Biện Pháp Nhân Hóa Là Gì? Một Số Ví Dụ Và Các ... - DINHNGHIA.VN

Search Số lượt đọc bài viết: 109.791

Biện pháp nhân hóa là gì? Các hình thức của biện pháp nhân hóa là gì? Nhân hóa là một biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều trong văn học giúp cho hình ảnh của tác phẩm trở nên sống động và gần gũi hơn. Để giúp các bạn hiểu hơn về chuyên đề này, DINHNGHIA.VN sẽ tổng quát những kiến thức liên quan đến biện pháp nhân hóa qua bài viết dưới đây.

Tài liệu hay: Hướng dẫn Soạn Văn bài Nhân hóa lớp 6 – Siêu chọn lọc!

+-Xem ngay

Để xem được tài liệu bạn cần xác minh không phải Robot

Restricted Content To view this protected content, enter the password below:

Làm theo hướng dẫn bên dưới để lấy mã xác thực nhập vào ô bên trên:
  • Bước 1: Vào google tìm từ khóa: Copy
  • Bước 2: Tìm từ trên xuống dưới sẽ thấy trang meeyland.com/*** thì bấm vào đó

6 Mẫu văn phân tích Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua một số tác phẩm

  • Bước 3: Kéo xuống tìm trong trang đó sẽ thấy Mã xác thực

6 Mẫu văn phân tích Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua một số tác phẩm

Biện pháp nhân hóa là gì?

Biện pháp nhân hóa là gì và có những hình thức nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nhân hóa là biện pháp tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật,… bằng những từ ngữ sử dụng cho con người như hành động, suy nghĩ, tính cách cho nó trở nên sinh động , gần gũi, hấp dẫn và có hồn hơn.

Cùng với ẩn dụ, hoán dụ, so sánh…thì nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng thông dụng trong văn học nghệ thuật cũng như lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Ví dụ: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”.

=> Với hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn trên đã khiến hình ảnh cây tre trở nên gần gũi và thân thuộc hơn.

biện pháp nhân hóa là gì và các hình thức nhân hóa
Biện pháp nhân hóa là gì và các hình thức nhân hóa

Các hình thức của biện pháp nhân hóa

Nếu chỉ nắm được khái niệm biện pháp nhân hóa là gì mà không biết đến các hình thức của biện pháp tu từ này thì sẽ không thể hiểu rõ những tác dụng của nó. Cùng với ẩn dụ và hoán dụ, nhân hóa là một biện pháp tu từ được sử dụng thường xuyên trong văn học và được thể hiện bằng nhiều kiểu khác nhau, cụ thể là:

Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

Ví dụ:

“Chị ong nâu nâu nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu, chú gà trống mới gáy, ông mặt trời mới dậy….”

=> Trong câu hát trên có sử dụng phép nhân hóa dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật như: chị, chú, ông.

Dùng từ ngữ chỉ hành động con người để chỉ hành động con vật

Ví dụ:  

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

=> Thân, tay, núi, bọc,… những là những từ dùng để chỉ tính chất hoạt động của con người nhưng lại được sử dụng để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của sự vật.

Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Ví dụ

“Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.

=> Trâu ơi: Cách xưng hô với trâu như với con người.

Lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa

Ngoài việc nắm được định nghĩa biện pháp nhân hóa là gì, các hình thức và tác dụng của nhân hóa thì bạn cũng nên lưu tâm đến một số lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ này.

Nhân hóa: nhân là người, hóa là biến hóa. Nhân hóa có nghĩa là biến sự vật thành con người (nhân cách hóa). Nhân hóa có thể được coi là một loại ẩn dụ.

=> Như vậy, nhân hóa giúp cho sự vật, hiện tượng trở nên gần gũi với con người hơn, bên cạnh giúp tác giải diễn tả trọn vẹn cảm xúc trong tác phẩm.

Ví dụ:

“Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai

Buồn trông chênh chếch sao mai

Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ”

Việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong ví dụ trên giúp cho việc khắc họa nỗi buồn, sự trông đợi thiết tha mang đến một cái buồn man mác mà gần gũi.

Ngược lại với biện pháp nhân hóa là gì? – Trái ngược với nhân hóa là vật hóa – sử dụng những vốn từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng để nói đến con người.

