Biện Pháp Kỹ Thuật Giúp Quất (tắc) Ra Hoa Tập Chung, Quả To, Chín ...

1. Kích thích phân hóa mầm hoa, ra hoa tập chung

1.1. Tỉa cành quất (tắc)

Sau mùa xuân nhiệt độ lên cao, quất mọc nhanh, phải tiến hành tỉa thưa, chọn 3 – 5 cành chính để lại, còn lại phải tỉa bớt. Sau đó dựa vào theo tình hình khỏe hay yếu của cành chính, cắt bớt để 4 – 5 chồi khỏe. Khi cây mọc được 2 tháng cành mới mọc đồng loạt, để khống chế mọc quá nhanh lại tiến hành tỉa lần 2. Khi cây cành mới có từ 8 – 10 lá, chúng ta tiến hành hái ngọn quất để cây tập trung dinh dưỡng kích hoa và đậu quả.

cắt tỉa cẩm nang cây trồng

1.2. Hái ngọn, bổ xung dinh dưỡng

Sau khi hái ngọn (ngắt cành non) nên bổ sung thêm phân có nhiều hàm lượng lân xúc tiến quá trình ra hoa, các loại phân bón tốt cho quất ra hoa nhiều, đều tập chung như: MKP (KH2PO4), MAP (NH4H2PO4), DAP,...

1.3. Xiết nước

Cây quất (tắc) cảnh ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hoá mầm hoa, vì vậy ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn tạm thời để cây ra hoa đồng loạt. Việc tạo khô hạn thường vào tháng 5 - 6 dương lịch cho quả chín vào tết Nguyên Đán.

- Thời gian tạo khô hạn từ 5 - 7 ngày tuỳ thuộc vào độ ẩm của đất và tình trạng thiếu nước của bộ lá, nhưng lưu ý để lá héo vừa, không nên để cây quá héo, sáng sớm. Khi chồi chính chuẩn bị phình lên, xanh đến trắng, nghĩa là sự phân hóa chồi đỉnh đã hoàn thành, lúc này khôi phục việc tưới nước và không lâu sau chúng sẽ ra hoa. Thông thường khi thấy triệu chứng lá thiếu nước thì bắt đầu tưới nước trở lại, mỗi ngày 2 - 3 lần và tưới liên tục 3 ngày. Đến ngày thứ 4, tưới nước mỗi ngày/lần. 7 - 15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, thời gian này ngày tưới ngày nghỉ. 10 - 15 ngày sau khi cây trổ hoa sẽ rụng cánh hoa (đậu quả).

- Bố trí thời gian tạo khô hạn tránh hôm trời mưa, nhưng nếu gặp phải trời mưa có thể dùng tấm nylon đen che phủ xung quanh gốc tuy nhiên phải tốn chi phí để mua nylon và tỷ lệ ra hoa không cao.

- Khi đủ thời gian theo yêu cầu sẽ tưới nước đẫm và đồng loạt, kết hợp phun các loại thuốc kích thích hoa như Ra Hoa C.A.T (MX6), phân bón lá Food – MX2…

1.4. Dùng chất ức chế sinh trưởng tăng khả năng phân hóa mầm hoa

Có thể dùng Paclobutrazol ở liều lượng 2,5g - 5gr / cây (tùy theo tuổi cây và đường kính của cây mà tăng giảm liều lượng) tưới xung quanh gốc hoặc phun lên cây ở nồng độ 1000 - 2000 ppm cũng có khả năng giúp cây quất ra hoa.

2. Nuôi quả

2.1. Khoanh vỏ, khoanh cành

khoanh vỏ quất

- Vào cuối thời kỳ nở hoa: tăng đậu trái và hãm cây chống rụng quả non

- Khi quả đã đậu khoảng 70 - 80%, to gần bằng hạt đậu xanh thì nên khoanh vỏ hãm cây để chống rụng quả non.

Hướng dẫn:

+ Dùng dao chuyên dụng tiện 1 vòng quanh thân hoặc các cành cấp 1 sao cho đứt vỏ sát thân gỗ mở ra một lớp vỏ rộng khoảng 1 mm, cách gốc cành khoảng 10 - 25cm.

+ Dùng băng dính tối màu băng lại để hạn chế mất nước và nấm bệnh, côn trùng xâm nhập gây nhiễm khuẩn.

