Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Cho Trẻ 5-6 Tuổi Rửa Tay Bằng Xà Phòng
Có thể bạn quan tâm
Đề tài: “Biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi rửa tay bằng xà phòng”
1. Cơ sở lý luận
Trẻ ở lứa tuổi mầm non hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ với các bệnh tật nói chung cũng như khả năng thích ứng của da còn yếu nên trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do ảnh hưởng yếu tố thời tiết và môi trường. Vì vậy việc giáo dục trẻ có thói quen vệ cá nhân nói chung và vệ sinh rửa tay trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn là một hoạt động vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với sức khỏe của trẻ.
Rửa tay với xà phòng từ lâu được xem là một trong những biện pháp phòng bệnh tay chân miệng, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh viêm gan A,E,..đặc biệt hiện nay dịch Covid 19 đang diễn ra rất nhiều tỉnh thành trong cả nước, nên kỹ năng và thói quen rửa tay lại càng quan trọng hơn đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề việc rửa tay bằng xà phòng đối với sức khỏe của trẻ, là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, người trực tiếp giảng dạy và chăm lo cho các cháu từng bữa ăn, giấc ngủ tôi nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình cũng như tầm quan trọng của việc rèn thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách.
Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi rửa tay bằng xà phòng” để nghiên cứu tìm ra biện pháp hữu hiệu để rèn kỹ năng, thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã gặp một số thuận lợi khó khăn sau:
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi
Nhà trường nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Sở GD - ĐT, Phòng GD - ĐT tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, đồ chơi. Đặc biệt trường có sân chơi rộng, có các khu vui chơi riêng như sân vận động, vườn cổ tích, nơi chơi với cát nước cho trẻ hoạt động trải nghiệm và mỗi khu vực chơi trường bố trí nơi rửa tay cho trẻ mỗi khi trẻ chơi xong hay khi tay bẩn.
Bản thân tôi là một giáo viên có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong mọi hoạt động.
100% trẻ được ăn bán trú tại trường, các cháu đi học cả ngày nên thuận lợi trong việc rèn các kỹ năng cho trẻ đặc biệt là kỹ năng rửa tay bằng xà phòng.
2.2. Khó khăn:
Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, thường làm giúp trẻ nên khả năng tự phục vụ của trẻ trong hoạt động vệ sinh còn hạn chế, chưa quan tâm đến việc rèn luyện thói quen rửa tay cho trẻ.
Một số trẻ bố mẹ đi làm ăn xa, các cháu ở với ông bà vì vậy việc giáo dục vệ sinh cá nhân cũng như rửa tay bằng xà phòng còn có phần hạn chế.
Về nhà các cháu vẫn được bố, mẹ cho rửa tay bằng xà phòng nếu có cho trẻ làm thì cũng làm chưa đúng các thao tác mà trẻ được học ở lớp, và cũng thiếu thường xuyên, lâu lâu mới rửa tay một lần.
2.3 Thực trạng:
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ nói chung, rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng nói riêng đạt kết quả cao vào đầu năm học trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát trên 27 trẻ của lớp tôi với những nội dung sau:
- Trẻ có thói quen rửa tay hàng ngày: 12/27 tỷ lệ:44%
- Trẻ có thói quen nề nếp rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh: 14/27 tỷ lệ: 52%
- Trẻ biết rửa tay theo đúng quy trình: 11/27 tỷ lệ: 40.7%
Xuất phát từ thực tiễn thuận lợi khó khăn và tình hình trên trẻ, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra những biện pháp giúp trẻ có những kỹ năng, thói quen rửa tay bằng xà phòng tốt hơn.
3. Các biện pháp thực hiện:
3.1 Rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng thông qua hoạt động học.
* Lồng ghép vào các hoạt động học có chủ đích:
Tôi lồng ghép nội dung giáo dục Kỹ năng rửa tay bằng xà phòng thông qua các lĩnh vực tùy vào từng chủ đề, chú trọng vào các chủ đề: Trường mầm non, bản thân, gia đình...
Ví dụ: Qua hoạt động có chủ đích: Khám phá khoa học: “ Tìm hiểu về cơ thể của bé”. Tôi lồng ghép nội dung kỹ năng rửa tay bằng xà phòng vào vừa nhẹ nhàng vừa lôi cuốn trẻ giúp trẻ nhớ lâu và trẻ rất thích thú qua câu chuyện “Tại ai”. Qua câu chuyện tôi giáo dục trẻ các bộ phận trên cơ thể đều rất quan trọng, đặc biệt là đôi bàn tay nên các con phải thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đúng cách.
