Biện Pháp Làm Tăng độ Phì Nhiều Của đất, độ Phì Nhiêu Của đất Là Gì?

Độ phì nhiêu của đất là gì, đánh giá như thế nào? Các biện pháp tăng độ phì nhiêu của đất là gì. Hãy cùng Niên giám tìm hiểu ngay nhé.

Mục lục nội dung

  • 1 Độ phì nhiêu của đất là gì?
  • 2 Cách làm tăng độ phì nhiêu của đất
    • 2.1 Tạo luống và lối đi cố định
    • 2.2 Xới đất và làm cỏ
    • 2.3 Bổ sung dinh dưỡng cho đất
      • 2.3.1 Phân chuồng
      • 2.3.2 Phân xanh
      • 2.3.3 Các nguồn chất hữu cơ khác
    • 2.4 Luân canh cây trồng và cho đất nghỉ ngơi
    • 2.5 Tạo lớp phủ trên bề mặt đất
    • 2.6 Đào các rãnh thoát nước
    • 2.7 Nuôi giun và các sinh vật có lợi
    • 2.8 Bón vôi cho đất
  • 3 Cách xác định độ phì nhiêu của đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng

Độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất để duy trì sự phát triển của cây trồng và tối ưu hóa năng suất cây trồng. Các yếu tố cấu thành nên độ phì nhiêu của đất phải kể đến như các chất dinh dưỡng phù hợp với cây trồng. Độ ẩm thích hợp, nhiệt độ thích hợp. Không độc hại và đất tơi xốp.

Đất có độ phì nhiêu cao sẽ giúp cây trồng tươi tốt và cho năng suất cao. Ngược lại đất có độ phì nhiêu thấp sẽ khiến cây trồng vàng héo và kém phát triển.

Độ phì nhiêu của đất

Trong quá khứ, thiên nhiên đã xây dựng nên những loại đất giàu dinh dưỡng và phù hợp cho sự phát triển của cây cơ. Nhưng có quá trình này kéo dài hàng triệu năm. Chúng ta không thể có nhiều thời gian để làm điều đó như tự nhiên đã làm.

Do đó chúng ta cần những biện pháp thông minh để tăng độ phì nhiêu cho đất. Chúng ta có thể tác động qua một hoặc đồng thời nhiều yếu tố như luân canh, xới đất, tạo luống, làm cỏ, kĩ thuật làm đất, ủ phân, bảo tồn tất, bón phân, kiểm tra đất,….

Cách làm tăng độ phì nhiêu của đất

Tạo luống và lối đi cố định

Một quy tắc mà các chuyên gia nông nghiệp khuyên bạn nên tuân theo khi làm vườn là không nên đi bộ trên luống vườn. Giẫm lên đất sẽ làm chặt nó, phá hủy đất cũng như các sinh vật có ích trong đất và môi trường sống của chúng.

Tạo luống đất

Tạo thành các luống và các lối đi cố định. Các lối đi chỉ nên vừa đủ để bạn có thể thăm khu vườn của bạn và không nên tốn quá nhiều diện tích. Thiết lập thành các lối đi sẽ giúp tránh được tình trạng đất bị nén chặt do di chuyển.

Thay vì áp dụng các biện pháp cải tạo đất nhiều vất vả trên diện rộng. Bạn chỉ cần áp dụng chúng cho các khu vực luống cố định, bỏ qua các lối đi Việc lắp đặt hệ thống tưới cũng dễ dàng hơn trên các luống cố định

Việc tạo cho khu vườn của bạn thành các luống và lối đi cố định này sẽ giúp cho khu vực trồng cây của bạn luôn tươi xốp, đảm bảo độ phì nhiêu của đất. Ngoài việc chúng còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc chăm sóc cây.

Nên xem: Độc đáo ẩm thực Măng Đen Kon Tum với nhiều trải nghiệm tuyệt vời

Xới đất và làm cỏ

Xới đất là một phương pháp cơ học để làm tơi xốp và thoáng khí cho đất chuẩn bị trồng. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên xới đất ít nhất một năm một lần. Ở các vùng quê Việt Nam thường dùng trâu cày tơi đất lên sau mùa vụ.

Các trang trại lớn thường dùng các loại máy để xới đất. Ở mô nhỏ như vườn sân sau nhà bạn thì có thể không cần xới đất. Ở khu vườn nhỏ việc xới đất có thể khiến đất bị rửa trôi, xói mòn hoặc tiêu diệt các vi sinh vật trong đất.

