BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Có thể bạn quan tâm
Quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng. Có thể nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng trong xây dựng bằng hình thức nào?
Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng xây dựng. Nghĩa vụ hợp đồng xây dựng là việc mà theo quy định của pháp luật một hoặc nhiều chủ thể gọi là người có nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác gọi là người có quyền theo thỏa thuận. Qua bài viết này, đội ngũ các Chuyên viên, Luật sư của Công ty Luật Nhân Hòa xin phân tích, bình luận các quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng dưới góc nhìn của pháp luật dân sự và pháp luật xây dựng mới nhất.
- Phần thứ nhất: Khái niệm, đặc điểm, chủ thể, hình thức và các loại hợp đồng xây dựng.
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng giữa bên nhận thầu và bên giao thầu, theo đó, bên nhận thầu có nghĩa vụ thực hiện và bàn giao cho bên giao thầu một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng theo đúng yêu cầu của bên giao thầu trong thời hạn nhất định, còn bên giao thầu có nghĩa vụ giao cho bên nhận thầu các số liệu, tài liệu, yêu cầu về khảo sát, thiết kế, mặt bằng xây dựng, vật liệu xây dựng và vốn đầu tư đúng tiến độ, đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu và thanh toán khi công trình hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ.
Chủ thể của hợp đồng xây dựng gồm bên giao thầu và bên nhận thầu. Bên giao thầu là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân có vốn đầu tư và có nhu cầu xây dựng. Bên nhận thầu là doanh nghiệp xây dựng và phải đảm bảo năng lực về chuyên môn, kĩ thuật, kinh nghiệm và tài chính.
Hợp đồng thầu xây dựng phải kí kết bằng văn bản với các nội dung như điều khoản định nghĩa, giải thích từ, thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng; điều khoản xác định tài liệu, văn kiện cấu thành hợp đồng, điều khoản đối tượng sản phẩm của hợp đồng, các công việc cụ thể mà các bên phải thực hiện; điều khoản chất lượng; điều khoản giá trị hợp đồng, điều khoản thời gian nghiệm thu, bàn giao, thanh toán.
Hợp đồng xây dựng có nhiều loại. Dựa vào nội dung cụ thể của hợp đồng có hợp đồng khảo sát địa điểm dự kiến xây dựng công trình; hợp đồng lập luận chứng kinh tế – kĩ thuật cho công trình; hợp đồng thiết kế công trình; hợp đồng xây lắp công trình… Dựa vào phương thức thực hiện hợp đồng có hợp đồng trọn gói, hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng có điều chỉnh giá.
- Phần thứ hai: Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng theo Luật Đấu thầu năm 2013.
Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc nhà thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ nộp hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng, ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng của nhà thầu. Theo quy định tại Điều 72 Luật Đấu thầu năm 2013 thì việc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định như sau:
– Một là, nhà đầu tư được lựa chọn phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
– Hai là, căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo mức xác định từ 1% đến 3% tổng mức đầu tư của dự án.
– Ba là, thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng được ký chính thức đến ngày công trình được hoàn thành và nghiệm thu hoặc ngày các điều kiện bảo đảm việc cung cấp dịch vụ được hoàn thành theo quy định của hợp đồng. Trường hợp cần gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, phải yêu cầu nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.
– Bốn là, nhà đầu tư không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:
+ Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực.
+ Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng. Phần thứ ba, bình luận các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng xây dựng.
Bộ luật Dân sự không có quy định riêng về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng xây dựng. Vì vậy khi xem xét vấn đề về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng xây dựng, chúng ta phải áp dụng những quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng xây dựng theo Luật xây dựng năm 2014 và Luật đấu thầu năm 2013. Bởi xét đến cùng, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng được áp dụng trong việc bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng. Vì vậy, có 3 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng xây dựng. Cụ thể là:
- Đặt cọc
Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng xây dựng, theo đó một bên trong hợp đồng xây dựng là bên nhà thầu giao cho bên kia tức là bên chủ đầu tư một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác gọi là tài sản đặt cọc trong một thời gian để đảm bảo xác lập, thực hiện nghĩa vụ. Đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác, vừa mang chức năng bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng, vừa mang chức năng thanh toán như tiền, kim khí quý, đá quý… Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
- Ký quỹ
Ký quỹ là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng xây dựng, theo đó bên có nghĩa vụ là bên nhà thầu gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nếu bên nhà thầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì bên có quyền tức là bên chủ đầu tư được ngân hàng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên nhà thầu gây ra như từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng đã có hiệu lực hoặc vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng, sau khi trừ đi chi phí dịch vụ ngân hàng. Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà một hay cả hai bên trong quan hệ hợp đồng phải mở tài khoản phong tỏa tại ngân hàng, nhưng không được sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa chấm dứt.
- Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng, ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trong đó người thứ ba gọi là bên bảo lãnh tức là tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng, ngân hàng nước ngoài cam kết với bên chủ đầu tư sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên nhà thầu, nếu khi đến thời hạn mà bên nhà thầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính, ở đây được thể hiện dưới hình thức là thư bảo lãnh. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh, thư bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.
Trên đây là một số chia sẻ của Luật sư, mọi yêu cầu hỗ trợ quý vị hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 0915.27.05.27 của chúng tôi. Công ty luật Nhân Hòa chuyên dịch vụ luật sư uy tín, tin cậy đảm bảo giải quyết mọi vướng mắc bạn gặp phải.
Công ty Luật Nhân Hòa
Địa chỉ: 02 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Email: luatsunhanhoa@gmail.com
Hotline: 0915. 27.05.27
Trân trọng!
Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Dân Sự
-
09 Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng - Luật Thái An
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng Năm 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Biện Pháp Bảo đảm Theo Bộ Luật Dân Sự Năm 2015
-
Khái Quát Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp đồng
-
Quy định Pháp Luật Về Biện Pháp Bảo đảm (17/11/2021)
-
Đáp Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự Theo Quy ...
-
Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Trong Hợp đồng
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự
-
Có 9 Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Dân Sự
-
Tìm Hiểu Về Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ
-
Một Số Vướng Mắc, Bất Cập Khi áp Dụng Biện Pháp Bảo đảm Thế ...
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ (phần I) - Ánh Sáng Luật
-
Đề Nghị Hướng Dẫn Thi Hành Bộ Luật Dân Sự
-
Có Nên Thuê Luật Sư Tư Vấn Về Các Biện Pháp Bảo đảm Thực Hiện Hợp ...