Biện Pháp Kích Thích Tính Tích Cực, Tự Giác Trong Học Tập Cho Học Sinh ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Khoa học xã hội
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.02 MB, 20 trang )
Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO EA H’LEOTRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNGSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMTÊN ĐỀ TÀI:BIỆN PHÁP HỖ TRỢ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰGIÁC TRONG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌCPhạm Thị Giang ThanhNgười thực hiện :Chức vụ :Giáo viênTháng 2 năm 2018I. PHẦN MỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :0Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcTích cực, tự giác là một trong những kĩ năng cần thiết để giúp học sinh phát huyhết năng lực học tập, ý thức rèn luyện và khả năng sáng tạo nhằm phát triển toàn diệncho các em. Trong quá trình giảng dạy, người dạy đã linh hoạt trong việc lựa chọn vàvận dụng phương pháp cũng như tổ chức các hình thức dạy học theo hướng phát huytính năng động, sáng tạo của học sinh. Song đối với các em (đặc biệt là học sinh tiểuhọc), để phát huy cao tính tích cực tự giác cần thiết phải tạo nên động cơ học tập đúngđắn, đồng thời không thể thiếu sự khích lệ bằng việc tạo ra động lực để các em thiđua. Thi đua với bạn; thi đua với chính mình. Bản thân của ngày hôm nay tiến bộ hơnchính mình của ngày hôm qua và ngày mai sẽ thêm điều tốt đẹp hơn cả hôm nay…Khen ngợi, động viên khuyên nhủ, khích lệ luôn là động lực thúc đẩy giúp các emtích cực; tự giác hơn trong học tập và rèn luyện. Nhiều lúc ta thành công bởi nhữngthứ rất nhỏ nhặt. Vì vậy, tôi đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm phát huy tính tích cực,tự giác cho các em, hướng dẫn các em thực hiện mục tiêu nhiệm vụ học tậpmỗi ngày. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: “Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tíchcực, tự giác học tập cho học sinh tiểu học”.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :* Mục tiêu:- Rèn luyện thói quen tốt trong học tập và rèn luyện hàng ngày cho các em họcsinh tiểu học.- Nâng cao tinh thần tích cực, tự giác cho các em.- Giúp các em nhận thức được trách nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ của ngườihọc sinh một cách hăng hái, nhiệt tình. Làm cho các em ý thức được thi đua để pháttriển năng lực và tiến tới hoàn thiện bản thân về mọi mặt.*Nhiệm vụ :- Tìm hiểu đối tượng học sinh ở từng độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 5- Nghiên cứu về nội dung, cách thức tổ chức hoạt động- Theo dõi sát sao kết quả học tập, rèn luyện của học sinh- Thu thập thông tin, thống kê, so sánh hiệu quả qua nhiều thời điểm khác nhauđể thấy được những ưu điểm, những thành công và hạn chế của đề tài.- Thử nghiệm, rút kinh nghiệm, đề xuất sáng kiến để thực hiện trên phạm vi rộnghơn. Báo cáo để nhân rộng nhằm phát huy cao hiệu quả của đề tài.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:- Tâm lí lứa tuổi học sinh trường tiểu học- Nội dung và cách thức tổ chức hoạt động- Sự quan tâm và kĩ năng chia sẻ của phụ huynh đối với các hoạt động tự học tựrèn của con em mình.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI :- Đề tài này nghiên cứu trong phạm vi hoạt động tự học ở nhà của học sinh.- Học sinh trong độ tuổi tiểu học- Học sinh trường tiểu học Kim Đồng, thị trấn EaDrăng, EaH'leo, Đăk Lăk nóichung và học sinh thuộc các lớp tôi chủ nhiệm (lớp 1A6; 2A6, 4A4; 5A4) nói riêng.1Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu học5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :a. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu:- Thu thập các thông tin, ngữ liệu từ các công văn chỉ đạo liên quan đến nội dungdạy học phát huy tính tích cực của học sinh- Hệ thống các yếu tố tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học để phân tích về yếu tốkhách quan, chủ quan trong việc thực hiện đề tài sao cho phù hợp thực tiễn.