Bien Dong - SlideShare
Có thể bạn quan tâm
Bien dong•Download as PPTX, PDF•3 likes•3,098 viewsDung LeeFollow
Information about ParacelRead less
Read more1 of 133Download nowMore Related Content
Bien dong
- 1. Cét mèc chñ quyÒn do H¶i qu©n nh©n d©n ViÖt Nam lËp.
- 2. Quần đảo Hoàng Sa Vịnh Bắc Bộ Vịnh Thái Lan TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG CHỦ TRƯƠNG XỬ LÝ CỦA TA
- 4. I. LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1950 ĐẾN NAY Ngày 18-1-1950 Việt – Trung thiết lập quan hệ ngoại giao: hai nước ủng hộ giúp đở lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc xây dựng nên mối quan hệ ”vừa là đồng chí, vừa là anh em” Sau năm 1975, TQ công khai thực hiện chính sách thù địch với VN đỉnh cao cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Năm 1991, VN - TQ bình thường hóa quan hệ. Năm 2008, xây dựng đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hai bên thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao.
- 5. I. LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1950 ĐẾN NAY Về kinh tế thương mại hai chiều tăng hàng năm, từ 30 tỷ USD năm 2010 đến năm 2013 đạt 50,2 tỷ USD dự báo năm 2014 vượt mục tiêu 60 tỷ USD . Hiện TQ đang đầu tư 479 dự án tại VN với tổng vốn đăng ký 3,18 tỷ USD đứng thứ 14 trong số 91 quốc gia và vùng lãnh thổ. Khách du lịch TQ vào VN gần 1 triệu lượt người/năm. Đặc biệt VN-TQ đã giải quyết dứt điểm hai vấn đề khó khăn do lịch sữ để lại là biên giới trên đất liền và phân vịnh Bắc bộ.
- 6. I. LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1950 ĐẾN NAY Tuy nhiên về hợp tác kinh tế chưa hiệu quả: nhập siêu của ta quá lớn (năm 2013 ta nhập siêu của TQ 36,9 tỷ USD), đầu tư TQ chủ yếu dự án vừa và nhỏ, thời gian thi công dự án kéo dài, hiệu quả thấp Những biểu hiện thông tin tuyên truyền thiếu hữu nghị tác động tiêu cực tình cảm giữa nhân dân hai nước. Trung Quốc thường xuyên có những vi phạm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như cản trở việc thăm dò dầu khí; bắt, cản trở, uy hiếp tàu đánh cá của ngư dân ta ở vùng biển Hoàng Sa…
- 7. II. YÊU SÁCH TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG • Đường yêu sách “lưỡi bò”- “chữ U” do Trung Hoa Dân Quốc (Chính quyền Tưởng Giới Thạch) vẽ năm 1946, • Trung Quốc in lại năm 1949; • Năm 1950 chính thức phát hành và đưa vào sách giáo khoa
- 8. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 1. Trước năm 1930 • Tác giả: Hu Jinjie (1914) • Quy thuộc Tây Sa và Đông Sa • Đường nét liền
- 9. Quần đảo Hoàng Sa Vịnh Bắc Bộ Vịnh Thái Lan
- 10. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 2. Năm 1933 • Pháp tái xác nhận chủ quyền trên Hoàng Sa (1931) và Trường Sa (1933) 3. Năm 1948 • 1/1948 CHND Trung Hoa công bố “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” • Quy thuộc tất cả các quần đảo • 11 đoạn đứt quãng
- 11. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 4.Từ năm 1950 đến nay • Còn 9 đoạn
- 12. Sơ đồ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc Bản đồ Nam Hải (Đài Loan xuất bản năm 1946) • Bai Meichu là công chức thuộc chính quyền Đài Loan. • Ông này được mời đến Bắc Kinh năm 1990 để lý giải tại sao lại thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên bản đồ năm 1946. • Tuy nhiên ông ta cũng không đưa ra được lý do xác đáng giải thích yêu sách kỳ lạ này.
- 13. 1. CHND Trung Hoa: CÁC QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC - “Vùng nước lịch sử” - Không giải thích rõ là “nội thủy” hay “lãnh hải” - Sau năm 1996, thay đổi quan điểm
- 14. ĐƯỜNG CƠ SỞ CỦA TRUNG QUỐC CÔNG BỐ NĂM 1996
- 15. CÁC QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC 2. CHND Trung Hoa: Sau năm 1984, duy trì biểu tượng “đường lưỡi bò” nhưng không giải thích bản chất pháp lý của nó - Các văn bản pháp luật không quy định cơ sở về quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với vùng biển trong “đường lưỡi bò” - Năm 2007, chính thức nêu trong đàm phán cấp Chính phủ - Ngày 7/5/2009, chính thức thể hiện quan điểm-
- 16. BẢN ĐỒ KÈM THEO CÔNG HÀM SỐ CML/17/2009 VÀ CML/18/2009 CỦA TRUNG QUỐC GỬI TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC, NGÀY 7/5/2009 “ Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa và các vùng biển kế cận, có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển có liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở đó”
- 17. III. Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam. Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels. An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam và ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những thương thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...
