Biên Giới Âu-Á được Hình Thành Như Thế Nào? - USIS Group

Các quốc gia xuyên lục địa, núi và sông là một phần biên giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, yếu tố chính trị cũng góp phần phân chia biên giới. Hãy cùng First Global Visa tìm hiểu về cách biên giới Châu Âu và Châu á được hình thành như thế nào nhé!

Bằng cách nào mà biên giới Âu - Á hình thành?

Bản đồ ranh giới Âu và Á
Đôi khi châu Âu và châu Á được xem như một lục địa Âu-Á.

Ranh giới giữa các lục địa có phần liên quan về quy ước địa lý. Số lượng các lục địa trên Trái đất nằm trong khoảng từ sáu đến bảy lục địa, đôi khi số lượng có thể giảm còn bốn khi kết hợp đại lục Phi - Á - Âu và châu Mỹ thành lục địa. Chỉ có ba ranh giới trên đất liền tồn tại bao gồm ranh giới giữa châu Á và châu Âu, giữa châu Phi và châu Á, và giữa Bắc và Nam Mỹ.

>> Ngành công nghiệp gió sẵn sàng cho “Một năm phát triển” tại Đông Âu

Tổng quan về lục địa Á - Âu

Ranh giới giữa châu Âu và châu Á chỉ tồn tại trên lý thuyết, tuy nhiên, không có sự phân biệt tự nhiên rõ rệt giữa hai lục địa. Hai lục địa này chỉ đơn thuần có ranh giới về cấu trúc lịch sử và văn hóa. Ranh giới giữa châu Á và châu Âu thường được xác định theo Biển Aegean, Biển Caspian, Eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Biển Đen, Dãy Caucasus, Sông và Núi Ural. Tuy nhiên, luôn có những tranh cãi về ranh giới chính xác của hai châu lục này. Vì không có đường phân thủy phân chia, cả hai châu lục đều nằm trên cùng một khối đất liền. Sự chia tách giữa 2 lục địa chủ yếu là do văn hóa và thành kiến đến từ phía Châu Âu. Sự phân chia ranh giới hiện tại của lục địa Á - Âu làm một số quốc gia nằm ở cả hai châu lục trong khi những quốc gia khác hoàn toàn nằm ở một lục địa. Các quốc gia xuyên lục địa này bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Kazakhstan, Georgia và Azerbaijan.

Liệu ranh giới giữa Âu – Á có tồn tại?

Biên giới ngày nay giữa châu Âu và châu Á lần đầu tiên được xác định bởi Philip Johan Von Strahlenberg, một nhà thám hiểm và một sĩ quan quân đội Thụy Điển. Theo ông, biên giới chạy dọc theo các dãy núi Ural; Sông Emba đến bờ biển phía bắc của biển Caspi, và Vùng lõm Kuma-Manych trên Biển Đen. Vùng lõm là tên của hai con sông nằm ở phía bắc Dãy núi Kavkaz và hiện được coi là ranh giới chính xác. Ranh giới phía đông giữa hai lục địa đã cắt lãnh thổ nước Nga nằm trên hai châu lục, phần lãnh thổ ở châu Âu và phần lãnh thổ ở châu Á. Có một sự phân bố không đồng đều giữa hai phần lãnh thổ nước Nga khi phần lãnh thổ bên châu Âu có hơn 75% dân sinh sống và định cư tại đây.

Các yếu tố tự nhiên hình thành biên giới lục địa Á - Âu

Dãy núi Ural
Các lưu vực núi Ural tạo thành ranh giới tự nhiên chia tách hai lục địa

Các lưu vực núi Ural tạo thành ranh giới tự nhiên chia tách hai lục địa. Dãy núi có độ cao trung bình từ 900 đến 1200 mét so với mực nước biển. Đỉnh cao nhất là Núi Narodnaya với độ cao 1894 mét. Từ Biển Ural, ranh giới đi dọc theo con sông Ural không có tàu bè qua lại và đổ ra biển Caspi. Tuy nhiên, phân khúc được bao phủ bởi sông Ural vẫn chưa được xác định. Biển Caspi là phân khúc chính tiếp theo của ranh giới. Với chiều dài là 1200 km và rộng 430 km, biển Caspi hoàn toàn là một hồ nước lớn. Sự phân chia biên giới không phải là sự xác định chung nhất mà nó còn có sự thay đổi từ nhiều nguồn. Một số nhà địa lý xem Georgia là quốc gia thuộc châu Âu trong khi những nhà địa lý khác xếp Georgia là một quốc gia xuyên lục địa trải dài cả châu Á và châu Âu. Cộng hòa Síp cũng được một số nhà địa lý xếp là quốc gia thuộc châu Á mặc dù đất nước này thường được xem là quốc gia thuộc châu Âu theo ranh giới phân chia hiện tại. Theo đòi hỏi địa lý của Liên minh Châu Âu, ranh giới của châu Âu được đan xen giữa văn hóa và địa lý và do đó ranh giới còn tùy thuộc vào quyết định chính trị.

