỏi thận,… Các bệnh về thận kể trên cần được điều trị một cách dứt điểm để đẩy lùi hội chứng tăng ure trong máu.
Thay đổi chế độ ăn uống: Ure là sản phẩm cuối của Protein vì vậy bạn cần hạn chế nạp chất này vào cơ thể khi được chẩn đoán là mắc hội chứng ure tăng cao. Lượng Protein cơ thể được nạp tùy vào từng giai đoạn và nồng độ ure máu xét nghiệm. Chế độ dinh dưỡng này bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có được sự tư vấn cụ thể nhất.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Ure máu cao có thể được điều chỉnh thông qua việc nghỉ ngơi. Bệnh nhân cần tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc,…
Lưu ý sử dụng các loại thuốc: các loại thuốc đặc biệt loại dẫn đến khả năng tăng ure máu bạn cần tránh sử dụng. Trong trường hợp sử dụng, bắt buộc phải có chỉ định và quan sát của bác sĩ để không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Thạc sĩ.BSCKII. Nguyễn Việt Khoa
Khoa A17
Từ khóa » điều Trị Hội Chứng Ure Máu Cao
-
Hội Chứng Tan Máu Tăng Ure Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học
-
Hội Chứng Tan Máu - Tăng Ure Máu - Vinmec
-
[PDF] Phác đồ điều Trị - Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
-
Góc Giải đáp: Tăng Ure Máu Là Do đâu? Cách điều Trị Như Thế Nào?
-
BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI - Health Việt Nam
-
Hội Chứng Huyết Tán Tăng Ure Máu (HUS) - Hello Bacsi
-
Hội Chứng Tăng Ni Tơ Máu - Dieutri.Vn
-
Hội Chứng Tán Huyết Tăng Ure Huyết: Rối Loạn Cầm Máu
-
[PDF] Hội Chứng Tán Huyết-urê Huyết Cao (HUS)
-
Ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Ure, Creatinin Máu Trong đánh Giá Chức ...
-
Suy Thận Mạn: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách điều Trị Bệnh
-
Hội Chứng Tan Huyết Urê Huyết (HUS) - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Ciprofloxacin Làm Giảm Nguy Cơ Hội Chứng Tăng Urê Máu Tán Huyết ở ...
-
Ure Trong Máu Tăng Nguyên Nhân Do đâu? | TCI Hospital