Biên Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì? Cách Tính Chính Xác ...

  1. Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì?
  2. Vai trò của Gross Profit Margin
  3. Cách tính Gross Margin?
    1. Ví dụ cách tính Gross Margin của Vinamilk (VNM)
  4. Ý nghĩa của Gross Profit Margin
  5. Gross Margin bao nhiêu là tốt?

Lợi nhuận là yếu tố đầu tiên mà nhiều nhà đầu tư luôn xem xét để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào con số tuyệt đối và sự tăng trưởng qua các năm thì không phải lúc nào nó cũng cho bạn một cái nhìn đúng đắn về doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để giải quyết hạn chế này, các nhà phân tích chuyên nghiệp thường sử dụng thêm 3 chỉ tiêu:

  • Gross Profit Margin
  • Operating Profit Margin
  • Net Profit Margin

Trong đó:

Chỉ tiêu Gross profit margin (Biên lợi nhuận gộp) là cấp độ đầu tiên đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Và nếu biết cách khai thác, bạn sẽ có được những thông tin hay góc nhìn cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này. Qua đó, củng cố thêm cho các quyết định đầu tư của mình.

Vậy Gross profit margin là gì? Cách tính như thế nào và nó cho bạn biết điều gì khi đánh giá doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là gì?

Gross Profit Margin là một chỉ số quan trọng khi xem xét lợi nhuận của một doanh nghiệp, công ty. Thông qua nó, sẽ biết được số tiền lãi mà một doanh nghiệp kiếm được tại một thời gian cụ thể. Đây cũng là một yếu tố đại diện cho khả năng sinh lời, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, xét về mặt giá trị tuyệt đối, đây còn là chỉ số đo lường sự chênh lệch giữa giá bán và khoản chi hình thành sản phẩm (giá vốn).

Gross Profit Margin được sử dụng làm cơ sở để tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên. Nó sẽ giúp theo dõi sự tăng trưởng lợi nhuận trong công ty và so sánh nó với tỷ lệ lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh chung ngành trên thị trường.

Vai trò của Gross Profit Margin

Giá trị của biên độ lợi nhuận cao chính là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang có cơ hội sinh lời rất tốt. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm sẽ là cơ sở tiền đề đưa ra các chính sách giá. Bên cạnh đó, có thể sử dụng chỉ số này khi đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà phân phối.

Việc tính tỷ lệ lợi nhuận gộp biên từng sản phẩm cũng sẽ giúp so sánh sự đóng góp của chúng vào hoạt động kinh doanh. Tỷ suất này được thể hiện dưới dạng phần trăm, tương đương tỷ suất biên.

Cách tính Gross Margin?

Cách tính chỉ tiêu này cũng hết sức đơn giản.

Trước hết, bạn cần tính Gross profit (Lợi nhuận gộp) bằng cách lấy Revenue (Doanh thu thuần) trừ đi COGS (Giá vốn hàng bán).

Sau đó, lấy Gross profit chia cho Revenue là bạn sẽ có Gross Margin.

Công thức cụ thể như sau:

Biên lợi nhuận gộp = Tổng mức doanh thu (đã trừ thuế) – Tổng khoản chi nguyên vật liệu (đã trừ thuế)

Chi phí mua nguyên vật liệu gồm có tiền mua hàng và mức thay đổi của hàng tồn kho.

Cách tính theo tỷ lệ (%)

Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên = (Tổng lợi nhuận gộp /Tổng mức doanh thu hàng bán ) x 100%

Ví dụ cách tính Gross Margin của Vinamilk (VNM)

Bước 1: Tải về Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trước tiên, bạn cần có trong tay Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VNM.

Báo cáo này là 1 trong 4 cấu phần quan trọng tạo nên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Bạn có thể tải về tại Website của doanh nghiệp hoặc các trang tin tài chính như Cafef, Vietstock…

Bước 2: Xác định Gross Profit

Từ các dữ liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, bạn hãy tổng hợp và tính Gross profit theo bảng sau:

Kết quả kinh doanh của VNM (6T.2019): (triệu đồng)
Doanh thu thuần (a) 27,788,261
Giá vốn hàng bán (b) 14,619,313
Gross Profit (c) = (a) – (b) 13,168,948

Hoặc sử dụng ngay chỉ tiêu Lợi nhuận gộp đã được tính sẵn trên báo cáo.

Việc tính toán lại, với mục đích GoValue muốn chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ nguồn gốc của chỉ tiêu này.

Bước 3: Tính Gross Margin

Ở bước này, bạn chỉ cần lấy Gross Profit chia cho Doanh thu thuần như bảng dưới đây:

Kết quả kinh doanh của VNM (6T.2019): (triệu đồng)
Doanh thu thuần (a) 27,788,261
Gross Profit (c) 13,168,948
Gross Margin (d) = ((c) / (a))*100 47.39%

Như vậy, biên lợi nhuận gộp của VNM trong 6 tháng đầu năm 2019 là 47.39%.

Có nghĩa là…

Trong 6 tháng đầu năm 2019, với 100 đồng doanh thu tạo ra thì VNM thu về được 47.39 đồng lợi nhuận gộp.

Ý nghĩa của Gross Profit Margin

Gross Profit Margin có những ý nghĩa dưới đây:

  • Tỷ lệ lợi nhuận là kết quả tính toán được dùng chủ yếu để đánh giá được doanh nghiệp đang có lợi nhuận hay không. Hay là để so sánh trong nội bộ đơn vị. Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hay không; lợi nhuận có đủ thuyết phục yêu cầu kinh doanh hay không là những ý nghĩa kết quả của biên lợi nhuận.
  • Thông qua chỉ số sẽ giúp so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Từ đó, xác định được chỗ đứng của doanh nghiệp. Khi xác định được điều đó, nếu có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng sẽ đưa ra mức tỷ suất lợi nhuận mong muốn theo loại hình hay quy mô kinh doanh của đơn vị.
  • Ngoài ra, chỉ số này cũng giúp đánh giá được tỷ lệ lợi nhuận biên trong vòng 3 năm gần đây của doanh nghiệp.

Gross Margin bao nhiêu là tốt?

Như đã giới thiệu trong phần mở đầu, việc đánh giá Gross Margin sẽ giúp bạn có những thông tin và góc nhìn đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản…

Biên lợi nhuận gộp càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi và hiệu quả.

Nhưng cũng không có nghĩa biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.

Do đó, để đánh giá được chỉ tiêu này bao nhiêu là tốt bạn cần phải đặt trong bối cảnh riêng của mỗi doanh nghiệp và mỗi ngành.

Tổng hợp từ govalue và thingvuongtaichinh

Từ khóa » Cách Tính Margin Lợi Nhuận