Biện Pháp Phòng Trừ Tổng Hợp (IPM) Sâu Xanh ăn Lá Bồ đề
Có thể bạn quan tâm
Biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) sâu xanh ăn lá bồ đề
Giới thiệu đặc điểm hình thái và tập tính sinh học, đặc điểm gây gại của sâu xanh ăn lá Bồ đề. Hướng dẫn biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp sinh học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm phòng trừ tổng hợp sâu xanh ăn lá Bồ đề.
Sâu xanh ăn lá Bồ đề có tên khoa học là Fentonia sp, thuộc họ Notodontidae, bộ cánh phấn Lepidorera. Chúng xuất hiện và gây hại trên cây bồ đề từ hàng chục năm trước đây nhưng ít được các địa phương và chủ rừng quan tâm, phòng trừ.
1. Về đặc điểm hình thái và tập tính sinh học
Sâu xanh ăn lá Bồ đề có vòng đời khoảng 35 – 45 ngày. Trưởng thành màu xám, có râu đầu hình lông chim, hoạt động về đêm, ưa ánh sáng đèn; sau khi vũ hoá, chúng giao phối và đẻ trứng ngay, mỗi con cái đẻ khoảng 100 – 120 trứng, đẻ thành ổ từ 40 – 70 quả tập trung trên thân cây và mặt sau lá bồ đề. Sâu non màu xanh có 4 tuổi, tuổi 1 sống quần tụ, từ tuổi 2 trở đi sống tản mạn, phân bố đều trên tán lá và gây hại mạnh ở tuổi 3 và 4. Nhộng màu nâu đen, được làm trong đất, phân bố đều trong hình chiếu tán lá ở độ sâu 1 – 7 cm. Hàng năm, có khoảng 6 – 7 lứa sâu gối nhau gây hại trên các rừng Bồ đề từ tháng 4 đến tháng 10, trong đó gây hại mạnh nhất từ trung tuần tháng 6 trở đi. Cần đặc biệt quan tâm lứa sâu tháng 7 và tháng 9 hàng năm.
2. Đặc điểm gây hại
Loài sâu này có tính chọn lọc thức ăn cao, chỉ ăn lá Bồ đề, không ăn các loại lá cây. Sâu non sau khi nở ăn toàn bộ phần lá, gây hại cả lá non, lá bánh tẻ và lá già của cây Bồ đề đến khi trụi toàn bộ lá trên cây. Cây Bồ đề bị hại nặng không còn lá sẽ chậm phát triển, còi cọc, khẳng khiu, một thời gian sau mới hồi phục và ra lá mới. Nếu cây bị nhiều lứa sâu xanh ăn lá gây hại nặng liên tục có thể không còn khả năng phục hồi và bị chết.
Để đảm bảo phòng trừ hiệu quả sâu xanh ăn lá Bồ đề, thời gian tới cần sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, đặc biệt là UBND các xã đang có diện tích bị nhiễm sâu, chỉ đạo thực hiện tốt công tác rà soát diện tích rừng trồng Bồ đề, phát hiện các diện tích nhiễm sâu, đồng thời tuyên truyền cho các chủ rừng về nhận biết, tác hại của sâu xanh ăn lá Bồ đề để tiến hành phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
3. Biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)
- Biện pháp canh tác: Gieo trồng bồ đề đúng mật độ, tỉa, dặm, phát cành để cây có khoảng cách hợp lý, bón cân đối các loại phân bón để cây khỏe, tăng khả năng chống chịu với sâu hại.
- Biện pháp sinh học: Bảo vệ các loài thiên địch có sẵn trong rừng Bồ đề, đặc biệt là bảo vệ các loài chim ăn sâu để khống chế mật độ sâu hại.
- Biện pháp thủ công: Huy động chủ rừng tiến hành sử dụng bẫy đèn để bắt và tiêu diệt trưởng thành, thực hiện xới xáo quanh gốc cây (toàn bộ hình chiếu tán lá) để diệt nhộng nhằm hạn chế trưởng thành vũ hóa đồng thời bắt giết trưởng thành, diệt các ổ trứng, giết ổ sâu non mới nở.
- Sử dụng thuốc BVTV:
Theo hướng dẫn của Chi cục BVTV, tạm thời sử dụng thuốc đã được đăng ký trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh (Ví dụ: Victory 585EC, Wavotox 585EC, Neretox 95 WP,...):
Với những diện tích rừng có địa hình thấp, nguồn nước thuận lợi, cây tuổi 1 - 2 (cây còn thấp): Sử dụng những loại thuốc hóa học có tác dụng tiếp xúc, xông hơi mạnh pha với nước dùng bình phun để phun phòng trừ ví dụ như: Victory 585EC, Wavotox 585EC,... .
Với những diện tích rừng tuổi trên 3 năm, địa hình cao, không có nguồn nước: Sử dụng những loại thuốc có hoạt chất Nereistoxinví dụ như: Neretox 95 WP liều lượng 1,1 kg trộn đều với 6 - 7 kg bột nhẹ phun cho 1 ha; Dùng máy phun động cơ phun thuốc dạng bột phun theo từng băng rộng 10 - 15 m theo đường đồng mức từ trên xuống dưới.
Với những diện tích đồi, núi cao không thể áp dụng các biện pháp trên thì sau đợt sâu hại cần kiểm tra, bón bổ sung phân bón cho cây ra lá mới, phục hồi sinh trưởng, tỉa, dặm lại những cây bị chết để đảm bảo mật độ. Với những diện tích rừng sắp đến tuổi thu hoạch, nếu bị nhiễm nặng thì có thể thu hoạch sớm để tránh phải phun thuốc BVTV.
13940-ntm.002980_bien-phap-phong-tru-tong-hop-ipm-sau-xanh-an-la-bo-de.pdf
Phan Văn Đạo - Chi cục trưởng - Chi cục BVTV
Từ khóa » đặc điểm Hình Thái Của Sâu Xanh ăn Lá
-
Sâu Xanh Bướm Trắng Hại Rau - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Đặc điểm Hình Thái Và Quy Trình Phòng Trừ Sâu đo ăn Lá Hại Cây Keo ...
-
Sâu Xanh ăn Lá - Cách Nhận Diện Và Phòng Trị - AZ Farming
-
Sâu Xanh - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Sâu Xanh ăn Lá - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Sâu Xanh 2 Sọc Trắng (Sâu Xanh ăn Lá) - CTY CP BVTV DELTA
-
SÂU ĐO XANH ĂN LÁ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Sâu Xanh Bướm Trắng Hại Rau
-
Sâu ăn Lá Và Biện Pháp Phòng Trừ Sâu ăn Lá Trên Dưa Hấu
-
Sâu Xanh đục Quả
-
[PDF] MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI SÂUĂN LÁ (ERICEIA SP
-
Sâu Xanh | Vien Khoa Hoc Ky Thuat Nong Nghiep Mien Nam
-
Sâu Vẽ Bùa Và Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Vẽ Bùa Trên Cây Có Múi