Biến Dòng Là Gì? - Prosensor
Có thể bạn quan tâm
TÓM TẮT NỘI DUNG
- Biến dòng là gì?
- Khái niệm biến dòng là gì?
- Cấu tạo của máy biến dòng như thế nào?
- Phân biệt các loại biến dòng như thế nào?
- Nguyên lý hoạt động của biến dòng là gì?
- Chế độ hoạt động của máy biến dòng như thế nào?
- Ứng dụng của biến dòng là gì?
- Cách chọn máy biến dòng phù hợp
- Kết luận
- Bài viết bạn nên xem
Chúng ta đều biết rằng, dòng điện cũng như điện áp của các phần tử trong hệ thống điện thường sẽ có trị số rất lớn. Do đó, không thể đưa trực tiếp vào dụng cụ đo hoặc rơ le và các thiết bị tự động khác. Chính vì thế, các dụng cụ và thiết bị này thường được đấu nối qua máy biến dòng. Vậy máy biến dòng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm cũng như hoạt động của nó như thế nào nhé!
Khái niệm biến dòng là gì?
- Máy biến dòng hay còn gọi tắt là biến dòng ( tên tiếng Anh là: Current Transformer – kí hiệu máy biến dòng CT).
- Biến dòng là một thiết bị đo dòng điện gián tiếp đi qua nguồn cung cấp cho tải hoặc dây động lực của tải. Nói dễ hiểu hơn, biến dòng là dòng điện được biến đổi, từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp, từ dòng AC sang DC.
- Chức năng chính của biến dòng là giám sát nguồn điện cấp vào cho tải đến từng thiết bị. Máy biến dòng giúp đưa tín hiệu đến các đồng hồ hiển thị dòng điện loại cơ để hiển thị kim hay truyền tín hiệu điện về trung tâm điều khiển thông qua các bộ chuyển đổi tín hiệu là 0-5A hoặc 0-10A.
Cấu tạo của máy biến dòng như thế nào?
Biến dòng là thiết bị có cấu tạo gồm nhiều vòng dây được quấn trên một khung sắt từ. Khác với máy đo hiệu điện thế hay máy biến áp nguồn truyền thống. Máy biến dòng có cấu tạo gồm một hoặc một số ít vòng dây.
Máy biến dòng bao gồm các phần chính sau đây:
- Primary Current: Dòng điện sơ cấp.
- Secondary Winding: Cuộn dây thứ cấp.
- Hollow Core: Lõi rỗng.
- Ammeter : Đồng hồ đo dòng.
Phân biệt các loại biến dòng như thế nào?
Hiện nay máy biến dòng được phân loại theo cấu tạo, gồm 3 loại: dạng dây quấn, dạng vòng và thanh khối.
- Dạng dây quấn: cuộn sơ cấp của biến dòng sẽ kết nối trực tiếp với các dây dẫn, để đo cường độ dòng điện chạy trong mạch. Cường độ dòng điện trong cuộn thứ cấp phụ thuộc vào tỉ số vòng dây quấn của máy biến dòng.
- Biến dòng dạng vòng: Ở cuộn sơ cấp thì ” vòng” sẽ không được cấu tạo ở đây. Do đó cường độ đòn điện trong mạch sẽ được truyền hoặc chạy thẳng qua khe cửa hay lỗ hỏng của “vòng” trong máy biến dòng. Ngày nay một số máy biến dòng dạng vòng đã được cấu tạo thêm chi tiết ” chốt chẻ”. Nó có tác dụng là cho lỗ hỏng hay khe cửa của biến dòng có thể mở ra, cài đặt và đóng lại mà không cần phải ngắt mạch cố định.
- Biến dòng dạng thanh khối:
Là loại biến dòng được ứng dụng trong các loại dây cáp, thanh cái của mạch điện chính. Nó gần giống như cuộn sơ cấp nhưng chỉ có 1 vòng quay duy nhất. Chúng tách biệt hoàn toàn với nguồn điện áp cao trong hệ mạch và luôn được kết nối với cường độ dòng điện trong thiết bị điện.
