Biên Giới Tây Nam 1978 Và Biên Giới Phía Bắc 1979 - Bình Lục
Có thể bạn quan tâm
CHƯƠNG VI: BÌNH LỤC TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM 1978 VÀ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979
Giữa năm 1977 trong khi cả nước đang tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh do Mỹ, Ngụy để lại thì tập đoàn Pôn Pốt ở Campuchia đã thi hành chính sách cực kỳ phản động tàn bạo đối với nhân dân Campuchia và chính sách thù địch với Việt Nam.
Ngày 3-5-1975 chính quyền Pôn Pốt đổ bộ lên đảo Phú Quốc và sau đó chiếm đảo Thổ Chu của Việt Nam. Từ tháng 4-1977, chúng tiến hành chiến tranh quy mô lớn chống Việt Nam, coi Việt Nam là kẻ thù số một.
Trước tình hình trên Đảng và Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần đề nghị hai bên cùng đàm phán để giải quyết bằng con đường hòa bình, nhưng chúng đã khước từ. Ngày 23-12-1978 Pôn Pốt cho 3 Sư đoàn tấn công vào vùng Bến Sỏi, Bến Cầu thuộc tỉnh Tây Ninh. Không có cách nào khác quân và dân các tỉnh biên giới phải thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Cũng trong thời gian này ngày 2-12-1978 Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời, kêu gọi nhân dân Campuchia đứng lên đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt và kêu gọi quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ tiêu diệt bè lũ diệt chủng Pôn Pốt.
Thực hiện quyền tự vệ chính đáng và đáp lời kêu gọi của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, từ ngày 23-12-1978 Bộ đội ta mở cuộc tiến công quyết liệt đánh đuổi quân Pôn Pốt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và bất chấp hy sinh ác liệt, phối hợp với lực lượng vũ trang của Mặt trận đại đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tiến công giải phóng thủ đô Phnômpênh vào ngày 7-1-1979, cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng, thể hiện tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung, vì lợi ích của hai dân tộc
Trong cuộc chiến tranh này hàng ngàn người con quê hương Bình Lục đã trực tiếp tham gia chiến đấu và chiến thắng. Trong 2 năm 1977-1978 huyện đã giao 3.358 tân binh chi viện cho chiến trường. Cùng với lực lượng chính quy huyện Bình Lục còn huy động 4.000 thanh niên xung kích và dân công hỏa tuyến đi làm nhiệm vụ mở đường cơ động, đào hầm, hào, công sự, xây dựng trận địa phục vụ chiến đấu ở các huyện biên giới Quân khu 2. Củng cố lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, huấn luyện chính trị, quân sự, sẵn sàng chiến đấu.
Trên tuyến biên giới phía Bắc ngày 17-2-1979 Trung Quốc huy động hơn 60 vạn quân tấn công nước ta dọc biên giới phía Bắc, dài 1.400 km bao gồm các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, có nơi chúng tiến sâu đến 50 km. Chúng tàn sát dân ta hết sức dã man, đốt phá làng mạc cướp đi nhiều của cải, tài sản của nhân dân. Không có cách nào khác quân và dân 6 tỉnh biên giới phải cầm súng tự vệ chiến đấu ngoan cường, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên Thế giới đã ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của Việt Nam.
Ngày 5-3-1979 do quân và dân ta giáng trả quyết liệt, sức ép của dư luận Quốc tế, Trung Quốc phải tuyên bố rút hết quân vào ngày 18-3-1979.
Trong cuộc chiến tranh này hàng ngàn người con Bình Lục trực tiếp tham gia chiến đấu và chiến thắng. Ngày 24-2-1979 huyện đã chi viện tăng cường cho mặt trận biên giới hai Tiểu đoàn quân dự nhiệm. Năm 1979 giao 687 tân binh và ngày 29-3-1979 huyện đã huy động 625 dân quân tự vệ đi làm công trình quốc phòng tại Lạng Sơn. Sản xuất 400.000 mũi chông tre chi viện cho mặt trận phía Bắc. Đưa 1.678 người đi vùng kinh tế mới kết hợp kinh tế với quốc phòng ở các tỉnh biên giới Tây Nam và phía Bắc. Trong hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc - Bình Lục đã có đóng góp tích cực, góp phần cùng quân dân cả nước đánh bại các thế lực xâm lược ở hai đầu Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế cao cả cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt. Kết thúc hai cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc Bình Lục có hàng trăm chiến sĩ trở thành thương binh và đặc biệt có 277 người con đã anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và làm nhiệm vụ Quốc tế cao cả[1].
________________________
[1] Nguồn sử liệu phần D: Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Lục (1930-2005); tài liệu do Ban Chỉ huy quân sự huyện cung cấp; Hà Nam những sự kiện lịch sử quân sự (1975-2005); Lich sử trường
Từ khóa » Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc Và Việt Nam Năm 1979
-
Xung đột Việt–Trung 1979–1991 - Wikipedia
-
Chiến Tranh Biên Giới Với Trung Quốc 1979: Một Tấc Không đi, Một Li ...
-
Chiến Tranh Biên Giới 1979: Mạng Xã Hội VN Năm Nay Có Nhiều ý ...
-
Chiến Tranh Biên Giới 1979 Nhắc Nhở Lãnh đạo Việt Nam điều Gì?
-
Vì Sao Sách Giáo Khoa Việt Nam Vẫn ''né Tránh'' Cuộc Chiến Biên Giới ...
-
Chiến Tranh Biên Giới Phía Bắc 1979 - VnExpress
-
Chiến Tranh Biên Giới: Nhìn Lại để Trân Quý Nền Hòa Bình Hiện Tại
-
Tại Sao Việt Nam Không Dạy Lịch Sử Chiến Tranh Trung-Việt?
-
Trung Quốc Phi Nghĩa Từ Chiến Tranh Biên Giới 1979 đến Biển Đông
-
Cuộc Chiến Trung Quốc Xâm Lược Việt Nam Năm 1979 Vẫn Chưa ...
-
Hồi ức Chiến Tranh Vị Xuyên | VOV.VN
-
Bài Học Từ Cuộc Chiến đấu Bảo Vệ Biên Giới Phía Bắc - Báo Nghệ An
-
Những điều Cần Biết Về Chiến Tranh Biên Giới Việt - Trung 1979