- 18. IV. Những tư liệu của Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa. Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.
- 19. Bản đồ cổ của Đài Loan (ranh giới phía Nam của Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam)
- 20. Bản đồ cổ Vương quốc Trung Hoa (The Kingdom of China) năm 1626 (biên giới Trung Hoa đến đảo Hải Nam)
- 21. BẢN ĐỒ VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN (Đại Nam nhất thống toàn đồ 1820 – 1841)
- 22. An Nam Đại quốc hoạ đồ (của Linh mục Jean Louis Taberd – 1838)
- 23. Bản đồ của Van-Lareng
- 24. Xuất bản năm 1827, bộ bản đồ cổ Atlas thế giới của Philippe Vandermaelen (Bỉ) là tư liệu giá trị về việc Châu Âu và quốc tế từng ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Ngày 13-5-2014 Ông Ngô Chí Dũng (trái) trao tặng bộ bản đồ cho Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son
- 25. Chiều 13-5, Bộ Thông tin và truyền thông đã tổ chức lễ tiếp nhận và công bố bộ Atlas bản đồ thế giới của nhà địa lý học Philippe Vandermaelen (1795-1869)
- 26. Quần đảo Hoàng sa (Paracel)
- 28. V. CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN TÀI PHÁN (Theo Công ước Luật biển 1982) Nội thủy Lãnh hải Vùng tiếp giáp Vùng đặc quyền về kinh tế Thềm lục địa
- 29. CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN CÁC VÙNG BIỂN CỦA MỘT QUỐC GIA VEN BIỂN
- 30. CÁC VÙNG BIỂN CỦA MỘT QUỐC GIA VEN BIỂN
- 31. VI. Các hoạt động của TQ thời gian qua liên quan đến Biển Đông TQ công bố “báo cáo phát triển hải dương TQ năm 2011”, Công bố “ 20 biện pháp, chính sách hỗ trợ tỉnh Hải Nam xây dựng đảo du lịch quốc tế”, Cho đăng ký quyền sở hữu và lập hồ sơ đất đai ở Hoàng Sa và các đảo không có người, đưa lên mạng “đường lưỡi bò”, Tỉnh Hải Nam công bố kế hoạch phát triển kinh tế ở Biển Đông bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa… Về lập pháp
- 32. Về lập pháp 21.6.2012, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập “Tam Sa”. • 17.7.2012, HĐND tỉnh Hải Nam đã thông qua quyết định thành lập “HĐND Tam Sa”. • 19.7.2012, Quân ủy TW Trung Quốc quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự TP Tam Sa” • 21.7.2012, Trung Quốc tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội Nhân dân khóa I TP Tam Sa. • 24.7.2012, Trung Quốc tổ chức lễ thành lập “ TP Tam Sa” tại đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Buổi lễ thành lập TP Tam Sa tại trụ sở hành chánh, đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa
- 33. Đảo Phú Lâm có diện tích lớn nhất trong quần đảo Hoàng sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ, sẽ là nơi làm “bàn đạp” thu tóm Biển Đông của Trung Quốc
- 34. Đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm - Hoàng Sa
- 35. Xây dựng lực lượng biển Củng cố không quân, hải quân ở đảo Hải Nam, xây dựng cơ sở quân sự Hoàng Sa – Trường Sa. Hạ thủy tàu sân bay đầu tiên biên chế vào hạm đội Nam Hải. Lực lượng hải giám hiện có 290 tàu, 9 máy bay và trang bị thêm 36 tàu trong 5 năm tới, tăng thêm 1.000 nhân viên năm 2011. Ngày 5-5-2011 Tổng đội hải giám Nam Hải chính thức thành lập chi đội Tây Sa, Nam Sa, Trung Sa phụ trách chấp pháp trên toàn bộ Biển Đông và một phần biển Hoa Đông.
- 36. Xây dựng lực lượng biển Năm 2010 TQ tổ chức 21 cuộc tập trận huy động cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Tháng 4-2011 biên đội tàu khu trục diễn tập bắn đạn thật, máy bay ném bom tầm cực thấp Đưa tàu tuần tra lớn nhất (hải tuần 31) tàu ngư chính Lôi châu 44261 vào Biển Đông. Tăng tuần suất tiếp tế cho Trường Sa từ 3 tháng/lần lên 45 ngày/lần. Xây mới trạm thông tin và phát sóng đài phát thanh FM trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa).