- Phân tích điều kiện khả thi của từng cá thể, tập thể học sinh để xác định nộidung, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp.b. Phương pháp điều tra thực tế quá trình hoạt động:- Quan sát, kiểm tra, tìm hiểu thực trạng các hoạt động của trẻ ở trường và môitrường sinh hoạt của trẻ ở gia đình.- Nắm bắt tâm lí, tình cảm của trẻ; và kết quả học tập và rèn luyện của trẻ trướcvà trong quá trình thực hiện đề tài.- Nghiên cứu, xem xét cách thức tổ chức các hoạt động của người Giáo viêntrong quá trình giảng dạy và giáo dục nhằm đưa ra những yếu tố tích cực cần phát huyvà những hạn chế cần khắc phục.- Triển khai thực hiện nghiêm túc và theo dõi thường xuyên để có sự điều chỉnhđể phù hợp với thực tiễn dạy và học.- Theo dõi sự tiến bộ của học sinh, so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đềtài từng giai đoạn để đánh giá hiệu quả và mặt hạn chế của đề tài nhằm khắc phục cáchạn chế để đề tài đạt hiệu quả cao.c. Phương pháp thực nghiệm:- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để thường xuyên tổ chức thực hiện nghiêm túcnội dung đề tài. Có sơ kết, có tổng kết phong trào theo từng giai đoạn nhằm đánh giánhững ưu điểm và tồn tại qua từng hoạt động cụ thể, khích lệ kịp thời để thúc đẩy thiđua- Thực hiện ở nhiều đối tượng (từ lớp 1 đến lớp 5)- Có điều chỉnh nội dung để phù hợp với từng lứa tuổi của các em.- Xem xét hiệu quả giáo dục để có hướng điều chỉnh tiếp theo.- Kiểm tra tính khả thi của việc áp dụng biện pháp hỗ trợ mà mình đã đề xuấttrong đề tài.II. PHẦN NỘI DUNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:2Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcGiáo dục là yếu tố có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhâncách cho trẻ. Đồng thời cũng là cơ sở để phát huy năng lực nhằm phát triển toàn diệncho các em. Vì vậy, nhiệm vụ giáo dục được đặt ra vô cùng quan trọng, bắt đầu từnhững yếu tố nền tảng ban đầu. Đó là kết hợp giáo dục các kĩ năng cơ bản mà trẻ cầntrong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện. Một trong những nhiệm vụ giúp trẻ cóđược những kĩ năng ấy là việc hình thành cho trẻ những thói quen tốt ngay từ buổihọc đầu tiên cho đến hết cấp học như: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp; biết cách sửdụng sách giáo khoa, biết cách lắng nghe; thảo luận với bạn bè; giữ gọn gàng sạchsẽ; làm bạn với sách - chăm chỉ đọc sách báo – tập đọc diễn cảm; học thuộc nội dungghi nhớ; viết nhật kí; ghi chép hàng ngày; biết xây dựng thời gian biểu; biết kiểmđiểm, tự chịu trách nhiệm, thay đổi thói quen xấu;…Bên cạnh việc hoàn thành những yêu cầu đặt ra trong quá trình giáo dục trẻ, việcgiúp trẻ có được những thói quen, những kĩ năng về học tập và rèn luyện tốt là đãthành công phần lớn của mục tiêu giáo dục. Để rèn luyện được những thói quen tốtấy, đòi hỏi người giáo viên phải tận tâm, tận tụy với công việc, luôn có những sángtạo và kiên trì.Trên cơ sở định hướng của giáo dục, dựa vào mục tiêu của các hoạt động, bámsát các yếu tố tâm lý của học sinh; phụ huynh, việc đặt ra những tiêu chí để đánh giá,để ghi nhận sự cố gắng, sự tiến bộ để khích lệ các em là cần thiết. Bởi thế cần tạo rađộng lực đem lại hứng thú cho các em trong học tập và rèn luyện hàng ngày, hàngtuần… từ đó trở thành những thói quen tốt, luôn tích cực, tự giác trong học tập và rènluyện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em.2. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU:Thực tế quá trình giáo dục với những tác động của các biện pháp, giải pháp; cáchình thức tổ chức dạy học theo hướng linh hoạt và phương pháp phát huy tính tíchcực của học sinh phần nào đã giúp cho các em chủ động hơn, tích cực hơn. Song mộtthực tế là rất nhiều em ở lớp vẫn tích cực, chủ động trong học tập nhưng về nhà lạikhông hoàn thành bài cũ (đối với học sinh học 1buổi/ngày). Như vậy cho thấy tinhthần tự giác tích cực của các em chưa cao. Số em ham học, nhận thức rõ nhiệm vụhọc tập để cố gắng không nhiều. Các em vẫn có thói quen học bài ở nhà là vì cô giáogiao bài, vì cha mẹ nhắc nhở. Vậy, câu hỏi đặt ra là: Làm sao để các em có động cơhọc tập đúng đắn? cần thiết phải tạo được động lực thi đua cho các em. Vì tổ chức tốt“Thi đua” không chỉ làm cho các em