Biên Giới Trên Biển Là Gì? Biên Giới Quốc Gia Trên Biển Việt Nam?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Khái quát chung về biên giới quốc gia:
  • 2 2. Các loại biên giới quốc gia:
  • 3 3. Biên giới trên biển là gì?
  • 4 4. Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta thuộc vùng nào?
  • 5 5. Xác định biên giới quốc gia trên biển:

1. Khái quát chung về biên giới quốc gia:

Chủ quyền lãnh thổ của mỗi quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Việc xác định biên giới quốc gia có vị trí chiến l­ược rất quan trọng đối với mỗi quốc gia. Chủ quyền, an ninh biên giới trong giai đoạn hiện nay cũng là một bộ phận trọng yếu và không thể tách rời của an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam. Khi giữa các quốc gia xác định được đường biên giới và các bên không xâm phạm vào đường biên giới này thì các quốc gia cũng sẽ hoà bình, hữu nghị, ổn định và phát triển. Như vậy, ta nhận thấy, biên giới quốc gia có những ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự vững mạnh của chế độ, của dân tộc.

Lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của toàn dân tộc Việt Nam cũng đã chứng minh một thực tế rằng, dựng nước phải gắn bó chặt chẽ với giữ nước.

Chính vì thể mà trong tâm thức của mỗi ngư­ời dân Việt Nam, biên cư­ơng – địa đầu Tổ quốc cũng chính là nơi thiêng liêng và sẽ cần phải đư­ợc bảo vệ một cách vững chắc. Việc bảo vệ biên cương trong giai đoạn hiện nay cũng chính là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các lực l­ượng vũ trang, trong đó Bộ đội biên phòng sẽ giữ vai trò chuyên trách, nòng cốt.

Như vậy, mỗi chúng ta đều đã biết rằng, lãnh thổ, biên giới quốc gia được đánh giá là vấn đề thiêng liêng, quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc, bên cạnh đó thì đây cũng được xem là một trong số các vấn đề nhạy cảm trong các mối quan hệ quốc tế. Trong lịch sử nhân loại, cũng đã có không ít trường hợp bởi vì các bên có những những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc quá trình các chủ thể giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ diễn ra một cách không thoả đáng mà từ đó cũng đã dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh giữa các quốc gia ở nhiều những quy mô khác nhau.

2. Các loại biên giới quốc gia:

Luật biên giới quốc gia năm 2003 quy định về bên giới quốc gia như sau:

Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiểu cơ bản chính là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để nhằm mục đích có thể xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo và trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Biên giới quốc gia sẽ được xác định cụ thể bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam đã thực hiện ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định cụ thể.

Có các loại biên giới sau đây:

– Biên giới quốc gia trên đất liền.

– Biên giới quốc gia trên biển.

– Biên giới quốc gia trong lòng đất.

– Biên giới quốc gia trên không.

3. Biên giới trên biển là gì?

Đường biên giới quốc gia trên biển được hiểu cơ bản chính là ranh giới ngoài của lãnh hải theo quy định tại Điều 11 Luật biển Việt Nam 2012.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định nội dung như sau: ” Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng, dưới tên gọi là lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý”.

Biên giới quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật hiện hành được hoạch định và đánh dấu cụ thể bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định cụ thể theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

Các đường ranh giới phía ngoài của các vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa sẽ xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo đúng quy định cụ thể của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

4. Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta thuộc vùng nào?

Theo quy định cụ thể tại Điều 11 Luật biển Việt Nam 2012 có nội dung như sau:

“ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển

Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam”.

Từ quy định được nêu cụ thể bên trên, chúng ta sẽ có thể thấy, đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam sẽ thuộc vùng nước lãnh hải của quốc gia ven biển.

Và, tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cũng đã đưa ra quy định các đặc điểm cơ bản nhất của các vùng biển khác của mỗi quốc gia, cụ thể như sau:

Điều 33 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: “ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và có chiều rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở”.

Theo Điều 55 và Điều 67 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có nội dung sau đây: “ Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, … Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng không quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”.

Bên cạnh đó thì tại Khoản 1 Điều 76 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định nội dung sau đây: “ Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoại của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”.

Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ theo các quy định được nêu cụ thể bên trên, đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam không chỉ là ranh giới bên ngoài của vùng lãnh hải mà đường biên giới quốc gia trên biển còn là ranh giới bên trong của vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.

5. Xác định biên giới quốc gia trên biển:

Xác định biên giới quốc gia trên biển có vai trò và những ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia. Biên giới quốc gia trên biển là vạch đường để nhằm mục đích thực hiện phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền. Sau khi đã xác định cụ thể đường biên giới biển, quốc gia sẽ cần phải thực hiện công bố công khai, chính thức và thể hiện rõ ràng về biên giới quốc gia trên biển đó trên hải đồ tỷ lệ lớn.

Trường hợp khi có hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau thì đường biên giới quốc gia trên biển của hai quốc gia đó sẽ được phân định trong hiệp định theo các phương pháp cụ thể như: phương pháp đường cách đều hoặc đường trung tuyến nếu như hai quốc gia đó không có thoả thuận khác. Loại hình biên giới thiên văn hay được áp dụng để nhằm mục đích có thể xác định biên giới biển.

Ta nhận thấy rằng, trong quá trình xác định biên giới thì xác định đường biên giới trên bộ và trên biển có vai trò quan trọng nhất. Việc xác định biên giới trên không và biên giới lòng đất được luật pháp quốc tế chung thừa nhận dưới dạng tập quán quốc tế dựa trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Việc xác định biên giới giữa các quốc gia phải tuân thủ các quy định chung và là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.

Như chúng ta đã nhắc ở trên, việc xác định đường biên giới quốc gia trên biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Đường biên giới quốc gia trên biển vừa là minh chứng thực tiễn và nó cũng chính là một căn cứ pháp lý để nhằm mục đích thực hiện phân định ranh giới giữa các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia với vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia.

Căn cứ vào đường biên giới quốc gia trên biển, chúng ta cũng sẽ có thể khẳng định rằng các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia là các vùng biển nằm phía trong đường biên giới quốc gia trên biển và vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia là một bộ phận để cấu thành lãnh thổ quốc gia trên biển, cụ thể đó chính là nội thủy và lãnh hải.

Từ việc phân định được các vùng biển thì cũng chính là tiền đề để nhằm mục đích có thể xác định tính chất chủ quyền của quốc gia ven biển đối với những vùng biển đó trong quá trình các chủ thể tham gia các quan hệ quốc tế, giải quyết các công việc phát sinh cụ thể ở trong quan hệ đời sống quốc tế.

Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:

– Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

– Luật biên giới quốc gia năm 2003.

– Luật biển Việt Nam 2012.

Từ khóa » Chủ Quyền Biên Giới Quốc Gia Trên Biển Là Gì