- 37. TRUNG QUỐC TĂNG NGÂN SÁCH VÀ HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng - Năm 2008 : 58,8 tỷ USD - Năm 2013 : 112,2 tỷ USD ( nhiều hơn Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam cộng lại) - Năm 2014 : 148 tỷ USD
- 38. Căn cứ Ngọc Lâm ở thành phố Tam Á (Hải Nam) Căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á (Hải Nam)
- 39. Hàng không mẫu hạm loại Varyag của Trung quốc Tàu ngầm hạt nhân sẽ đặt tại căn cứ Tam Á
- 40. Trung Quốc thường xuyên diễn tập quân sự
- 41. Đảo Phú Lâm (Hoàng Sa)
- 42. Bãi đá Chữ Thập (Trường Sa)
- 43. Đẩy mạnh hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí Năm 2008, đầu tư cho CNOOC 5,24 tỷ USD để nghiên cứu, sản xuất thiết bị phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí trên biển CNOOC công bố dự án gần 29 tỷ USD để thăm dò, khai thác dầu khí vùng nước sâu ở Biển Đông
- 44. SƠ ĐỒ PHÂN LÔ DẦU KHÍ CỦA TRUNG QUỐC NĂM 2009 (Theo đường lưỡi bò) Đẩy mạnh khảo sát địa chất đảo Tri Tôn. Hạ thủy dàn khoan nước sâu 3.000m. Ký hợp đồng hợp tác dầu khí với công ty Mỹ ở lô 64/18 có một phần trùm lên bãi đá Bắc thuộc Hoàng Sa. Công bố mời các công ty nước ngoài hợp tác 19 lô chiếm 52.000km2
- 45. Tàu Trung Quốc đâm tàu ta trong vụ Geo Surveyor (2/7/2007) Cản phá các hoạt động của ta
- 46. 122 116 121 120 123 125 130 129 126 127 131 132 135 143 115 113 114 111/04 105-110/04 104-109/04 103 102 142118 43 44 42 33 39 3845 18 32 34 35 26 27 28 17 19 20 21 03 12 13/03 136/03 36/03 22/0329/0340/02 41 37 31 25 08 49 48 100-101/04 155 156 157 158 159 106/04 112 117 119 124 145 146 144 147 148 149 150 151 152 153 154 128 07/03 10 11-1 11-2 133 134-1 01/97 02/97 01/HN 46 50 51 06/94 06-1 05-2 04-3 04-1 09-3 16-2 15-2101 09-1 Marina Neptuna – Nga (TQ phản đối 18/6/2007 và 26/6/2007Đ BP – Anh (đ/n rút) (TQ phản đối 26/12/2006) PGS (Nauy) khảo sát không độc quyền 2008 (TQ phản đối 6/8/2007) Chavron – Mỹ (TQ phản đối 15/5/2006 và 6/8/2007) Pogo – Mỹ (TQ phản đối 15/5/2006) SK (Hàn Quốc) và Santos (Úc) và PVEP (TQ phản đối 6/11/2007) ONGC - Ấn Độ (TQ phản đối 11/2006) VietsoPetro – CGG (Pháp) (TQ phản đối 27/6/2007, 27/7/2007 và 2/8/2007) Idemisu – Nhật (TQ phản đối 10/7/2007) Conoco Philips – Mỹ (TQ phản đối 16/5/2007) BP - Anh (TQ phản đối 3 - 6/2007) Pearl Energy - Anh (TQ phản đối 6/8/2007) KNOC – Hàn Quốc (TQ phản đối 2006) Premior Oil (TQ phản đối 6/11/2006) NGĂN CẢN VÀ SỬ DỤNG SỨC ÉP KINH TẾ ĐỂ PHÁ CÁC HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ CỦA TA
- 47. Tµu h¶i gi¸m cña TQTàu Hải giám TQ cắt cáp Tàu thăm dò BM02 lúc 05h30 ngày 26/5/2011
- 48. Tàu thăm dò BM02 bị tàu Hải giám TQ cắt cáp lúc 05h30 ngày 26/5/2011
- 50. Về vận động quốc tế TQ thiết lập với Mỹ cơ chế đối thoại chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương. Cử nhiều đoàn cấp cao đi các nước Mỹ, Nga, Philippines, Singapore tuyên truyền về yêu sách “đường lưỡi bò”. Dùng lợi ích về kinh tế tài chính lôi kéo Indonesia, Malaysia, Myanmar, Campuchia, Laos phân hóa, chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
- 51. Sau Hội nghị ARF Hà Nội năm 2010 TQ và Mỹ cố gắng cải thiện quan hệ. Tháng 1-2011 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đi thăm Mỹ. Tháng 5-2011 hai bên lập cơ chế tham vấn Châu Á - Thái Bình Dương, đối thoại an ninh hàng hải, TQ cam kết bảo đảm tự do đi lại cho tàu thuyền Mỹ. Tháng 6-2011 chuyên gia hai nước bàn việc hợp tác trên lĩnh vực luật pháp, kể cả luật biển. Mỹ tuyên bố có “lợi ích quốc gia” ở Biển Đông, bảo vệ lợi ích của Mỹ trong tự do hàng hải và các công ty Mỹ đang làm ăn trên Biển Đông, Về vận động quốc tế
- 52. Trung lập trong tranh chấp và chủ trương giải quyết đa phương vấn đề Biển Đông, yêu cầu các bên tôn trọng Luật biển năm 1982, ủng hộ Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) tiến tới bộ quy tắc (COC), không chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” Mỹ cam kết thực hiện nghĩa vụ trong Hiệp định đồng minh với Philippines. Ngày 27-6-2011 Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết phê phán TQ sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Trên thực địa Mỹ đưa tàu chiến, tàu khu trục, tàu sân bay vào hoạt động ở Biển Đông, cùng Philippines và một số nước ASEAN tập trận ở Biển Đông.
