BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT MÔN TẬP LÀM VĂN

                                                   BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2+3 HỌC TỐT MÔN TẬP LÀM VĂN

Hiện nay, ở Tiểu học Tập làm văn là một phân môn đặc biệt quan trọng. Đây là môn học hội tụ cả bốn kĩ năng:  nghe, nói, đọc, viết, đồng thời luyện tập cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt, làm công cụ giao tiếp và tư duy. Đối với học sinh lớp 2+3 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy các em còn rất lúng túng, chưa biết viết một câu hoàn chỉnh, thường lặp lại câu đã viết, chưa xác định được như thế nào là hết câu, chưa biết cách dùng dấu câu. Có em chưa viết đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng không đủ ý. Thậm chí Một số em còn chép lại câu hỏi gợi ý của đề bài, hay cứ hết một câu lại xuống dòng, chưa trình bày đúng bố cục đoạn văn….Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, việc học phân môn Tập làm văn nói riêng. Do đó khi day học tôi luôn chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh. Đồng thời tôi đã lựa chọn giải pháp“Giúp học sinh nắm chắc bố cục của đoạn văn”  để các em học tốt phân môn Tập làm văn.

  Trong quá trình viết bài, trình bày đoạn văn, nhiều học sinh thiếu câu mở đầu, câu kết thúc, hoặc kể liệt kê, chưa đảm bảo cấu trúc một đoạn văn. Để giúp học sinh nắm được bố cục của  một đoạn văn tôi thực hiện như sau:

* Cách thực hiện

Tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh trong các tiết ôn buổi 2, các tiết thực hành viết văn để các em nắm được là bố cục của bất kỳ một đoạn văn nào đó cũng gồm 3 phần. Do vậy khi viết văn các em cần đảm bảo được bố cục này.

- Phần 1: Viết câu mở đầu

- Giới thiệu đối tượng cần viết (Có thể diễn đạt bằng một câu).

-  Phần 2:  Phát triển đoạn văn:

- Kể về đối tượng: Có thể dựa theo gợi ý, mỗi gợi ý có thể diễn đạt 2, 3 câu tùy theo năng lực học sinh.

 - Phần 3: Câu kết thúc:

- Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ , mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người.

Một số bài viết minh họa của các em sau khi áp dụng giải pháp:

 

 

                                                                                                                                                                Tác giả:                                                                                                                                                                     Đào Thị Trại

                      

                                                                                                      

 

 

 

 

 

Từ khóa » Gợi ý Văn Lớp 3