Biện Pháp Tăng Cường Pháp Chế XHCN - Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học

Như trên chúng ta đã phân tích thấy rõ sự cần thiết phải tăng cường pháp chế XHCN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay. Vậy cần áp dụng những biện pháp pháp lý nào để tăng cường pháp chế XHCN.

Ngoài những biện pháp về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội… cần áp dụng các biện pháp chủ yếu:

- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật toàn diện, đồng bộ, khoa học và thực tiễn. Pháp luật XHCN là tiền đề của pháp chế XHCN và quản lý xã hội bằng pháp luật vì vậy cần phải có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ. Hiện nay, trong xã hội còn nhiều quan hệ cần sự điều chỉnh của pháp luật, nhưng chưa có pháp luật để điều chỉnh; còn nhiều văn bản QPPL còn chồng chéo, không còn phù hợp với tình hình thực tế; đòi hỏi phải từng bước bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật; đẩy mạnh hơn nữa công tác hệ thống hóa, loại ra ngoài hệ thống các văn bản không còn phù hợp; đồng thời chú trọng việc xây dựng và ban hành những đạo luật mới. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, điều quan trọng là pháp luật phải phản ánh đúng quy luật khách quan và nhu cầu XHCN, phù hợp với đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và có thể thực hiện trong thực tế đời sống xã hội phát triển sinh động hiện nay. Xây dựng pháp luật phải đúng theo thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp. Tránh quan điểm ban hành pháp luật không thiết thực, lấy chủ trương chính sách của Nhà nước thay cho pháp luật.

- Tổ chức thực hiện pháp luật: Đây là khâu trung tâm, quan trọng nhất của công tác tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa vì pháp chế và trật tự pháp chế XHCN chỉ hình thành khi mọi công dân hiểu, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích, giáo dục pháp luật cho mọi thành viên trong xã hội nhằm hình thành ý

thức pháp luật,là tiền đề tư tưởng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xã hội hóa công tác thực hiện pháp luật; đổi mới bổ sung hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Các cơ quan Nhà nước phải thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện, loại bỏ các hành vi không hợp pháp. Kiểm tra, giám sát là trách nhiệm không chỉ của các cơ quan Nhà nước, mà còn của các tổ chức xã hội và mọi công dân. Công tác kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật phải được đặc biệt coi trọng. Phải quán triệt nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.

- Bảo vệ pháp luật: Để phát huy sức mạnh của mọi công dân trong việc phòng ngừa, phát hiện, tố giác và xử lý vi phạm pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và ngoài xã hội, cần xã hội hóa việc bảo vệ pháp luật.

- Đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật và các tổ chức hỗ trợ tư pháp trong việc bảo vệ pháp luật; xử lý mọi vi phạm pháp luật một cách kịp thời, nghiêm minh, nhanh chóng; kiểm tra, giám sát việc xử lý các vi phạm pháp luật.

- Kiện toàn các cơ quan quản lý Nhà nước và tư pháp. Muốn tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa cần kiện toàn các cơ quan này theo hướng gọn nhẹ, có chất lượng. Kiện toàn, đổi mới một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tư pháp, thiết lập cơ chế giám sát tính hợp hiến của luật, tính hợp pháp của các văn bản QPPL, ngăn chặn, xử lý đúng hiện tượng tham nhũng, lạm dụng quyền lực, giữ gìn trật tự an ninh xã hội.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tăng cường pháp chế. Các cấp ủy Đảng từ Trung ương tới địa phương phải thường xuyên lãnh đạo công tác pháp chế, kiểm tra chặt chẽ hoạt động thực hiện pháp

luật ở các cơ quan Nhà nước. Tăng cường cán bộ có phẩm chất và năng lực cho lĩnh vực pháp chế.

Từ khóa » Các Giải Pháp Tăng Cường Pháp Chế Xhcn