BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG: ĐẶT CỌC
Có thể bạn quan tâm
Ngày này, đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được sử dụng khá phổ biến trong các giao dịch dân sự. Đây là một trong các biện pháp bảo đảm các giao dịch trong tương lai sẽ được thực hiện, phòng tránh những rủi ro từ việc trốn tránh, thiếu sự thống nhất giữa lời nói và hành vi của các bên trong các cam kết thực hiện nghĩa vụ
Tuy nhiên, để hiểu biết sâu hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về vấn đề này. Vì vậy, với mong muốn hỗ trợ, đồng hành cùng phát triển với các cá nhân, tổ chức. Luật Trí Minh xin gửi đến quý khách hàng dịch vụ Tư vấn pháp lý về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng: Đặt cọc
Trong những năm qua, Luật Trí Minh rất hân hạnh hợp tác với rất nhiều đối tác lớn như: Vinaconex, Viettin Bank, Mikado, Chutex,…
Khi đến với Luật Trí Minh, quý khách hàng sẽ được tư vấn về các dịch vụ liên quan các biện pháp bảo đảm như trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ,…Cụ thể để thực hiện đặt cọc các cá nhân và tổ chức cần lưu ý như sau:
ĐẶT CỌC LÀ GÌ?
Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Có thể thấy trong nhiều giao dịch bảo đảm liên quan đến Đặt cọc, nếu bên nhận đặt cọc không hoàn thành nghĩa vụ thì không chỉ phải hoàn lại tiền đặt cọc mà còn phải chịu thêm khoản phạt cọc tương đương số tiền cọc để trả lại cho bên đặt cọc. Đây là một điểm đáng lưu ý khi các bên thoả thuận giao dịch này, tránh cho việc bên đặt cọc chỉ nhận lại tiền đặt cọc mà không biết quyền của mình có thể được nhận thêm khoản tiền phạt cọc.
NẾU HAI BÊN KHÔNG XÁC ĐỊNH RÕ TIỀN ĐẶT CỌC HOẶC TIỀN TRẢ TRƯỚC?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau
Điều 37. Trường hợp không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước
Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG ĐẶT CỌC
Bên đặt cọc
Căn cứ Khoản 1 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền, nghĩa vụ
a) Yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
b) Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc, tài sản ký cược hoặc đưa tài sản đặt cọc, tài sản ký cược tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đồng ý;
c) Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược.
Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
d) Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.”
BÊN NHẬN ĐẶT CỌC
Căn cứ Khoản 2 Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu bên đặt cọc, bên ký cược chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược;
b) Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng; sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược;
c) Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược;
d) Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc, bên ký cược;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định. “
06 ĐIỀU THỰC SỰ KHÁC BIỆT CỦA LUẬT TRÍ MINH:
(1) Luật sư/Chuyên viên cao cấp sẽ là người trực tiếp tư vấn, trao đổi, xử lý công việc và giám sát chất lượng thực hiện cho quý Khách hàng;
(2) Mọi chi phí triển khai luôn được thông báo, thỏa thuận rõ ràng, hợp lý và minh bạch, không phát sinh thêm chi phí;
(3) Luật Trí Minh luôn bám sát công việc, cập nhật quý Khách hàng thường xuyên và kịp thời
(4) Các tài liệu, giấy tờ, kết quả luôn được giao nhận tận nơi trong các quận nội thành Hà Nội/TP. HCM;
(5) Khách hàng luôn được lắng nghe, thấu hiểu, được tham vấn đưa ra quyết định tối ưu nhất và hài lòng nhất;
(6) Luật Trí Minh có thể cung cấp tư vấn trực tiếp bằng các ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nhật.
CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
(1) Dịch vụ tư vấn khách hàng thường xuyên;
(2) Dịch vụ soạn thảo hợp đồng;
(3) Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự;
(4) Dịch vụ đăng ký các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ;
(5) Dịch vụ quảng cáo sản phẩm.
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng
-
09 Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng - Luật Thái An
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Thương Mại Và đầu Tư
-
Khái Quát Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng
-
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
-
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ đối Với Hợp đồng Xây ...
-
Quy định Pháp Luật Về Biện Pháp Bảo đảm (17/11/2021)
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Hợp đồng
-
Đáp Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự Theo Quy ...
-
1. Quy định Pháp Luật Hiện Hành Về Bảo Lãnh - In Bài Viết
-
Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp đồng Và Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng
-
Tìm Hiểu Về Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ (phần I) - Ánh Sáng Luật