Hay khi tổ chức cho trẻ rửa tay lồng vào nội dung phòng chống dịch bệnh Co ro na giúp trẻ hiểu rõ cách phòng chống dịch bệnh. Để gây hứng thú cho trẻ tôi đã lồng nội dung bài hát "Bé học rửa tay" để trẻ bắt chước làm theo các thao tác, rèn cho trẻ các kỹ năng rửa tay bằng xà phòng.
Với chủ đề: “Bản thân” trong giờ âm nhạc tôi kết hợp vừa dạy hát vừa kết hợp kỹ năng vệ sinh cho trẻ một cách nhẹ nhàng trẻ trả lời các gợi ý tôi đưa ra một cách hứng thú. Ví dụ qua bài hát: “Tay thơm, tay ngoan” Tôi giáo dục vệ sinh cho trẻ để bàn tay vừa thơmvừa ngoan thì chúng mình phải rửa tay bằng xà phòng thường xuyên
* Lồng ghép hoạt động chơi ngoài trời:
Tôi thường tổ chức cho trẻ dạo chơi sân trường, cho trẻ quan sát hình ảnh tuyên truyền vệ sinh hay nhặt lá, nhổ cỏ... Sau mỗi lần chơi xong tôi thường gợi hỏi trẻ:
Các con hay giơ đôi bàn tay cho cô xem nào
Các con thấy đôi bàn tay của mình như thế nào?
Muốn sạch sẽ các con phải làm gì?
Qua các câu hỏi đó, tôi đã rèn cho trẻ thói quen và kỹ năng rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi xong và khi bàn tay bị bẩn.
* Lồng ghép qua giờ hoạt động góc.
Trong giờ chơi hoạt động góc tôi thường cho trẻ chơi ở tất cả các góc theo ý thích của trẻ ví dụ như trẻ chơi rửa tay, rửa mặt, tắm cho búp bê, nấu ăn....Đối với trò chơi nấu ăn tôi gợi hỏi trẻ, trước khi chế biến món ăn thì con phải làm gì?
Các con rửa tay như thế nào, có mấy bước rửa tay
Từ đó trẻ có ý thức được sau mỗi khi chơi xong trẻ biết cất đồ chơi gọn gàng và rửa tay sạch sẽ đúng quy trình.
Để hoạt động rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn tôi thường sử dụng các bài thơ, bài hát để lồng ghép vào nội dung giúp trẻ hứng thú hơn, dễ nhớ hơn, từ đó trẻ nhớ lâu hơn.
Ví dụ như bài hát Rửa tay, khám tay, chiếc khăn tay...Bài thơ: "Tập rửa tay"
3.2 Rèn kỹ năng "Rửa tay bằng xà phòng" Thông qua hoạt động chiều
Thông qua hoạt động chiều, tôi tổ chức rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng cho trẻ bằng các trò chơi khác nhau. Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học mang lại hiệu quả rất lớn trong việc rèn kỹ năng và thói quen cho trẻ.
Ở hoạt động này tôi thường tổ chức các trò chơi: “Ai nhanh hơn” “Rung chuông vàng”...tôi đưa ra cho trẻ những câu hỏi để trẻ tự suy nghĩ trả lời.
Ví dụ: Trước khi ăn các con phải làm gì?. Tại sao lại phải rửa tay? Sau khi đi vệ sinh phải làm gì?Vì sao?. Có mấy bước rửa tay bằng xà phòng?
Ở mỗi câu hỏi tôi thường đưa ra nhiều đáp án và cho trẻ lựa chọn câu trả lời đúng.
Tôi thường xuyên ôn luyện các thao tác vệ sinh cho trẻ như tập cho trẻ mô phỏng các thao tác rửa tay qua nhạc dân vũ rửa tay. Khi được thực hiện mô phỏng các bước rửa tay bằng xà phòng thì trẻ rất hứng thú thực hiện.
33 Tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng ở mọi lúc, mọi nơi.
Muốn có thói quen cho trẻ thì chúng ta phải thường xuyên tổ chức cho trẻ thực hiện. Tôi thường xuyên nhắc nhở, động viên và giám sát trẻ thực hiện, tôi lồng ghép nội dung rửa tay bằng xà phòng cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Hàng ngày trong thời gian đón trả trẻ tôi cũng trò chuyện về các bước rửa tay, thời gian rửa tay, vì sao phải rửa tay...
Trước khi ăn cơm sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng đúng cách.