Với những khu vườn nhỏ, thì bạn nên dùng cái nĩa đào hoặc xẻng nhỏ để làm tơi đất mà không tiêu diệt vi sinh vật. Trước khi trồng cây, bạn chỉ cần nhẹ nhàng đảo đất khoảng 5- 7cm trước khi trồng là có thể đảm bảo độ tơi xốp phì nhiêu cho đất

Bổ sung dinh dưỡng cho đất

Phân chuồng

Phân chuồng là nguồn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cho cây. Lượng chất dinh dưỡng khác nhau tùy thuộc vào loài vật nuôi, thức ăn và cách bảo quản phân. Ví dụ như phân bò chứa khoảng 5 tới 6 kg nito, 2 đến 4kg photpho và 4 tới 6 kg kali mỗi tấn.

Trong khi đó phân gia cầm có tỷ lệ cao hơn của cả ba yếu tố. Phân chuồng có thể bón tươi cho cây. Khi bón phân tưới thì bạn cần lưu ý thời điểm bón phân. Các loại phân chuồng được ủ cho tới hoai mục được sử dụng nhiều hơn.

Phân gà
Phân gà bán trên thị trường

Phân xanh

Phân xanh chủ yếu là từ các loại thực vật được ủ, trộn với vi sinh cho lên men trong một thời gian nhất định rồi bón cho cây. Đây cũng là một nguồn dinh dưỡng dồi dào bổ sung cho đất.

Các loại cây thường được sử dụng như cây phân xanh, vỏ lạc, bột đậu tương, thân chuối, rác mía, vỏ cà phê …Tuy nhiên khi mua các phân này bạn cần chú ý mua từ các nguồn uy tín. Bởi vì chúng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ lây lan mầm bệnh.

Các nguồn chất hữu cơ khác

Ngoài ra còn nhiều nguồn phân hữu cơ khác có thể cung cấp một lượng đáng kể các yếu tố dinh dưỡng cho đất của bạn. Ví dụ như tàn dư cỏ dại, tàn dư các cây trồng khác, nước tiểu của động vật,…

Trên thị trường cũng bán nhiều loại phân hữu cơ động vật: phân gà, phân bò, phân dê,…. Bạn có thể tìm mua để cải tạo độ phì nhiêu cho đất của mình. Tần suất sử dụng các loại phân hữu cơ này được khuyến cáo là một năm một lần.

Luân canh cây trồng và cho đất nghỉ ngơi

Luân canh cây trồng là một trong những biện pháp tận dụng tốt đất và vẫn giúp cải tạo đất. Chúng có thể cung cấp chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, cải thiện hệ thống thoát nước và thông khí, thu hút các sinh vật có ích trong đất.

Nên xem: Kỹ thuật trồng khổ qua (mướp đắng) sai trái

Các loại cây luân canh có thể gieo trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng phổ biến vào cuối hè hoặc đầu thu khi mùa vụ của cây chính kết thúc. Chúng sinh trưởng qua mùa đông.

Hoặc một biện pháp khác là để cho đất nghỉ ngơi, để cho cỏ dại mọc tự do. Sau đó khoảng 3 tuần trước khi vào mùa vụ mới bạn nên xới tơi đất và có thể lật những cây cỏ này xuống.

Tạo lớp phủ trên bề mặt đất

Tạo một lớp phủ là một trong những biện pháp tăng độ phì nhiêu cũng như để bảo vệ đất. Chúng có tác dụng chống xói mòn do gió. Nó cũng rất hữu ích trong việc giúp đất giữ được lượng nước cần thiết.

Bạn có thể rải một lớp mùn mỏng, hoặc lá cây khô đã có phần hoai mục xung quanh gốc của các cây đang phát triển trong mùa sinh trưởng. Lớp phủ sẽ giữ cho đất không tiếp xúc trực tiếp với gió và nước. Đồng thời giữ được các chất dinh dưỡng và độ ẩm trong đất.

Trên thị trường cũng có bán một số sản phẩm mùn phủ khác nhau. Giá của chúng cũng không hề đắt và có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng bán vật liệu nuôi trồng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng gỗ vụn, lá cây và xác thực vật mục nát vào máy cắt nhỏ tạo thành hỗn hợp mùn phủ.

Đào các rãnh thoát nước

Các chuyên gia nông nghiệp khuyên rằng bạn nên tạo các rãnh thoát nước, định hướng nước chảy. Điều này tránh ngập úng cho khu vườn, đặc biệt là vào những ngày mưa. Đồng thời rãnh thoát nước làm giảm dòng chảy tránh xói mòn đất.

