Biện Pháp Phòng Tránh Các Bệnh Về Giun Sán
Có thể bạn quan tâm
Biện pháp phòng tránh các bệnh về giun sán Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ký sinh trong cơ thể người gây nên nhiều loại bệnh. Giun sán có nhiều loại khác nhau, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá, sán dây (sán lợn), giun đũa, giun kim, giun móc, giun lươn, amip, có loại rất nguy hiểm, có thể làm tử vong như giun đũa, giun xoắn...; Ảnh minh họa Những nguyên nhân nhiễm giun sán Nguyên nhân gây ra bệnh giun sán là do người bị nhiễm phải ấu trùng hoặc trứng của giun, sán qua đường tiêu hóa khi ăn phải các thức ăn có trứng giun, trứng sán. Người lớn và trẻ em đều có thể mắc bệnh giun sán. Trẻ em hầu hết đều có giun, có nhiều loại giun song trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh và qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay trước khi ăn. Bệnh sán lợn, ấu trùng sán lợn gặp ở nhiều nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam), người mắc bệnh thường do ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Các biện pháp phòng bệnh giun sán Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách: - Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm). - Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. Ảnh minh họa - Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh. - Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn. - Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau. - Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường. - Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Nguyễn Linh Trang
Bài viết liên quan
- Những điều cần biết về vi khuẩn HP
- Tăng cường chất lượng chăm sóc người bệnh chào mừng ngày thành lập Hội Điều dưỡng Việt Nam
- Những điều cần biết khi bị ngộ độc thủy ngân
- Liên hoan Tết Trung thu tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng
- Bệnh suy giáp
- Trung tâm Y tế Hữu Lũng tổ chức lớp huấn luyện về Phòng cháy chữa cháy năm 2019
- Cụ bà 86 tuổi được phẫu thuật nội soi thành công sỏi ống mật chủ tại Trung tâm Y tế Hữu Lũng
- Trung tâm Y tế Hữu Lũng tổ chức sinh hoạt hội đồng người bệnh tháng 8/2019
- Tầm quan trọng của Vắc xin và tiêm chủng
- Trung tâm Y tế Hữu Lũng triển khai cấp phát bổ sung Vắc xin 5 trong 1 DPT-VGB-Hib (SII) trong tiêm chủng mở rộng
- Trung tâm Y tế Hữu Lũng thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa
- Xử trí đúng cách, kịp thời khi mắc dị vật đường thở
- Hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm tháng 8 năm 2019 tại Trung tâm Y tế Hữu Lũng
- Trung tâm Y tế Hữu Lũng tập huấn Quy trình giám sát tỷ lệ nhiễm khuẩn
- Trung tâm Y tế Hữu Lũng tăng cường phối hợp với Công an huyện để đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình khám, chữa bệnh
Dịch vụ y khoa
- Sơ đồ tổ chức
Bài viết mới nhất
- TRUNG TÂM Y TẾ HỮU LŨNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2025
- Đề nghị cung cấp báo giá khí sử dụng cho máy phát tia plasma lạnh
- Ngày bao phủ sức khỏe toàn dân
- Hơn 100 cán bộ y tế trường học và cán bộ y tế chuyên trách tại trạm Y tế xã, thị trấn tham gia tập huấn các hoạt động dinh dưỡng trong trường học
- Trung tâm Y tế Hữu Lũng khuyến cáo chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người bệnh cao tuổi mắc bệnh nền cao huyết áp, đột quỵ não
Hợp tác chuyên môn
Từ khóa » Nơi Kí Sinh Là Gì
-
Ký Sinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? Ký Sinh Trùng Sinh Sản Và Phát Triển Thế Nào?
-
Các Khái Niệm Về Kí Sinh Trùng - Health Việt Nam
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? 20 Loại Ký Sinh Trùng Phổ Biến Hiện Nay
-
Phương Pháp Tiếp Cận Với Nhiễm Ký Sinh Trùng - Bệnh Truyền Nhiễm
-
Ký Sinh Trùng Và Những điều Bạn Chưa Bao Giờ Nghe đến
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? Các Loại Ký Sinh Trùng Hay Gặp
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Phòng Ngừa
-
Bệnh Sán Dây - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Các Loại Ký Sinh Trùng Sống Trên Cơ Thể Người
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Bệnh Nhiễm Ký Sinh Trùng ở Mắt
-
Nhiễm Ký Sinh Trùng Gây Ra Nguy Hiểm Gì Cho Sức Khỏe Con ...
-
Bệnh Sán Dải Heo (Taenia Solium Và Taenia Asiatica Hay Taenia ...