>> Liên Minh Châu Âu và Hội Đồng Châu Âu tăng cường thực hiện mô hình quản trị Nhà nước tốt tại khu vực Đông EU

Hai châu lục được hình thành như thế nào?

Dòng sông Phasis
Nhà triết học Anaximandar đã đặt ranh giới giữa châu Âu và châu Á dọc theo sông Phasis

Việc tách hai lục địa bắt nguồn từ ý tưởng của những người Hy Lạp cổ đại và họ đã đặt tên cho hai lục địa là Châu Âu và Châu Á. Hai khối đất liên được phân cách bởi một đường thủy phức tạp chảy từ Biển Aegean đến Biển Azov. Nhưng người Hy Lạp xem châu Âu là thực thể có tầm quan trọng tối thiểu về văn hóa hoặc sự thỏa thuận về chính trị. Theo hệ thống 3 yếu tố của nhà sử học Herodotus, thế giới được chia làm 3 châu lục: châu Âu, châu Phi và châu Á. Tuy nhiên, ranh giới giữa châu Á và châu Âu vẫn không được biết đến ngay cả đối với các nhà địa lý Hy Lạp lẫn nhà sử học Herodotus. Nhà triết học Anaximandar đã đặt ranh giới giữa châu Âu và châu Á dọc theo sông Phasis. Vào thế kỷ thứ 5 TCN, nhà sử học Herodotus tán thành công ước này. Nhưng, một công ước mới nổi lên vào các thế kỷ sau này đã vẽ lại ranh giới của 2 châu lục dọc theo sông Tanais nay là sông Đông (thuộc Nga). Từ thời trung cổ đến thế kỷ thứ 18, ranh giới truyền thống của lục địa Á-Âu được vẽ ra bởi nhà toán học Ptolemy với đường biên giới dọc theo eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, Biển Đen, biển Azov và sông Đông. Tuy nhiên, vào năm 1725, Philip Johan Von Strahlenberg loại bỏ sông Đông và vẽ đường biên giới dọc theo sông Volga qua Samara Bend và dọc theo dãy núi Ural.

>> Đến định cư Châu Âu khám phá nền giáo dục kỳ diệu nhất thế giới

Vai trò của các nhà địa lý Xô Viết

Dãy núi Caucasus
Theo cách xác định ranh giới của người Liên Xô, họ xếp dãy Caucasus hoàn toàn thuộc Châu Á trong khi dãy núi Ural thuộc Châu Âu

Vào giữa thế kỷ 19, ba công ước chính xuất hiện. Một là vẽ biên giới dọc theo kênh đào Volga-Don, hai là dọc theo Vùng lõm Kuma-Manych đến Sông Ural và ba là theo đường phân thủy Caucasus đến biển Caspi. Công ước thứ hai, vẽ đường ranh giới dọc theo Vùng lõ Kuma-Manych đến biển Caspi là công ước phổ biến nhất ngày nay. Các nhà địa lý Xô Viết đề nghị nên vẽ trong sách giáo khoa về ranh giới giữa hai châu lục từ vịnh Baydaratskaya dọc theo phía đông chân dãy núi Ural. Theo cách xác định ranh giới của người Liên Xô, họ xếp dãy Caucasus hoàn toàn thuộc Châu Á trong khi dãy núi Ural thuộc Châu Âu. Hơn nữa, hầu hết các nhà địa lý Liên Xô đều chuộng việc đặt biên giới đọc theo đỉnh Caucasus.

>> Giải mã những quốc gia nằm ở 2 châu lục trên thế giới

Sự nhầm lẫn xung quanh về ranh giới của hai lục địa làm cho nhiều nhà địa lý nhận định chỉ có 6 châu lục khi đã sáp nhập châu Á và châu Âu thành lục địa Á - Âu. Việc tách lục địa Á - Âu thành châu Á và châu Âu được căn cứ theo ranh giới chính xác hiện đã được ghi nhận. Đây là nỗ lực của các nhà địa lý và học giả châu Âu, những người tìm cách biến châu Âu thành lục địa riêng. Theo First Global Visa được biết thì thực tế, ngoài nghiên cứu về lịch sử thế kỷ 20, một số độc giả cảm thấy khó chấp nhận việc khối đất liền hình thành châu Âu và châu Á là hai lục địa riêng biệt trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ở châu Âu và châu Á, các ranh giới mang tính lịch sử có phần vượt trội hơn các tiêu chuẩn lục địa thông thường.

Từ khóa » Dãy Núi Ko Thuộc Châu á