Ví dụ:

“Gái chính chuyên lấy được chín chồng

Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi

Ai ngờ quang đứt lọ rơi

Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng”

Luyện tập về biện pháp nhân hóa

Tài liệu hay: Hướng dẫn Soạn Văn bài Nhân hóa lớp 6 – Siêu chọn lọc!

+-Xem ngay

Để xem được tài liệu bạn cần xác minh không phải Robot

Restricted Content To view this protected content, enter the password below:

Làm theo hướng dẫn bên dưới để lấy mã xác thực nhập vào ô bên trên:
  • Bước 1: Vào google tìm từ khóa: Copy
  • Bước 2: Tìm từ trên xuống dưới sẽ thấy trang meeyland.com/*** thì bấm vào đó

6 Mẫu văn phân tích Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua một số tác phẩm

  • Bước 3: Kéo xuống tìm trong trang đó sẽ thấy Mã xác thực

6 Mẫu văn phân tích Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua một số tác phẩm

Câu 1: SGK lớp 6 tập 2 trang 56

Phép nhân hóa

  • Ông trời mặc áo giáp đen ra trận – Từ “ông” được dùng để gọi người nhưng tác giả lại sử dụng để gọi trời. Hoạt động mặc áo giáp, ra trận là hoạt động của con người nhưng lại được sử dụng để tả bầu trời trước cơn mưa
  • Muôn nghìn cây mía múa gươm – Múa gươm là hoạt động của người nhưng được dùng để chỉ cây mía.
  • Kiến hành quân đầy đường – Hành quân là hoạt động của con người nhưng lại dùng để chỉ đàn kiến.

Câu 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 57

Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì? – Cách diễn đạt trên với cách diễn đạt trong thơ của Trần Đăng Khoa khác nhau rõ rệt mặc dù hàm ý của chúng như nhau. Trong các diễn đạt của Trần Đăng Khoa có tính hình ảnh và gần gũi hơn.

Câu 1: SGK lớp 6 tập 2 trang 57

  1. a)      Các sự vật được nhân hóa: mắt, tay, chân, miệng, tai.
  2. b)      Sự vật: tre.
  3. c)      Trâu.

Câu 2: SGK lớp 6 tập 2 trang 57

Các kiểu nhân hóa được sử dụng là:

  1. a)     Dùng từ ngữ vốn gọi con người để gọi sự vật lão, bác, cô, cậu.
  2. b)     Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, tính cách của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: xung phong, chống lại, giữ.
  3. c)     Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

Câu 1: SGK 6 tập 2 trang 58

Các đối tượng được nhân hóa: tàu (tàu mẹ, tàu con), xe (xe anh, xe em).

Tác dụng: giúp người đọc tưởng tượng được cảnh lao động hối hả và vui tươi ở bến cảng một cách sinh động hơn; mọi sự vật, hiện tượng ở bến cảng trở nên có hồn, chân thật và gần gũi như chính con người.

Câu 2: SGK 6 tập 2 trang 58

Đoạn văn này không sử dụng phép nhân hóa mà chỉ đơn thuần miêu tả, tự sự thuần túy, không gợi được sự sinh động, gần gũi đối với con người. Đoạn văn ở câu 1 có nhiều phép nhân hóa, vì vậy nó trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Câu 3: SGK 6 tập 2 trang 58

Cách gọi tên có sự khác biệt ở đoạn văn 1 và đoạn văn 2:

Đoạn văn 1 Đoạn văn 2
Cô bé Chổi Rơm (gọi tên giống như người) Chổi rơm
Xinh xắn nhất (tính từ dùng để miêu tả người)            Đẹp nhất
Chiếc váy vàng óng (trang phục của con người) Tết bằng nếp rơm vàng
Áo của cô (trang phục của con người)    Tay chổi
Cuốn từng vòng quanh người (sử dụng “người” để gọi tên sự vật)         Quấn quanh thành cuộn

Ở đoạn văn 1: sự vật hiện lên một cách gần gũi và sinh động hơn phù hợp với giọng văn miêu tả