hứng thú học tập và rèn luyện để ngày một tiếnbộ hơn mà biết tổ chức thi đua phù hợp cũng là cách giúp phụ huynh nắm vững yêucầu nhiệm vụ cần hướng tới của con em mình, từ đó tham gia tốt vào quá trình đánhgiá các hoạt động và mức độ đạt được của các em để có biện pháp giúp đỡ các em kịpthời. Chính vì vậy tôi đã đưa ra biện pháp và giải pháp của đề tài này.Quá trình thử nghiệm và áp dụng đề tài cho thấy rõ hiệu quả của sự kích lệ tác độngmạnh mẽ đến việc hình thành những thói quen tốt với tính tích cực, tự giác trong hoạtđộng. Giá trị của đề tài cũng cho thấy: mọi biện pháp kỉ luật đối với trẻ chỉ mang tính“nhất thời” mà không có khả năng điều chỉnh hành vi của trẻ một cách bền vững.3Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcChỉ có những biện pháp tích cực hỗ trợ trong rèn luyện thì mới làm cho các em vui vẻtham gia các hoạt động một cách tích cực, tự giác và lâu dài. Một trong những biệnpháp đó chính tạo ra những tiêu chí để thi đua lành mạnh.Tổ chức và vận dụng tốt phong trào thi đua đã giúp học sinh tích cực, tự giáchơn, ham thích đến trường hơn. Các em được hoạt động trong không khí vui vẻ, tinhthần phấn khởi đầy trách nhiệm; được độc lập phát triển; được chia sẻ, được hỗ trợbạn của mình với tinh thần thoải mái vô tư. Được chứng kiến, được tham gia nên cácem càng tự tin và tin tưởng để thi đua học tập hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học.Các em tự chủ và hứng thú hơn trong các hoạt động với ý thức cao hơn. Qua đó manglại hiệu quả thiết thực trong việc đổi mới công tác giáo dục và phát huy cao phongtrào trường học thân thiện – học sinh tích cực.Tuy vậy việc tổ chức thi đua không phải đơn thuần chỉ nghĩ đến kết quả mà thiđua phải chú trọng xem xét về suy nghĩ, cảm xúc của các em. Người giáo viên phải tếnhị trong khi đưa ra nhận xét và lời khen, giúp cho học sinh hiểu ý nghĩa thi đua; việclàm nào, phong trào nào cũng cần chú ý đến tính vừa sức. Đặc biệt đối với trẻ thi đuaphải thực sự công bằng. Thi đua đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc đổi mớicông tác giáo dục và phát huy cao phong trào trường học thân thiện – học sinh tíchcực.Qua số liệu thu thập từ những lớp tôi đã áp dụng đề tài cho thấy sự khen thưởng,khích lệ, động viên kịp thời đối với trẻ là cần thiết, góp phần vào việc tạo động lựcthúc đẩy thi đua học tập và rèn luyện cho các em. Với đề tài này, tôi chỉ đề cập đếntính tích cực tự giác trong tự học của các em. Nội dung tự học bao gồm:- Làm bài cũ:Sau các tiết học trên lớp, học sinh về tiếp tục hoàn thành những bài tập ở lớpchưa xong và tự hoàn thành lại những bài tập sau khi đã được sửa lỗi ở lớp, làmnhững bài tập cô giáo giao thêm (nếu có). Nề nếp này các em đã được giáo viên rènluyện thói quen ngay từ đầu bước vào lớp. Nhưng vẫn có một số em chưa thực hiệntốt vì còn ham chơi, chưa có động cơ trong học tập.- Học thuộc bài:Đây là yêu cầu cần thiết sau khi các em đã hiểu nội dung bài học. Việc thuộc đểghi nhớ lâu những bài học thuộc lòng, những quy tắc, những ghi nhớ ở các nội dungđã học giúp các em học tốt ở các lớp trên. Tuy vậy, các em vẫn chủ quan, đa số cácem vẫn lười học thuộc. Nếu không tạo động cơ để các em phấn đấu thì tỉ lệ hoànthành sẽ không cao.- Chuẩn bị bài:Đây là một nề nếp cần rèn luyện cho các em. Vì nếu chuẩn bị bài trước khi đếnlớp sẽ khiến các em hứng thú và tự tin hơn trong học tập. Việc này phát huy cao tínhtích cực sáng tạo cho các em. Song trong thực tế, rất nhiều học sinh đã có thói quenôn lại bài cũ, nhưng ít ai chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Thói quen này đa số phụhuynh cũng chưa coi trọng để nhắc nhở các em. Thậm chí một số giáo viên vẫn quanniệm là sợ học sinh học vẹt hoặc nhàm chán khi đến lớp nên không hướng dẫn các emchuẩn bị trước bài.