- 53. VII. Thái độ của các nước ASEAN • Trước sự vi phạm của TQ (9 lần vi phạm vùng biển Philippines, 2 lần cắt cáp tàu khảo sát VN trong vùng đặc quyến kinh tế) Philippines phản ứng quyết liệt, tiếp theo VN và Indonesia. • Tháng 5-2011 Philippines chính thức gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách “đường lưỡi bò” của TQ. Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu cứng rắn, thể hiện quyết tâm bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Thắt chặt quan hệ với Mỹ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. • Chủ động nêu sáng kiến thành lập khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị, khoanh vùng tranh chấp và tách bạch vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa với các khu vực tranh chấp
- 54. • Indonesia gửi Công hàm lên LHQ chính thức phản đối “đường lưỡi bò” và đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của các hội nghị trong khuôn khổ ASEAN năm 2011. • Malaysia, Brunei, Thailand, Myanmar tuy không đồng ý với yêu sách “đường lưỡi bò” nhưng do chịu sức ép, chi phối nhiều mặt của TQ nên né tránh bày tỏ quan điểm công khai. • Đáng chú ý Malaysia đồng ý đàm phán song phương với TQ về Biển Đông, cam kết sẽ chuyển ý tưởng đàm phán song phương của TQ đến các nước ASEAN.
- 55. • Indonesia chấp thuận tuần tra chung với TQ ở Biển Đông. • Tháng 5,6 -2011 tại Hội nghị ngoại trưởng và cấp cao ASEAN, nội bộ ASEAN nhất trí cao trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy thực hiện DOC, tiến tới COC. • Nhật, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ, Nga, Canada đã quan tâm hơn vấn đề Biển Đông, nhất là về tự do hàng hải, không đồng tình với yêu sách “đường lưỡi bò” của TQ, khẳng định tiếp tục triển khai hợp tác dầu khí với VN trên thềm lục địa. Nga mong muốn tranh chấp Biển Đông được giải quyết bằng thương lượng hòa bình.
- 56. VIII. Cam kết về các nguyên tắc ứng xử của DOC Một là, các bên khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của pháp luật quốc tế. Hai là, các bên cam kết giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp về quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua trao đổi ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền liên quan phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982.
- 57. Ba là, các bên khẳng định tôn trọng tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc phổ cập của pháp luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982. Điều này có nghĩa là tàu thuyền của mọi quốc gia (bất kể ở trong khu vực hay ngoài khu vực) đều được quyền tự do hàng hải trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven Biển Đông cũng như vùng biển quốc tế ngoài phạm vi 200 hải lý; máy bay của mọi quốc gia được quyền tự do bay trên vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven Biển Đông và ở vùng trời trên các vùng biển quốc tế.
- 58. • Mặc dù DOC không nói rõ các biện pháp hoà bình ở đây là gì, nhưng căn cứ pháp luật quốc tế cũng như quy định tại Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc thì các biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp bao gồm thương lượng, môi giới, trung gian, hoà giải, trọng tài và toà án quốc tế. • Điều này có nghĩa là các bên có rất nhiều sự lựa chọn và hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn các biện pháp hoà bình này. Điều mấu chốt là không được đe doạ bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp liên quan ở Biển Đông.