Nuôi giun và các sinh vật có lợi

Các sinh vật nói chung đặc biệt là giun có vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ và hình thành mùn. Do đó chúng rất cần thiết cho đất khỏe mạnh, độ phì nhiêu cao.

Giun và các sinh vật có lợi góp phần trong việc tái chế các chất dinh dưỡng trong đất. Chúng cũng giúp cải thiện đáng kể sự sẵn sàng cung cấp dinh dưỡng của đất cho cây trồng.

Giun ăn các vật chất chết và thối rữa. Sau khi tiêu hóa, sau đó bài tiết ra ngoài phân giàu dinh dưỡng góp phần tạo nên sự phong phú dinh dưỡng của đất.

Bạn có thể nuôi giun bằng cách sử dụng phân tươi và đất. Trộn đều chúng cùng với ít nước, tránh quá ướt và đậy lại. Sau khoảng 2 tuần những con giun sẽ sinh sản và phát triển.

Với quy mô lớn thì bạn có thể mua sẵn các loại phân vi sinh có sẵn trên thị trường. Bón đều đặn khoảng một năm một lần để tăng độ phì nhiêu cho đất.

Nên xem: Quả Vả và công dụng đối với sức khỏe

Bón vôi cho đất

Vôi và thạch cao được biết đến không chỉ là những sản phẩm có giá trị để điều hòa độ pH của đất. Chúng còn cung cấp canxi và magie thiết yếu cho đất. Sau khi canh tác một vài năm đất thường có độ pH thấp, giảm độ phì nhiêu đất.

Do đó, việc bón vôi định kì và kiểm tra độ pH là điều cần thiết. Trung bình thì chúng ta nên bón vôi sau mỗi 3 – 4 năm trồng cây. Cứ sau mỗi 3 năm lại kiểm tra lại một lần xem có cần bón thêm vôi không.

Có thể bón vôi vào tất cả các thời điểm trong năm. Nhưng tốt hơn trước khi cày bừa làm tơi đất. Bón vôi ít nhất 6-8 tuần trước khi trồng hoặc gieo hạt vì nó phản ứng tương đối chậm trong đất và cần thời gian để cho tác dụng tăng pH.

Nên bón vôi từng chút một. Tránh việc bón quá nhiều vôi sẽ khiến đất kiềm. Nếu đất quá kiềm, các chất dinh dưỡng như sắt, mangan, kẽm và phốt pho sẽ không thể tiếp cận được với cây trồng.

Các loại vôi được khuyên sử dụng đó là vôi nông nghiệp với hàm lượng canxi cacbonat (CaCO3) tối thiểu là 80%. Vôi Dolomitic gồm lượng canxi và magie cacbonat (CaCO3 + MgCO3) bằng nhau và nên được sử dụng trên đất chua thiếu magie.

Vôi tôi hoặc vôi xây dựng thường tiết kiệm hơn nhưng hút ẩm và ăn da. Điều này khiến việc sử dụng nó gây khó chịu. Các chuyên gia nông nghiệp khuyên rằng bạn không nên dùng vôi nung để bón cho cây.

Cách xác định độ phì nhiêu của đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng

Để đưa ra quyết định sử dụng loại phương pháp nào tăng độ phì nhiêu của đất bạn cần có một số quan sát hoặc kiểm tra đất thích hợp. Quan sát sự phát triển của cây trồng hoặc các loại cỏ dại cũng có thể phát hiện chất dinh dưỡng nào đang thiếu.

Ví dụ như cây tăng trưởng ban đầu kém, thể trạng thấp còi, sự phát triển rễ bị hạn chế, ra hoa quả muộn có thể cho thấy cây đang thiếu dinh dưỡng và đất chưa đủ độ phì nhiêu thích hợp.

Sự phát triển lá cũng có thể cho biết sự thiếu hụt dinh dưỡng. Nhưng cần phân biệt với các nguyên nhân khác như bệnh tật, sâu hại.

Quan sát màu đất cũng là một cách xác định độ phì nhiêu của đất. Nhìn chung, đất màu sẫm được cho là màu mỡ và có nhiều chất hữu cơ trong đất. Đất có kết cấu nhiều mùn cũng được cho là có độ phì nhiêu cao hơn đất cát.

Đất trồng là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây trồng. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể tạo cho mình một khu vườn với độ phì nhiêu cao. Chúc bạn thành công.

Theo: Biển Lặng

5/5 - (5 bình chọn)

Từ khóa » Những Phương Pháp Làm Tăng độ Phì Nhiêu Của đất