- Rèn chữ viết:4Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcĐối với học sinh tiểu học việc rèn viết mỗi ngày sẽ giúp các em rèn luyện tínhcẩn thận, kiên trì. Đây cũng là giai đoạn hình thành kĩ năng viết đúng, viết đẹp chomỗi người. Ở lớp 1 có các tiết tập viết, lớp 2; lớp 3 có thêm tiết chính tả, lớp 4; lớp 5chỉ có 1 tiết chính tả mỗi tuần. Nên rèn viết để củng cố lại yêu cầu bài học trên lớphay tăng cường rèn luyện thói quen ghi chép hàng ngày đều rất cần thiết nhằm hìnhthành những kĩ năng học tập cũng như kĩ năng sống cho các em.Qua điều tra ban đầu, đa số các em chưa ý thức tốt việc rèn chữ. Số học sinhthích viết rất ít. Số đông phụ huynh còn lúng túng trong việc hướng dẫn con em mìnhthực hiện kĩ năng này ở nhà (đối với lớp 1; 2; 3) và không còn chú ý đến việc rèn viếtcho các em khi con em họ ở lớp 3; 4; 5.Từ thực trạng trên, tôi đã quyết tâm tìm biện pháp để giúp các em thực hiện tốthơn nội dung tự học đã nêu trên. Đồng thời tìm cách tuyên truyền, hướng dẫn phụhuynh việc theo dõi, giúp đỡ các em hình thành những thói quen tự học tốt.Dưới đây là số liệu tôi đã thu thập ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm họccủa lớp 4A4 làm một ví dụ về sự thành công khi áp dụng nội dung của đề tài. So sánhtừ các số liệu cho thấy sự tiến bộ dần của cá nhân các em sau khi thực hiện thi đua vàđược lớp cùng cô giáo theo dõi khích lệ. Các em có động lực để tiến bộ nhanh, trởthành thói quen học tập và có ý thức giữ nề nếp bền vững.Lớp 4A4Thời điểmH. thànhNội dungH. thànhĐẦU NĂM HỌCTháng 8- Làm bài cũ- Chuẩn bị bàiTháng 9HỌC KÌ ITháng 11Tháng 01HỌC KÌ IITháng 315/32 (46,9%) 20/32 (62,5%) 28/32 (87,5%) 30/32 (93,8%) 32/32 (100%) 32/32 (100%)5/32 (15,6%) 12/32 (37,5%) 30/32 (93,8%) 31/32 (96,9%) 32/32- Học thuộc bài 12/32 (37,5 %) 20/32 (62,5%) 27/32 (84,4%) 30/32 (93,8%) (100%)- Rèn chữ (viết 0/32nhật kí)Tháng 532/32 (100%)32/32 (100%)(0 %) 20/32 (62,5%) 25/32 (78,1%) 29/32 (90,6%) 32/32 (100%) 32/32 (100%)31/32 96,9%)3.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIẢI PHÁP:a. Mục tiêu của giải pháp:Giải pháp của đề tài đưa ra đảm bảo tính khoa học; dễ thực hiện; phát huy tínhtích cực, tự giác của học sinh; có tính khích lệ cao giúp các em hình thành những thóiquen tốt để luôn tiến bộ.Tuyên truyền biện pháp giáo dục học sinh bằng tình yêu thương, bằng nhữngbiện pháp mang tính khuyến khích hơn là kỉ luật, trách phạt.b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:Thực trạng của đề tài đã phần nào cho ta thấy để hình thành các nề nếp sinh hoạt, họctập và rèn luyện những thói quen tốt cho tất cả các đối tượng học sinh là một quá trìnhkiên trì bền bỉ và không ít khó khăn. Làm sao để các em tích cực, tự giác lại 5Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họccàng đòi hỏi người giáo viên tận tụy và sáng tạo hơn. Bởi thế, ngoài việc giúp trẻ xácđịnh mục tiêu, nhiệm vụ của người học để có thái độ học tập đúng đắn theo cáchthông thường của người dạy học thì việc tạo cho trẻ động cơ học tập, các em có đượcniềm vui để thi đua cũng vô cùng quan trọng.Muốn thực hiện nhiệm vụ giáo dục hiệu quả, đòi hỏi người giáo viên phải luônđặt câu hỏi: Học sinh cần gì ? Nhiệm vụ của mình là gì ?; Mình cần điều gì ?; Mìnhlàm như thế nào? Từ đó sẽ xác định tốt việc mình phải làm và sẽ làm. Trong tất cảnhững điều phải làm cho trẻ, làm cho các em tích cực, tự giác; yêu thích học và việctự học trở thành một thái quen. Nhận thấy việc tự học có tầm quan trọng, giúp các emhiểu bài sâu; nhớ bài lâu và tiếp thu kiến thức vững vàng, tôi đã lựa chọn nội dung vàgiải pháp là:1. Lựa chọn nội dung:Phát huy tính tích cực, tự giác cho học sinh là yêu cầu quan trọng cơ bản trongquá trình dạy học. Nó cần thiết trong mọi hoạt động của trẻ. Nhưng với đề tài này tôichỉ đề cập đến nhiệm vụ nghiên cứu trong phạm vi hoạt động tự học ở nhà của họcsinh. Làm thế nào để các em về nhà tự giác tích cực học tập mà không chờ sự nhắcnhở, giám sát của cha, mẹ. Từ yêu mục đích đó, cần thiết tạo động lực thi đua để kíchthích tính tự học cao cho trẻ nhằm giúp các em thực hiện tốt các nội dung tự học sau:- Làm bài cũ- Học thuộc bài- Chuẩn bị bài- Rèn viết.2. Xác định nhiệm vụ:Để việc học tập đạt hiệu quả chất lượng cao đòi hỏi người dạy phải vững vàngvề kiến thức; sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học và linh hoạttrong việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Đồng thời người học cần phảitập trung, chăm chỉ, tích cực và tự giác trong mọi hoạt động học. Trong đó, tự học ởnhà là yếu tố quan trọng mang tính then chốt cho sự thành công của các tiết học trênlớp. Vì vậy, tôi đã đưa ra yêu cầu nhiệm vụ cho học sinh của mình khi thực hiện tựhọc ở nhà (đối với lớp học 1buổi/ngày) là:- Làm bài cũ:Sau khi học trên lớp, các em về nhà tự ôn luyện lại kiến thức đã học bằng cáchtiếp tục hoàn thành những bài tập chưa làm xong ở lớp hoặc thực hiện lại các bài tậpđã được sửa lỗi ở trên lớp.