- 59. Bốn là, các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Tuyên bố DOC không liệt kê những hành động cụ thể, nhưng chúng ta có thể xác định được: • Đó là các hoạt động có thể làm phức tạp, gia tăng thêm các tranh chấp hiện hành; • Các hành động có thể ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định ở trong khu vực. • Tuyên bố đặc biệt nhấn mạnh việc kiềm chế không đưa người lên các đảo, bãi hiện nay không có người ở.
- 60. Sơ đồ vị trí đóng quân của các bên trên quần đảo Trường sa
- 61. IX. Các hoạt động Việt Nam trên Biển Đông trong thời gian qua Triển khai các dự án: nuôi trồng hải sản ở Đá Tây, chương trình năng lượng sạch, hệ thống chiếu sáng trên huyện đảo Trường Sa, đã phủ sóng đài truyền hình, phát thanh, điện thoại di động lên toàn bộ Biển Đông. Thường xuyên có nhiều đoàn ra thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, làm việc trên quần đảo . Ta đã xây dựng và trình LHQ báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa khu vực phía Bắc. Phối hợp với Malaysia xây dựng và trình LHQ báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa phía Nam (tháng 5- 2009) Ta đã thông qua chiến lược biển VN đến năm 2020 và đẩy mạnh các hoạt động lập pháp liên quan đến biển đảo, Luật biển VN đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2013.
- 62. Ta tiếp tục duy trì hợp tác với các tập đoàn dầu khí lớn: Nga, Mỹ, Canada, Úc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc thăm dò, khai thác dầu khí trên vùng đặc quyến kinh tế 200 hải lý. Các ngành chức năng và địa phương cũng đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ ngư dân khi bị tai nạn. Ta chủ động trao đổi với các nước liên quan về cơ chế hợp tác và xử lý các vấn đề nẩy sinh liên quan đến nghề cá. Ngư dân tiếp tục kiên trì đánh bắt hải sản khu vực đảo Hoàng Sa, góp phần bảo vệ chủ quyến biển đảo VN và Ta cũng kiên quyết phản đối TQ bắt giữ, đòi tiền nộp phạt, có lúc đánh đập ngư dân trên vùng biển này.
- 63. Ta đã triển khai các biện pháp đấu tranh một cách kiên quyết, toàn diện, đồng bộ, coi trọng mặt trận ngoại giao, dư luận. Qua nhiều kênh, nhiều cấp để làm rõ lập trường đúng đắn của ta tại các diễn đàn hội nghị thực thi công ước LHQ về Luật biển năm 1982…tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ cộng đồng quốc tế, tạo thêm sức mạnh cho ta trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Hải quân, không quân được nâng cao năng lực phòng thủ. Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát của bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, thủy sản để quản lý các hoạt động trên biển, xử lý hành chính các vụ việc tàu các nước ngoài vi phạm chủ quyền của VN ở Biển Đông.
- 64. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc; 1. Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên gồm Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philipinnes, Đài Loan và Bruney; 2. Phân định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa theo Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982; 3.
- 65. Đường biên giới trên biển với: Vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa với: Indonesia Philipinnes Bruney Trung Quốc Campuchia Trung Quốc Campuchia Thái Lan Malaysia
- 66. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc; 1. Tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên gồm Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philipinnes, Đài Loan và Bruney; 2. Phân định ranh giới các vùng biển và thềm lục địa theo Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982; 3. Xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa (> 200 hải lý).4.
- 67. HOẠCH ĐỊNH RANH GIỚI VÙNG ĐẶC QUYỀN VỀ KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA Việt Nam - Campuchia
- 68. Ngày 7/7/1982, Chính phủ hai nước Việt Nam - Campuchia ký Hiệp định về vùng nước lịch sử.
- 69. HOẠCH ĐỊNH RANH GIỚI VÙNG ĐẶC QUYỀN VỀ KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA Việt Nam - Campuchia Việt Nam - Thái Lan
- 70. Chính quyền Sài Gòn (1971 ) Thái Lan (1973) 6.000 km2
- 71. Khu vực khai thác chung Thái Lan - Malaysia. Ngày 9/8/1997, ký Hiệp định về ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền về kinh tế Việt Nam - Thái Lan. Có hiệu lực ngày 27/2/1998.
- 72. HOẠCH ĐỊNH RANH GIỚI VÙNG ĐẶC QUYỀN VỀ KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA Việt Nam - Campuchia Việt Nam - Thái Lan Việt Nam - Malaysia
- 73. Chính quyền Sài Gòn (1971 ) Malaysia (1979) Khu vực khai thác chung Thái Lan - Malaysia.
