Biến, Kiểu Dữ Liệu Và Phép Gán Trong Python - Yêu Lập Trình

Biến, phép gán là những thành phần cơ bản trong một ngôn ngữ lập trình. So với C thì Python có một số điểm khác biệt. Chúng ta se cùng nhau làm rõ nhé!

Nội dung của bài

  • 1 Biến trong Python
  • 2 Phép gán trong Python
  • 3 Kiểu dữ liệu trong Python
  • 4 Kết luận

Biến trong Python

Trong Python chúng ta không cần khai báo biến, biến được khởi tạo khi lần đầu tiên chúng ta gán giá trị cho nó.

Ví dụ:

name = "Bob"

Trong ví dụ trên name chính là tên biến, “Bob” là giá trị được gán cho biến. Trình thông dịch sẽ cấp phát bộ nhớ cho object string là “Bob” và trỏ biến name đến địa chỉ của object đó sau khi đọc dòng lệnh trên.

Khi chúng ta trỏ biến name tới một địa chỉ mới bằng câu lệnh gán giá trị mới cho biến name: name = “LyLy”, lúc này phần bộ nhớ cấp phát cho đối tượng là một xâu có giá trị là “Bob” sẽ được trình dọn rác (Garbage Collection) dọn dẹp, hủy bỏ. Điều này tương tự như ở ngôn ngữ lập trình Java.

Vì đặc điểm trên nên chúng ta không cần quy định kiểu cho biến, kiểu của biến được quy định bởi giá trị gán cho nó.

Tên biến phải tuân thủ theo quy tắc định danh ở bài trước. Python cũng có 2 kiểu khai báo biến mà các lập trình viên hay sử dụng:

  • Kiểu khai báo biến theo quy tắc camelCase: từ đầu tiên viết thường, các chữ cái của các từ tiếp theo nếu có sẽ viết hoa. Ví dụ: lastName = “Bob”
  • Kiểu thứ hai hay được các lập trình viên sử dụng: tất cả các từ viết thường và cách nhau bởi dấu gạch chân (_). Ví dụ: last_name = “bob”.

Phép gán trong Python

Như đã trình bày ở trên, phép gán là thực hiện việc khởi tạo ô nhớ lưu trữ đối tượng là giá trị muốn gán cho biến, sau đó trỏ biến đến địa chị này.

Trong Python cũng cho phép gán một giá trị cho nhiều biến.

Ví dụ:

a = b = c = d = 10

Như vậy một vị trí bộ nhớ được khởi tạo cho đối tượng số nguyên có giá trị là 10. Và các biến a, b, c, d được trỏ đến địa chỉ ô nhớ này.

Chúng ta cũng có thể cùng lúc khai báo nhiều biến với nhiều giá trị khác nhau:

a, b, c = 1, 3, "Bob"

Vì kiểu của biến được xác định bởi kiểu của đối tượng mà nó được gán nên chúng ta có thể thay đổi kiểu của biến sau mỗi lần thực hiện phép gán. Ví dụ ở trên a có kiểu số nguyên, thì sau phép gán: a = “A” thì biến a lại có kiểu là một xâu.

Kiểu dữ liệu trong Python

Python có 5 kiểu dữ liệu cơ bản là: Integer, String, Tupe, List, Dictionary.

Kiểu số trong Python được chia làm 3 loại: Số nguyên (int), số thực (long), số phức (complex).

Dưới đây là bảng mô tả về 3 kiểu số trong Python:

intlongfloatcomplex
1051924361L0.03.14j
100-0x19323L15.2045.j
-7860122L-21.99.322e-36j
0800xDEFABCECBDAECBFBAEl32.3+e18.876j
-0490535633629843L-90.-.6545+0J
-0x260-052318172735L-32.54e1003e+26J
0x69-4721885298529L70.2-E124.53e-7j

Kiểu chuỗi kỹ tự (String), Python cho phép chúng ta khai báo kiểu chuỗi ký tự bằng cách sử dụng dấu nháy đơn (‘) dấu nháy kép (“), 3 dấu nháy đơn hoặc 3 dấu nháy kép.

Ví dụ:

greeting = "Hello World!" greeting1 = 'Hello World' greeting2 = '''Hello World''' greeting3 = """Hello World"""

Chuỗi ký tự trong Python được coi là tập hợp của các ký tự liền nhau. Vì thế có thể truy suất vào các phần tử của chuỗi ký tự bằng cách sử dụng cặp ký tự [], [:]. Python sử dụng ký tự + để ghép các chuỗi ký tự.

Ví dụ:

#!/usr/bin/python str = 'Hello World!' print(str) # Prints complete string print(str[0]) # Prints first character of the string print(str[2:5]) # Prints characters starting from 3rd to 5th print(str[2:]) # Prints string starting from 3rd character print(str * 2) # Prints string two times print(str + " ^^") # Prints concatenated string

Kết quả trả về:

Hello World! H llo llo World! Hello World!Hello World! Hello World! ^^

Kiểu danh sách (Lists) là kiểu dữ liệu linh hoạt, các phần tử của danh sách không cần phải có cùng một kiểu.

Ví dụ:

list = ["Bob", "Uncle", "Lyly", 20]

Cách truy cập vào các phần tử của danh sách giống như ở chuỗi ký tự:

print(list[0]) print(list[1:3])

Kết quả trả về:

Bob ["Uncle", "Lyly", 20]

Kiểu Tupe là một danh sách chỉ được phép đọc read-only.

Ví dụ:

tupe = ("Bob", 20, "Lyly", 18)

Kiểu Dictionary (từ điển) cấu trúc như từ điển song ngữ gồm key và value.

Ví dụ:

dict = {'name': 'Bob', 'age': 20}

Kết luận

Qua bài này chúng ta có thêm được những khá thú vị như: Python không cần khai báo biến, biến được khởi tao khi lần đầu tiên chúng ta thực hiện gán giá trị cho nó. Biến trong Python được ánh xạ tới một địa chỉ bộ nhớ được khởi tạo cho giá trị được gán cho biến.Chúng ta cũng không cần quy định kiểu cho biến, kiểu của biến sẽ được Python quy định dựa theo kiểu của giá trị được gán cho biến.

Từ khóa » Câu Lệnh Gán Trong Python Là Gì