- Học thuộc bài:Sau khi học sinh làm bài tập và hoàn thành bài sửa lỗi của các môn vừa học trênlớp, các em xem lại nội dung của các tiết học trên lớp để ghi nhớ về quy tắc, côngthức hoặc ý nghĩa, nội dung bài đã học.- Chuẩn bị bài:6Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcViệc chuẩn bị trước bài là việc làm quen với nội dung sẽ được giảng ở bài mới.Đây là khâu quan trọng đảm bảo việc tiếp thu kiến thức nhanh, hiểu sâu để nhớ lâunội dung bài học. Đó là cách để các em tự chiếm lĩnh kiến thức, phát huy cao tínhsáng tạo. Các em tự tìm hiểu bài học bằng cách đọc trước bài của các tiết học ngàymai ở sách giáo khoa để tìm hiểu trước nội dung kiến thức mới, dự kiến trước câu trảlời hoặc hướng giải bài tập. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp khiến các em hứng thú vàtự tin hơn trong học tập. Các em làm tốt bước này thì việc làm bài và học thuộc kiếnthực bài cũ sẽ dễ dàng hơn.- Rèn chữ viết:Ở lớp 4; 5 không còn tiết tập viết nhưng việc thường xuyên rèn luyện chữ viết sẽgiúp các em giữ được nét chữ đẹp. Rèn viết ở đây không chỉ đơn thuần là rèn chữ màtôi đặt ra yêu cầu cao hơn về việc rèn luyện viết câu (câu văn ngắn gọn, diễn đạt rõ ý,dùng từ hợp nghĩa). Qua đây tôi muốn các em rèn luyện kĩ năng và thói quen viết nhậtkí. Các em biết tổng kết lại những việc đã làm trong ngày hôm nay và những gì cầnchuẩn bị cho những việc sắp làm ngày mai. Đây cũng là một thói quen tốt cần rènluyện để tăng vốn sống, vốn hiểu biết của các em.3. Xây dựng thời gian biểu:Mỗi ngày có 24 tiếng, ta có cảm giác thời gian nhiều nhưng thực ra thời gian trôirất nhanh. Nếu không có cách sử dụng hiệu quả thì chúng ta sẽ luôn cảm nhận rằngquỹ thời gian của mình không đủ và mình phải bỏ lỡ rất nhiều việc. Vì vậy, chúng taphải làm chủ thời gian bằng cách lập thời gian biểu của mình hàng ngày. Xây dựng tốtthời gian biểu cũng là cách tiết kiệm thời gian và đảm bảo tự học hiệu quả. Với lớp 1;2, 3 tôi phác thảo gợi ý rồi gửi phụ huynh tham khảo và tự điều chỉnh cho phù hợp vớiđiều kiện của gia đình. Ở lớp 4; 5, tôi hướng dẫn các em tự lập thời gian biểu sau đótham khảo thêm ý kiến của bố mẹ để thống nhất thực hiện. Cứ như vậy, các em có thểchủ động hơn trong mọi việc, các em có thể điều chỉnh hàng ngày để phù hợp hơntheo thời gian trong hoàn cảnh nhất định. (Minh chứng về thời gian biểu mang tínhgợi ý – PHỤ LỤC 1 trang 18)4. Hình thức tổ chức thi đua:Từ thực trạng, tôi đã quyết định cần thiết phải tăng cường biện pháp hỗ trợ pháthuy tính tích cực, tự giác trong tự học cho các em. Ngoài việc đưa yêu cầu và hướngdẫn các em cách thức tự học, tự lập thời gian biểu, cần tạo ra động lực thúc đẩy thiđua. Từ đó, tôi đã cho “ra đời” Sổ thi đua.Mục đích và ý nghĩa của sổ thi đua là:Mục đích:Sử dụng sổ thi đua cũng là cách để các em thực hiện các nội dung tự học mỗingày mà không chờ sự nhắc nhở của phụ huynh. Nội dung được đề cập ở sổ thi đuacó định hướng, giúp các em hiểu nhiệm vụ của mình để rèn luyện thói quen tự học,7Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcgiúp giáo viên nhẹ hơn trong bước giao việc về nhà cho các em hàng ngày. Giúp phụhuynh nắm được yêu cầu tự học của con, em để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.Ý nghĩa:Thực hiện sổ thi đua đã tạo động lực để các em hứng thú học tập và rèn luyện,hình thành kĩ năng thói quen tự học và tự đánh giá, thi đua để tự phát triển.Qua sổ thi đua, thông tin hai chiều giữa phụ huynh và giáo viên thực hiện hàngtuần thuận lợi hơn. Giáo viên kết hợp tốt hơn với phụ huynh trong giáo dục các em.Qua nhận xét hàng tuần các em thấy được ưu điểm và những thiếu sót của bảnthân để cố gắng hơn và hứng thú hơn trong học tập.Hình ảnh của sổ thi đua:8Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcNội dung sổ thi đua:* Ở lớp 1:Thứ2345623456CộngTuần 1....Tuần 3Tuần 4* Ở lớp 2; 3:Tuần Thứ....Tuần 2Làm bài tậpHọc thuộcChuẩn bị bàiRèn viết - VSCĐGhi chú – nhậnxét2345623456Cộn* Ở lớp 4; 5:TuầnThứ2Làm bàitậpHọc thuộcChuẩn bịbàiV.sạch,Ch.