Nguyên lý hoạt động của biến dòng là gì?
Biến dòng hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi dòng điện xoay chiều chạy qua 1 dây dẫn, thì xung quanh nó sẽ xuất hiện 1 điện trường có thể cảm ứng lên cuộn dây và có dòng điện trong đó. Tỉ lệ dòng điện này dựa vào số vòng dây được cuốn trong cuộn dây biến dòng.
Chế độ hoạt động của máy biến dòng như thế nào?
- Biến dòng hay còn gọi tắt là CT dòng có 2 chế độ là việc cơ bản là: chế độ ngắn mạch (dòng sơ cấp và thứ cấp có phụ tải Z2) và chế độ hở mạch (dòng thứ cấp).
- CT dòng có tỉ số dòng điện tỉ lệ nghịch với số vòng dây quấn. Vì thế, chúng ta có thể thay đổi tỷ số biến dòng bằng cách thay đổi số vòng dây quấn của dòng sơ cấp hoặc thứ cấp.
Ứng dụng của biến dòng là gì?
Máy biến dòng là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thông giám sát và đo lường điện năng . Do đó, có rất nhiều thiết bị ứng dụng máy biến dòng. Ví dụ như : đồng hồ đo chỉ số điện, máy đo hệ số công suất, thiết bị oát kế, rờ le bảo vệ, vv…
Cách chọn máy biến dòng phù hợp
- Hầu hết các dòng điện xoay chiều đều có dòng tải lớn. Trong khi đó các thiết bị đọc dòng điện thì chỉ đọc được các giá trị 5A hoặc 10A thôi. Chính vì thế, máy biến dòng có vai trò quan trọng là chuyển đổi dòng điện lớn xuống dòng điện nhỏ hơn 5A và 10A.
- Cần lưu ý khi muốn chọn được biến dòng đúng chuẩn thì bạn cần phải biết:
– Dòng tải lớn nhất đi qua biến dòng là bao nhiêu?
– Gía trị của biến dòng bằng hay cao hơn giá trị của dòng điện thực tế đi qua biến dòng.
Kết luận
Trên đây là bài viết chia sẽ về biến dòng là gì? Một số ứng dụng và các loại biến dòng phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về máy biến dòng cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Từ đó có thể lựa chọn được loại biến dòng thích hợp cho việc sử dụng điện năng.
Bài viết bạn nên xem
- Encoder là gì? Những điều cần biết về Encoder
- Pid là gì?
- Servo là gì?
- HMI là gì? Ứng dụng ra sao?
Từ khóa » Cuộn Dây Cảm Biến Dòng
-
Cuộn Cảm Biến Dòng 200:1 Đen | Shopee Việt Nam
-
Cuộn Dây Cảm Biến Dòng ZMCT103C | Shopee Việt Nam
-
Cuộn Dây Cảm Biến Dòng ZMXQ97-2 - FUKIDI
-
Cuộn Dây Cảm Biến Dòng ZMCT118G - FUKIDI
-
Cảm Biến Dòng - Linhkienchatluong
-
Cảm Biến Dòng điện Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Của Cảm ... - Nshop
-
Cảm Biến Dòng Rogowski Là Gì? Chức Năng Của Cảm Biến Dòng
-
BIẾN DÒNG HỞ - BIẾN DÒNG DẠNG DÂY DNE
-
Current Transformer – CT Dòng – Biến Dòng Analog Là Gì
-
Cảm Biến Dòng điện Là Gì? Các Loại Cảm Biến Dòng điện Trên Thị Trường
-
Biến Dòng Công Nghiệp CT - Bach Khoa Tech
-
Top 14 Cuộn Cảm Biến Dòng
-
{Cung Cấp } Cảm Biến Dòng Điện Là Gì - Loadcell | MV