- 74. Ngày 5/6/1992, tại Kuala Lumpur (Malaysia), hai nước đã ký thoả thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn, việc phân định vùng chồng lấn sẽ giải quyết sau. 2.800 km2 Vùng chồng lấn
- 75. HOẠCH ĐỊNH RANH GIỚI VÙNG ĐẶC QUYỀN VỀ KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA Việt Nam - Campuchia Việt Nam - Thái Lan Việt Nam - Malaysia Việt Nam - Thái Lan - Malaysia
- 76. Khu vực khai thác chung Thái Lan - Malaysia Chính quyền Sài Gòn (1971 ) + 875 km2 Ba nước thoả thuận để lại giải quyết sau
- 77. HOẠCH ĐỊNH RANH GIỚI VÙNG ĐẶC QUYỀN VỀ KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA Việt Nam - Campuchia Việt Nam - Thái Lan Việt Nam - Malaysia Việt Nam - Thái Lan - Malaysia Việt Nam - Indonesia
- 78. Indonesia Việt Nam40.000 km2
- 79. Ngày 23/6/2003, hai nước ký Hiệp định phân định thềm lục địa giữa hai nước. Tuy nhiên đến nay, Hiệp định vẫn chưa được hai nước phê chuẩn.
- 80. HOẠCH ĐỊNH RANH GIỚI VÙNG ĐẶC QUYỀN VỀ KINH TẾ VÀ THỀM LỤC ĐỊA Việt Nam - Campuchia Việt Nam - Thái Lan Việt Nam - Malaysia Việt Nam - Thái Lan - Malaysia Việt Nam - Indonesia Việt Nam - Trung Quốc
- 81. Ngày 25/12/2000, tại Bắc Kinh, Chính phủ nước Việt Nam - Trung Quốc ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ. Đường phân định gồm 21 điểm. Việt Nam : 53,23%. Trung Quốc : 46,77%.
- 82. Quần đảo Hoàng Sa Vịnh Bắc Bộ Vịnh Thái Lan
- 83. Quần đảo Hoàng Sa Vịnh Bắc Bộ Vịnh Thái Lan
- 84. Ngày 5/6/1992, tại Kuala Lumpur (Malaysia), hai nước đã ký thoả thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn, việc phân định vùng chồng lấn sẽ giải quyết sau. 2.800 km2 Vùng chồng lấn
- 85. X. Các sự kiện xảy ra trong tháng 5-2014 liên quan đến Biển Đông
- 86. Giàn khoan Hải Dương (HD-981) của Trung Quốc 1. Diễn tiến tình hình việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép tại lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam
- 87. 16g ngày 02-5-2014 Giàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15o29’ vĩ độ bắc, 111012’ độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam Ảnh: Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam
- 89. Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu kiểm ngư của ta đang thực thi pháp luật trong vùng biển Việt Nam
- 90. Tàu TQ 31101 chèn ép tàu cảnh sát biển Việt Nam
- 91. Tàu Trung Quốc dàn hàng ngang cản đường tàu Việt Nam tiến vào khu vực đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981
- 92. Trung Quốc sử dụng 3 tàu để bao vây tàu CSB 4032 của Cảnh sát biển Việt Nam
- 93. Tàu Cảnh sát biển Việt Nam luôn bị ít nhất 3 tàu Trung Quốc kèm chặt
- 94. Lực lượng Hải cảnh TQ luôn đeo bám, cản trở lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đang thực thi pháp luật
- 95. Khẩu pháo tàu Hải cảnh 44103 TQ luôn ở trạng thái tháo bạt
- 96. Lan can tàu Cảnh sát biển Việt Nam gãy vụn sau cú đâm của tàu Hải cảnh TQ
- 97. Từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD- 981 cho đến nay với sự bảo vệ của lực lượng tàu quân sự, tàu Hải cảnh, tàu Hải giám, Ngư chính, tàu vận tải, tàu đánh cá, huy động có lúc lên đến 100 tàu các loại. Hàng ngày còn có các tốp máy bay hoạt động hỗ trợ cách đảo Lý Sơn từ 50-60 hải lý.
- 98. 2. Phản ứng của ta • Các lực lượng thực thi pháp luật của ta đã có mặt kịp thời tại hiện trường, tiến hành quyền kiểm tra, ngặn chặn. • Lực lượng thi hành pháp luật đã kiên trì, kiềm chế trước những hành động hung hăng, ngang ngược của tàu Trung Quốc. • Các lãnh đạo cao cấp của ta đã chủ động tiếp xúc, điện đàm trao đổi. Riêng Bộ Ngoại giao đến nay đã có 20 cuộc tiếp xúc nghiêm túc với phía Trung Quốc cả ở Việt Nam và Trung Quốc.