đẹpNề nếpGhi chú – nhận xét3....45623....456Cộng9Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu học- Với các em học sinh lớp 1: Việc thực hiện các kĩ năng còn hạn chế nên nộidung thi đua đưa ra đơn giản. Mỗi buổi đến lớp, các em thực hiện tốt việc rèn viết,làm toán ở nhà hay bất cứ một loại bài tập của môn học nào đều được ghi một mặtcười. Khi đến lớp, các em hoàn thành tốt nội dung bài học nào cũng đượng ghi nhậnmột mặt cười. Giáo viên khuyến khích học sinh trong việc ghi nhận để các em tíchcực hơn.Cuối tuần tổng hợp số mặt cười để khen thưởng và tiếp tục động viên các em cốgắng ở tuần sau. Cuối tháng các em lại được tổng hợp để khen thưởng, để ghi nhậntính bền vững của thi đua theo từng giai đoạn nhằm nắm bắt được em nào đã có ýthức thi đua tốt và đã có thói quen học tập thường xuyên; cần hỗ trợ em nào tiếp tụcrèn luyện.- Với các em học sinh lớp 2; lớp 3: Các em đã được hình thành một số kĩ nănghọc tập cơ bản; biết đọc, biết viết tốt hơn. Đồng thời yêu cầu về kĩ năng, kiến thứccũng cao hơn, số môn học tăng so với lớp 1 nên nội dung thi đua cũng thay đổi đểphù hợp với mục tiêu rèn kĩ năng tự học.Mỗi ngày, các em phải hoàn thành nội dung tự học bao gồm: Làm bài tập, họcthuộc bài, chuẩn bị bài mới, rèn chữ viết và giữ vở sạch một cách có chất lượng nhưđã phân tích ở trên. Các em hoàn thành tốt mỗi mục được ghi nhận một mặt cười vàoô ở cột thuộc nội dung trong sổ thi đua. Nếu em nào hoàn thành tốt bài làm ở lớp haycó tinh thần xung phong trả lời tốt câu hỏi trên lớp cũng được ghi nhận mặt cười.Thưởng mặt cười “nổi trội” đối với những em có thành tích xuất sắc.Cuối tuần, được giáo viên nhận xét và ghi lại những lưu ý để học sinh điều chỉnhtrong tuần tới. Trong đó lưu ý việc khuyến khích các em. Cuối mỗi tháng được tổngkết khen thưởng nhằm động viên khích lệ các em.- Với các em học sinh lớp 4; lớp 5: Yêu cầu kiến thức, kĩ năng đối với các emcao hơn. Các em đã có một số kĩ năng hỗ trợ tốt cho việc tự học như kĩ năng ghichép; kĩ năng kiểm tra đánh giá nên nội dung thi đua có tăng thêm yêu cầu về nề nếp.Đồng thời rèn luyện thêm cho các em một số kĩ năng ngoài việc tự học đó là rèn nềnếp và những thói quen tốt, điều chỉnh lỗi để tiến bộ.Yêu cầu rèn viết cũng ở mức độ cao hơn. Các em ở lớp 4; 5 không chỉ rèn viếtchữ mà còn rèn viết câu, đoạn…Thời gian để tổng hợp thi đua để khen thưởng không phải hàng tuần, hàng thángmà theo chủ điểm, theo đợt. Ví dụ: Đợt 1: Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10;đợt 2: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; đợt 3: Ngày Quân đội Nhân dânViệt Nam 22/12; …10Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcQua nhiều năm thực hiện đề tài, thường xuyên theo dõi, điều chỉnh để phù hợphơn với thực tiễn, tôi thấy rõ việc đưa ra biện pháp, giải pháp là rất quan trọng để thúcđẩy thi đua nhưng quan trọng hơn nữa là tạo được tinh thần và ý nghĩa của nó. Cũngvì vậy mà khi làm sổ thi đua, tôi đã chăm chút lựa chọn từng chi tiết nhỏ. Từ việcchọn hình ảnh bìa của cái sổ với các chi tiết trang trí, màu sắc đến nội dung bên trongđều khơi gợi hứng thú thi đua (các bạn trai bìa màu xanh với hình ảnh mạnh mẽ quyếttâm vươn lên; các bạn gái với trang bìa màu hồng dịu dàng hồn nhiên). Nhìn vàoquyển sổ là thấy được lời khuyến khích thi đua vươn lên.Hình ảnh nội dung sổ sau khi thực hiện:Một ví dụ ở lớp 1: Sổ thi đua của em Đào Anh Khoa11Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcMột vài ví dụ ở lớp 5: Sổ của em Đặng Gia Huy:Kết quả thi đua tuần 3, tuần 4kết quả thi đua tuần 3, tuần 4Kết quả thi đua tuần 5, tuần 6Kết quả thi đua tuần 7, tuần 8:12Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcQua theo dõi, trao đổi thường xuyên hàng tuần với phụ huynh, em Huy đã đượchướng