Ví dụ: Trước mỗi giờ ăn cơm tôi thường nói: Đã đến giờ rửa tay rồi cô cháu mình cùng đi rửa tay nào! Cô sẽ rửa tay sạch để chia cơm còn các con rửa tay sạch để xúc cơm cho sạch sẽ và ăn ngon miệng”
3.4. Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh.
Ở những lúc đón, trả trẻ hoặc ở các cuộc hội nghị phụ huynh tôi tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng cho trẻ để phụ huynh cùng với cô rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng cho trẻ ở nhà.
Tôi ghi lại các bước rửa tay và thời điểm rửa tay cho trẻ phát cho phụ huynh để họ căn cứ vào đó thống nhất cùng với cô giáo rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng cho trẻ đúng cách để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
4. Kết quả đạt được.
* Đối với giáo viên:
Nắm vững các phương pháp giáo dục cho trẻ, lồng ghép, tích hợp một cách sáng tạo nhằm rèn thói quen rửa tay bằng xà phòng cho trẻ.
Biết tích hợp lồng ghép các nội dung phù hợp trong rèn kỹ năng rửa tay cho trẻ một cách linh hoạt tạo cho trẻ có thói quen tự giác rửa tay mỗi khi tay bẩn.
* Đối với trẻ:
Đa số các cháu đã thực hiện được những kỹ năng rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình 6 bước thành thạo và thường xuyên.
100% Trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng hàng ngày.
100% Trẻ có thói quen nề nếp rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
96% số trẻ biết rửa tay theo đúng quy trình.
* Đối với phụ huynh:
Các phụ huynh có ý thức hơn về việc chăm sóc cho con mình đã biết kết hợp với cô giáo rèn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng ở nhà cũng như cô dạy ở lớp
5: Kết luận
Việc rèn kỹ năng rửa tay bằng xà phòng cho trẻ 5-6 tuổi là vô cùng quan trọng. Song công việc thật không đơn giản vì trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải: Trau dồi kiến thức hướng dẫn các kỹ năng vệ sinh cho trẻ cần thiết.
Cô giáo phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, mẫu mực, chịu khó, kiên trì tìm tòi học hỏi, luôn có biện pháp sáng tạo, đổi mới trong giảng dạy và chăm sóc giáo dục trẻ.
Trên đây “Biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi rửa tay bằng xà phòng” mà tôi đã rút ra được trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Rất mong được sự góp ý của Ban giám khảo để các biện pháp của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Từ khóa » Dạy Trẻ Kỹ Năng Rửa Tay Bằng Xà Phòng
-
Dạy Kỹ Năng Rửa Tay Cho Trẻ Mầm Non đúng Cách, Bảo Vệ Sức Khỏe
-
Dạy Trẻ Kỹ Năng Rửa Tay Bằng Xà Phòng- 4-5 Tuổi - YouTube
-
Hướng Dẫn Rửa Tay Bằng Xà Phòng. - YouTube
-
Dạy Trẻ Kỹ Năng Rửa Tay - Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Vĩnh Phúc
-
Hoạt động Vệ Sinh Rửa Tay Bằng Xà Phòng - Trường Mầm Non Lê Lợi
-
Dạy Trẻ Kỹ Năng Rửa Tay Bằng Xà Phòng - MN Ngô Quyền
-
Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Rửa Tay Cho Trẻ Mẫu Giáo 4-5 Tuổi - Tài Liệu Text
-
Hướng Dẫn Bé 6 Bước Rửa Tay Sạch Khuẩn Với Nước Rửa Tay
-
Hướng Dẫn 6 Bước Rửa Tay Cho Trẻ Mầm Non đúng Cách
-
DẠY TRẺ KỸ NĂNG: " Rửa Tay Bằng Xà Phòng" - MN Hoa Hồng
-
“RÈN TRẺ CÓ THÓI QUEN VỆ SINH RỬA TAY, SÁT KHUẨN Ở ...
-
Hướng Dẫn Kỹ Năng Rửa Tay Bằng Xà Phòng
-
Giáo án Mầm Non Rèn Kỹ Năng Rửa Tay Mới Nhất 2020
-
Hướng Dẫn Trẻ Em Rửa Tay đúng Cách để Phòng Dịch COVID
-
Kỹ Năng Rửa Tay - Mầm Non Ngôi Nhà Mơ Ước
-
Trò Chơi Rửa Tay Cho Trẻ Mẫu Giáo Có Thói Quen Vệ Sinh Tay Sạch Sẽ
-
Quy Trình 6 Bước Rửa Tay đúng Cách Cho Trẻ Mầm Non