Lưu ý: Tùy tình hình sinh trưởng của từng cây, diễn biến của thời tiết mà quyết định số lần khoanh vỏ cho phù hợp nhằm đạt được kết quả cao nhất. Nếu cây khỏe, trời mát, đất ẩm thì tiện 1-2 lần, ngược lại, cây yếu, trời hanh khô thì chỉ cần tiện 1 lần cũng đã đạt được hiệu quả. Chú ý các lần khoanh vỏ cách nhau 7-10 ngày và cách nhau khoảng 10 cm, không được khoanh trùng lên vết cũ. Khoảng 12 - 15 ngày sau tháo băng dính thấy 2 mép vỏ liền lại, các quả trên cây đã xanh ổn định là việc khoanh vỏ chống rụng quả đã thành công.

2.2. Bón phân thúc quả

- Khi ra hoa phải để hoa thưa vừa phải, tiết kiệm dinh dưỡng. Khi quả lớn cỡ hạt ngô bắt đầu bón thúc bằng các loại phân có nguồn gốc từ thực vật và động vật như bột ngô, đậu tương, ốc bươu vàng, bột xương… đem ngâm chua 1 - 2 tháng, pha loãng tưới cho cây mỗi tuần 1 lần, hoặc phun 0,3 - 0,4% nước giải hoặc 0,3% phân tồng hợp, như vậy mới bảo vệ được quả. Khi đường kính quả non 1cm, còn phải tiến hành hái bớt quả, mỗi cành chỉ để 2-3 quả. Cùng trong nách lá có đến 2-3 quả non, chỉ để 1 quả, làm thế nào quả trên cây phân bố đều. Sau đó kịp thời cắt bỏ cành mùa thu, không để cho kết quả lần thứ hai, làm cho quả to đều cùng độ chín. Trước khi Tết khoảng 1 tháng nên bón thêm phân kali dạng K2SO4 (hạn chế sử dụng KCl do ion Cl ảnh hưởng sấu tới chất lượng của quất) để tăng thêm độ ngọt và màu sắc đẹp.

- Để quả sau tiết lập đông chín vàng đúng Tết xuân, nếu quả chín sớm, có thể dùng biện pháp che bón, tăng nước giải lên 0,4% để làm chậm quá trình chín quả; nếu quả chín muộn, mùa xuân không kịp vàng, thì định kỳ trước 25 ngày dùng thuốc kích thích IAA 1,5x10-3 quét lên quả, hoặc phun Oreomycin 5x10-5, hiệu quả rất rõ rệt. Việc sử dụng hóa chất để xử lý ra hoa cho cây quất cần phải thận trọng vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây quất, nên làm thử nghiệm một vài cây ở các nồng độ từ thấp đến cao từ đó rút ra kinh nghiệm trước khi quyết định sử dụng đại trà trên vườn.

Lưu ý:

- Neo giữ quả: Duy trì chế độ chăm sóc, bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt hạn chế bón nhiều phân đạm hóa học và luôn giữ độ ẩm đất khoảng 60 - 70% sẽ giữ được quả trên cây.

- Để quất ra hoa đúng dịp tết chúng ta phải căn chuẩn thời gian và bổ sung dinh dưỡng kịp thời trước khi quất ra hoa. Trước khi xiết nước, bón phân lần 2 cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây quất nếu xiết nước. Cây ra hoa tập trung và đồng loạt. Thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch. Trước khi quất ra hoa không sử dụng các sản phẩm phân bón có hàm lượng N cao.

- Khi trồng quất thường có hiện tượng rụng hoa, rụng quả. Nếu kỳ ra hoa bị mưa hoặc khi ra chồi phân bón không đủ và nắng nóng, có thể làm cho cây rụng hoa quả. Vì vậy phải chú ý quản lý trước và sau khi ra hoa, ngoài việc bón phân còn phải chú ý chiều tối cần tưới nước giảm nhiệt độ, nếu phát hiện ra chồi là phải hái ngay.

Nguồn: admin tổng hợp Xem thêm chủ đề: kỹ thuật trồng và chăm sóc quất, xiết nước quất, biện pháp kỹ thuật chăm sóc quất để quất ra hoa tập chung, quất quả to chín vàng đều FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Hoa Quất Cảnh