dẫn, khích lệ và tiến bộ trong ý thức rèn luyện cũng như hiệu quả học tập.Kết quả thi đua tuần 13, 14:Sử dụng sổ thi đua ngoài việc giúp học sinh có định hướng để rèn luyện ý thứctự giác, tích cực tự học; giúp giáo viên theo dõi sát sao hơn đến chất lượng tự học đểcó định hướng cho bài dạy; giúp phụ huynh hiểu được đầy đủ nội dung các kĩ năngcần rèn luyện cho các em. sổ này còn có tác dụng thiết thực như sổ liên lạc thườngxuyên với phụ huynh, giúp cho việc theo dõi giáo dục các em được chặt chẽ hơn.c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:Các biện pháp được đề cập trong đề tài chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫnhọc sinh kĩ năng thực hiện nhiệm vụ học tập, tập trung vào mảng tự học. Các giảipháp đưa ra dựa vào yếu tố tâm lí người học và quan điểm dạy học mới mang tínhkhích lệ cao. Giúp người học tự tin hơn, hứng thú hơn để hoàn thành nhiệm vụ họctập một cách tốt nhất.d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi vàhiệu quả ứng dụng:Với các hình thức tổ chức thi đua đã trình bày ở trên cho thấy hiệu quả của đề tàilà rõ rệt. Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng kì, qua thống kê, giáo viên nắm bắtsát sao tình hình học tập ở nhà của các em. Qua đó biết được khả năng tự học của cácem và một số kĩ năng khác của các em. Giúp cho người giáo viên có biện pháp hỗ trợ13Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họchọc sinh hiệu quả cao hơn. Kĩ năng tự học tốt giúp cho kết quả học tập cao hơn. Quacác giải pháp này khích lệ sự hứng thú thi đua rèn luyện ở các em.Đề tài đã được thực hiện qua nhiều lớp tôi trực tiếp giảng dạy và làm công tácchủ nhiệm, kết quả mang lại sau mỗi năm áp dụng như sau:Mức hoàn thành ở các nội dung tự học được tính theo tỉ lệ trong bảng:Năm học- Làm bài cũ- Học thuộc bài2015 - 20162A6100% (32/32)2016 - 20174A4100% (32/32)2017 - 20185A494,1% (32/34)93,8 %(30 /32)96,9 % (31 /32)94,1% (32/34)- Chuẩn bị bài100%(32/32)100% (32/32)88,2 % (30/34)- Rèn chữ (viết nhật100% (32/32)96,9 % (31/32)91,2% (31/34)kí)* Lớp 1A6 thực hiện thường xuyên đầy đủ hiệu quả: 93,9% (có 02 em thực hiệnchưa đầy đủ thường xuyên, còn ngẫu hứng học tập) * Lớp 5 chỉ lấy số liệu của học kìI* Qua minh chứng cụ thể từ sổ thi đua (xem thêm phụ lục 2 và 3); Nhìn số liệutrong bảng cho thấy được hiệu quả thiết thực mà đề tài đã mang lại giúp rèn luyện tốtthói quen tự học và các năng lực của người học cũng được phát triển.III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1. Kết luận:Từ hiệu quả mang lại của đề tài trong việc tạo động lực, thúc đẩy thi đua học tậpcủa học sinh tiểu học, tôi nhận thấy người dạy học luôn phải tạo ra được môi trườngthi đua lành mạnh, sôi nổi, hiệu quả; tham gia trong môi trường ấy người học cũngcần phải có động lực mạnh mẽ, trong sáng và vô tư. Vậy nên:* Đối với giáo viên:Phải thực sự nhiệt huyết với nghề, yêu trẻ để từ đó thúc đẩy sự miệt mài sángtạo và vận dụng vào các hoạt động dạy học một cách linh hoạt để đạt hiệu quả cao.Luôn lắng nghe những mong muốn của các em học sinh cũng như những chia sẻcủa đồng nghiệp, những góp ý chân thành của phụ huynh để luôn điều chỉnh, hoànthiện hơn trong việc giáo dục học sinh.Biết chia sẻ, kết hợp với phụ huynh khích lệ các em tiến bộ.* Đối với học sinh:Luôn có ý thức tham gia các hoạt động một cách tự giác, tích cực.Phải hiểu được mục tiêu thi đua và thực hiện thi đua lành mạnh.Tự tin thể hiện năng lực sáng tạo của bản thân; học hỏi lẫn nhau để tiến bộ.14Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu học2. Kiến nghịNhà trường tạo điều kiện để nhân rộng nội dung của đề tài, giúp cho học sinhđược hình thành các kĩ năng tự học một cách tự nhiên, không gò ép.Có đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên để nội dung của đề tài có ý nghĩacao hơn và hiệu quả thiết thực hơn.Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc thực hiện Biện pháp hỗ trợ pháthuy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu học.Rất mong các đồng chí đồngnghiệp góp ý thêm để tôi tiếp tục hoàn thiện hơn.Nội dung đề tài chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế. Kính mong được sự góp ýchân thành từ Ban giám khảo, các cấp quản lí và bạn bè đồng nghiệp để đề tài nàyđược hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.Ea Drăng, ngày 25 tháng 02 năm 2018NGƯỜI VIẾTPhạm Thị Giang ThanhTài liệu nghiên cứu:1. