Biên Lợi Nhuận Ròng (Net Profit Margin) Là Gì? - VietnamBiz

Tỉ số lãi thuần trên doanh thu (Net Profit Margin) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Educba)

Biên lợi nhuận ròng

Khái niệm

Biên lợi nhuận ròng trong tiếng Anh gọi là: Net Profit Margin/ Net Margin.

Biên lợi nhuận ròng là thu nhập ròng (net income) hoặc lợi nhuận được tạo ra tính theo phần trăm doanh thu.

Biên lợi nhuận ròng là tỉ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của một công ty hoặc một bộ phận kinh doanh. Biên lợi nhuận ròng thường được biểu thị dưới dạng phần trăm nhưng cũng có thể được biểu thị dưới dạng thập phân.

Biên lợi nhuận ròng thể hiện số tiền chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà một công ty thu được.

Thu nhập ròng cũng được gọi là kết quả kinh doanh sau thuế (Bottom Line) của một công ty hoặc lợi nhuận ròng (net profit). Biên lợi nhuận ròng còn được gọi là tỉ suất lợi nhuận ròng. Thuật ngữ lợi nhuận ròng tương đương với thu nhập ròng trên báo cáo kết quả kinh doanh và người ta có thể sử dụng các thuật ngữ này thay thế cho nhau.

Công thức tính

Công thức tính toán Biên lợi nhuận ròng:

Tỉ số lãi thuần trên doanh thu (Net Profit Margin) là gì? - Ảnh 2.

Trong đó:

R = Revenue: Doanh thu

COGS = The cost of goods sold: Giá vốn hàng bán

E = Operating and other expenses: Chi phí hoạt động và các chi phí khác

I = Interest: Lãi suất

T = Taxes: Thuế

1. Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, lấy doanh thu trừ giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, chi phí khác, lãi suất (từ nợ) và thuế từ doanh thu;

2. Chia kết quả tính được từ bước 1 cho doanh thu;

3. Chuyển đổi kết quả thành tỉ lệ phần trăm bằng cách nhân với 100;

4. Ngoài ra, cách tính thứ 2 là xác định thu nhập ròng từ kết quả kinh doanh sau thuế (Bottom Line) của báo cáo thu nhập và cho doanh thu. Chuyển đổi kết quả thành tỉ lệ phần trăm bằng cách nhân với 100.

Yếu tố

Các yếu tố của biên lợi nhuận ròng trong tất cả các hoạt động kinh doanh bao gồm:

- Tổng doanh thu;

- Tất cả dòng tiền đi;

- Dòng thu nhập bổ sung;

- Giá vốn hàng bán và các chi phí hoạt động khác;

- Các khoản thanh toán nợ bao gồm cả lãi đã trả;

- Thu nhập đầu tư (Investment income) và thu nhập từ các hoạt động thứ cấp;

- Các khoản thanh toán một lần cho các sự kiện bất thường như kiện cáo và thuế.

(Tài liệu tham khảo: Investopedia)

Từ khóa » Cách Tính Lợi Nhuận Ròng Biên