Ở đoạn văn 2: chỉ miêu tả thuần túy sự vật, phù hợp với văn thuyết minh hơn

Câu 4: SGK 6 tập 2 trang 59

  1. a)      Núi ơi: trò chuyện, xưng hô với sự vật (núi) như đối với người -> Coi núi là người bạn thân, người tri kỷ để giãi bày suy nghĩ, tình cảm trong lòng
  2. b)      tấp nập, xuôi ngược, cãi cọ, bì bõm lội bùn,..: đây là những từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của con người, trong đoạn văn trên, được dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật -> miêu tả sinh động bức tranh đời sống của động vật như chính đời sống con người
  3. c)      Trầm ngâm, dáng mãnh liệt, vùng vằng, nhìn, chạy về,.. đây là những từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của con người, trong đoạn văn trên, được dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật -> vẽ nên thế giới của thực vật, đồ vật sinh đồng và giàu sức sống như chính con người
  4. d)      Bị thương, vết thương, thân mình, cục máu: đây là những từ chỉ tính chất, hoạt động và bộ phận của con người được sử dụng để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật -> thể hiện sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường của con người và cây cối nơi đây

Câu 5: SGK 6 tập 2 trang 59

Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

Xuân sang, ông mặt trời nở nụ cười thật ấm áp, mọi cây cối đều khoác lên mình một chiếc áo mới màu xanh ngát. Cành đào khô khốc vì giá lạnh thì bây giờ đã có thể nở nụ cười hồng chúm chím. Hồng, lan, huệ,… cùng đua nhau khoe sắc. Đến những chú chim non cũng trở nên rộn ràng hơn, lòng người cũng thấy vui hơn.

Trên đây là tổng hợp kiến thức về chuyên đề biện pháp nhân hóa là gì. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Nếu có thắc mắc về chủ đề biện pháp nhân hóa là gì, hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận ngay dưới đây, DINHNGHIA.VN sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn!.

Xem chi tiết qua bài viết dưới đây về biện pháp nhân hóa:

(Nguồn: www.youtube.com)

Xem thêm:

  • Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là gì?
  • Nói quá là gì? Biện pháp nói quá có tác dụng gì? Ngữ Văn 8
  • Cách làm nghị luận về một đoạn thơ bài thơ CHI TIẾT và HAY NHẤT
  • Nghị luận xã hội là gì? Văn nghị luận xã hội là gì? Các dạng nghị luận xã hội

Tu khoa lien quan

  • chuyên đề biện pháp nhân hóa
  • đặt 5 câu có sử dụng phép nhân hóa
  • bài tập về biện pháp tu từ nhân hóa lớp 3
  • nhân hóa là gì lớp 6
  • ví dụ về nhân hóa trong thơ
  • nhân hóa mặt biển
  • đặc điểm của phép nhân hóa
3.4/5 - (12 bình chọn) Please follow and like us:errorfb-share-icon Tweet fb-share-icon Tagged: văn 4văn 6
  • Tính từ là gì? Chức năng và phân loại tính từ trong tiếng Việt

  • Nghị luận là gì? Bố cục của bài văn nghị luận và những sai lầm cần tránh khi viết

  • Nghị luận xã hội về câu nói Sống trong cuộc đời cho đi là còn mãi

  • Ôn tập về luận điểm: Soạn bài ngắn nhất và hay nhất [Văn lớp 8]

  • Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông: Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài

  • Trình bày suy nghĩ và Nghị luận xã hội về lòng khiêm tốn [TOP bài điểm CAO]

Comments

  1. Pingback: Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ thường gặp

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

Chuyên mục

  • Âm Nhạc
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Địa Lý
  • Hóa học
  • Kiến thức chung
  • Kinh tế
  • Làm đẹp
  • Lịch Sử
  • Mỹ phẩm
  • Sinh học
  • Sức khỏe
  • Tài Chính
  • Thời trang nam
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • Toán Học
  • Tử Vi
  • Văn học
  • Vật Lý
  • Viễn Thông
DMCA.com Protection Status error

Bạn thích bài viết này? Chia sẻ nó với bạn bè của bạn nào ;)

  • ngothithuhoai@digicon.vn
  • https://www.facebook.com/nh-Ngha-107247270787682/?modal=admin_todo_tourhttps://www.facebook.com/nh-Ngha-107247270787682/?modal=admin_todo_tour fb-share-icon
  • https://twitter.com/DinhnghiaV
  • https://www.linkedin.com/in/nh-ngha-15a7b994/

Từ khóa » Cấu Tạo Của Nhân Hóa