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT đánh giá học sinh tiểu học2. Thông tư 22/2016/TT- BGDĐT sửa đổi đánh giá học sinh tiểu học.3. Bí quyết thành công dành cho trẻ tiểu học15Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcÝ KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………16Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcMỤC LỤCI. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài3. Đối tượng nghiên cứu4. Giới hạn của đề tài5. Phương pháp nghiên cứuII. PHẦN NỘI DUNGII.1. Cơ sở lý luậnII.2. Thực trạngII.3. Nội dung và hình thức của giải phápa. Mục tiêu của giải pháp.b. Nội dung và cách thức thực hiện giải phápc. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện phápd. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu,phạm vi và hiệu quả ứng dụngIII/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊTrang1111233555131314PHỤ LỤC 2Kết quả thi đua của em Thơ tuần 5; tuần 6:17Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcKết quả thi đua của em Thơ tuần 7; tuần 8:PHỤ LỤC 2Kết quả thi đua của em Trần Thị Hương Lan tuần 7; tuần 8:18Biện pháp hỗ trợ phát huy tính tích cực, tự giác học tập cho học sinh tiểu họcKết quả thi đua của em Trần Thị Hương Lan tuần 9; tuần10:19
Tài liệu liên quan
- tổ chức các hoạt động học tập khám phá nhằm kích thích tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo ở học sinh trong bài hướng động sinh học 11 ban khtn
- 17
- 625
- 1
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỌC SINH HỎNG KIẾN THỨC BỘ MÔN TIẾNG ANH
- 12
- 402
- 4
- SKKN các biện pháp sử dụng phương tiện trực quan nhằm kích thích tính tích cực, tự lực của HS trong việc lĩnh hội kiến thức ở chương Tiêu hoá Sinh học 8
- 17
- 357
- 0
- Một số biện pháp kích thích tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi thừa cân thông qua trò chơi vận động dân gian
- 110
- 733
- 2
- skkn một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất mẫu giáo 3 4 tuổi
- 21
- 476
- 0
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực vân động trong hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non nga thiện
- 24
- 1
- 2
- Biện pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc thu thập và sử dụng đồ dùng dạy học môn sinh học ở trường THCS chu văn an
- 23
- 310
- 0
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực sáng tạo trong hoạt động âm nhạc cho trẻ 4 5 tuổi
- 17
- 1
- 2
- Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh lớp 4,5 trong dạy học luyện từ và câu
- 10
- 405
- 0
- SKKN sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với các phương pháp khác để giảng dạy sinh học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức môn sinh học
- 5
- 292
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(4.62 MB - 20 trang) - Biện pháp kích thích tính tích cực, tự giác trong học tập cho học sinh tiểu học Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tích Cực Tự Giác Trong Học Tập
-
Nghị Luận Về Tinh Thần Tự Giác Trong Học Tập Của Học Sinh
-
Thế Nào Là Tích Cực, Tự Giác Trong Hoạt động Tập Thể Và Xã Hội?
-
Tích Cực Tự Giác Là Gì? - Hoc247
-
Nghị Luận Về Tự Giác Trong Học Tập (11 Mẫu) - Văn 8
-
Nghị Luận: Ý Thức Tự Giác Trong Học Tập
-
Bài 10: Tích Cực Tự Giác Trong Hoạt động Tập Thể Và Hoạt động Xã Hội
-
Lý Thuyết GDCD 6: Bài 10. Tích Cực, Tự Giác Trong Hoạt động Tập Thể ...
-
Hãy Nêu Các Biểu Hiện Của Tích Cực, Tự Giác Trong Hoạt ...
-
Thế Nào Là Tích Cực ,tự Giác ?Cho 3 Ví Dụ.Việc Tích Cực ... - MTrend
-
Bài 10: Tích Cực, Tự Giác Trong Hoạt động Tập Thể Và Trong ... - Tech12h
-
Hãy Nêu Các Biểu Hiện Của Tích Cực, Tự Giác Trong Hoạt ... - Tech12h
-
Bài 3. Học Tập Tự Giác, Tích Cực | SGK Giáo Dục Công Dân 7
-
Giải GDCD 7 Kết Nối Tri Thức Bài 3 Học Tập Tự Giác, Tích Cực
-
Một Số Nhân Tố ảnh Hưởng đến Tính Tích Cực Của Học Viên Các Lớp ...