- 99. 2. Phản ứng của ta • Bộ ngoại giao chủ động gặp đại sứ quán các nước ASEAN, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, EU…. tại Hà Nội. • Sứ quán, cơ quan đại diện của ta ở các nước gặp hoặc thông báo cho Bộ Ngoại giao, Đoàn Ngoại giao nước sở tại về tình hình và lập trường của ta. Chiều 7-5, Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD- 981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
- 100. Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 24 tại Myanmar, TT Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu và khẳng định: • TQ ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và chống lại tàu của Việt Nam đang thực thi pháp luật, gây hư hại tàu, làm nhiều người bị thương. • Các hành động trên vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển 1982, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử (DOC) mà TQ là một bên đã tham gia ký kết.
- 101. • Hành động của TQ đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông • Và khẳng định: Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm của TQ và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế.
- 102. “ Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước” Chiều 14-5, Bế bạc HN TW 9 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định:
- 103. Phản ứng nhân dân Các tầng lớp nhân dân khắp nơi trong cả nước xuống đường phản đối Trung Quốc
- 105. Biểu ngữ: "Hoan hô Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam", "Bảo vệ ngư dân Việt Nam", "Hôm qua là Bạch Đằng, hôm nay là Biển Đông"...
- 114. Phản ứng các nước Ngày 10-5-2014 Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố : Các nước ASEAN đều tỏ ra quan ngại sâu sắc và nhấn mạnh tầm quan trọng phải triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố DOC; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiện kiềm chế, không làm phức tạp tình hình; nhấn mạnh sự cấp thiết cần sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)
- 115. Phản ứng các nước • Các nhà lãnh đạo cấp cao Thượng viện, Hạ viện, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều quan ngại về cách hành xử, hăm dọa và các hành vi hung hăng, hiếu chiến của tàu Trung Quốc đối với tàu chấp pháp của Việt Nam. Kêu gọi các bên kiềm chế, hành xử an toàn, thích hợp, giải quyết yêu sách chủ quyền một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. • Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc,…đều tỏ ra quan ngại trước diễn biến ở Biển Đông, mong muốn vụ việc được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp qốc tế
- 116. Người Việt Nam ngoài nước đã tổ chức các cuộc biểu tình phẩn đối việc Trung Quốc Anh
- 117. Hàn Quốc
- 118. HUNGARY
- 119. NEW JEALAND
- 120. 3. Thái độ Trung Quốc Từ khi sự việc xảy ra, qua các cuộc gặp, điện đàm của lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng…của ta. Trung Quốc luôn cho rằng: Hoạt động của giàn khoan HD-981 nằm trong vùng lãnh hải và tiếp giáp lãnh hải của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) là “ bình thường, hợp pháp, hoàn toàn nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc”; không liên quan gì đến vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
- 121. 3. Thái độ Trung Quốc Quần đảo “Tây Sa” thuộc lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, hoàn toàn không có tranh chấp. Hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc, không ai có thể ngăn cản, Trung Quốc quyết không dừng lại. Nếu Việt Nam nhân cơ hội này để tạo ra tranh chấp ở “Tây Sa” là sự tính toán sai lầm. Trung Quốc kiên quyết không đàm phán với Việt Nam về vấn đề “Tây Sa”
- 122. 3. Thái độ Trung Quốc Trung Quốc phản đối Việt Nam đưa các lực lượng chấp pháp ra cản phá hoạt động của giàn khoan HD- 981. Vu cáo tàu của ta “ đâm vào tàu Trung quốc”. Yêu cầu Việt Nam ngay lập tức chấm dứt “ những hành vi cản trở, phá hoại tác nghiệp bình thường của Trung Quốc, tránh để tình hình leo thang. Yêu cầu Việt Nam không thông qua báo chí để làm rùm beng vụ việc
- 123. 3. Thái độ Trung Quốc Nguyên nhân khiến tình hình trên biển căng thẳng, nghiêm trọng là do hành vi quấy rối của các tàu Việt Nam , xâm phạm chủ quyền, quyền tài phán, xâm phạm các hoạt động sản xuất bình thường và an toàn của doanh nghiệp TQ, gây ra rắc rối không cần thiết cho quan hệ hai nước.
- 124. 4. Nhận định Về phía Trung Quốc Việc hạ đặt giàn khoan HD-981vào lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Thực hiện chiến lược tiến chiếm Biển Đông, các hoạt động của TQ trong những năm qua mang tính hệ thống: • Đẩy mạnh các hoạt động lập pháp, • Tăng cường lược lượng trên biển,
- 125. • Ráo riết vận động quốc tế nhằm kiểm soát trên thực tế “đường lưỡi bò”, • Gây sức ép đòi ta gát tranh chấp cùng khai thác trên các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tăng cường thể hiện chủ quyền trên thực địa: • Cấm đánh bắt cá, bắt giữ tàu thuyền ngư dân… • Tăng cường tuần tra trên Biển Đông • Tập trận trên Biển Đông • Xây dựng, hiện đại hóa các đảo đã chiếm đóng Đây là thời điểm chuẩn bị diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa các nước ASEAN với Trung Quốc xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)
- 126. Về phía ta Các hành động vừa qua của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam và luật quốc tế. Vi phạm thỏa thuận giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC). Khu vực Trung Quốc xâm phạm nằm trên tuyến hàng hải quốc tế đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải. Làm ảnh hưởng đến mối quan hệ và thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam - Trung Quốc gây mất lòng tin của Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
- 127. Xử lý hài hòa mối quan hệ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước Coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác Việt – Trung và các nước có liên quan, phấn đấu không để xảy ra xung đột quân sự; Tránh để các vấn đề tranh chấp làm đổ vỡ quan hệ giữa nước ta với Trung Quốc.
- 128. 5. Chủ trương của ta về các vấn đề ở Biển đông a. Yêu cầu chiến lược của ta • Giữ vững độc lập, tự chủ gắn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia với giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế. • Tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; kiên định bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế; tăng cường thực hiện và bảo vệ hoạt động kinh tế biển nhất là dầu khí và đánh bắt cá.
- 129. • Trên cơ sở Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, tinh thần DOC, tiến tới COC, ta chủ động, tích cực cùng các bên liên quan đàm phán, tìm giải pháp cơ bản, lâu dài mà các bên có thể chấp nhận được đối với các khu vực tranh chấp. • Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền lãnh thổ với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác với TQ và các nước có liên quan, phấn đấu không để xảy ra xung đột quân sự ở Biển Đông.
- 130. b. Những giải pháp trong vấn đề xử lý Biển Đông Cần có sự đồng thuận cao trong xã hội, mọi người dân nhận thức rõ đấu tranh trên Biển Đông là lâu dài, khó khăn, gian khổ, cần kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội. Kinh tế phát triển sẽ tạo thế và lực cho ta trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước, tình hình Biển Đông ổn định sẽ tạo môi trường thuận lợi để ta phát triển kinh tế và ngược lại. Ta cần kiên trì đấu tranh, yêu cầu TQ nghiêm túc cùng ta thực hiện những nhận thức chung đã đạt được. Nhận thức chung được tôn trọng và tuân thủ thì hòa bình, ổn định trên Biển Đông sẽ được duy trì, tranh chấp giữa hai nước sẽ từng ôbước được giải quyết.
- 131. Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Tập trung nâng cao năng lực hải quân, không quân và các lực lượng quản lý trên biển: cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển. Thực hiện chiến lược toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Các ngành hữu quan khẩn trương triển khai các chính sách, biện pháp hỗ trợ ngư dân, kể cả việc hỗ trợ đóng mới các tàu cá cỡ lớn đánh bắt xa bờ.
- 132. Tiếp tục củng cố các bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý và thực tiễn để bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với TQ. Thực tiễn cho thấy, nếu quan hệ VN-TQ tốt đẹp thì các tranh chấp dễ giải quyết, ngược lại sẽ rất khó khăn, thậm chí dẫn đến xung đột, đối đầu. Vận động quốc tế, công khai minh bạch hóa phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền, lập trường quan điểm trong vấn đề Biển Đông nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các nước ASEAN và quốc tế./.
- 133. Cét mèc chñ quyÒn do H¶i qu©n nh©n d©n ViÖt Nam lËp.
Từ khóa » Slide Thuyết Trình Về Biển đông
-
Biển Đông, Hiện Trạng Và Hướng Giải Quyết - SlideShare
-
Bài Thuyết Trình Môn đường Lối Cách Mạng Của đảng Cộng Sản Việt ...
-
SLIDE CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VÀ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA VIỆT ...
-
Biển đảo Việt Nam - Bài Giảng Power Point
-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 VÀ CHIẾN LƯỢC BIỂN ...
-
Bài Thuyết Trình Về Vấn đề Biển đông - TaiLieu.VN
-
Bài Trình Chiếu Powerpoint Về Biển Đảo Việt Nam
-
Bài Thuyết Trình Về Bảo Vệ Môi Trường 2022
-
Mẫu Bản Thuyết Trình - Canva
-
10 Kỹ Năng Làm Slide Thuyết Trình PowerPoint đẹp, độc đáo, Thành Công
-
Tin Tức - Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam Và Đông Nam Á
-
[PDF] Bản Thuyết Minh Bài Giảng E-leaning Bài 16. Sóng. Thủy Triều. Dòng
-
Cách Sáng Tạo Video Thuyết Trình Online Đơn Giản - Canva