Biện Pháp Thi Công Bể Nước Ngầm, Download Bản Vẽ, Thuyết Minh
Có thể bạn quan tâm
Bể nước ngầm là cấu kiện không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Có rất nhiều dạng bể nước ngầm như: bể chứa nước, bể xử lý nước thải, bể gạch, bể inox…Dưới đây là tổng hợp thông tin biện pháp thi công bể nước ngầm kèm theo bản vẽ và thuyết minh chi tiết, bạn download dưới đường link bài viết dưới đây nhé
>> Xem thêm bài viết
- Khối lượng riêng của nước và nước đá là bao nhiêu?
- Móng đơn là gì? Chi tiết cấu tạo kết cấu móng đơn trong XD
- Móng băng là gì? Cấu tạo và kết cấu móng băng thế nào?
Nội dung bài viết
Các dạng bể nước ngầm
Bể nước ngầm hiện nay phổ biến có 4 dạng như: bể nước ngầm được làm bằng bê tông cốt thép, bể nước ngầm được xây bằng gạch, bể nước ngầm bằng inox, bể nước ngầm bằng nhựa
Bể nước ngầm bê tông cốt thép:
Kết cấu bể được đổ hoàn toàn bằng bê tông cốt thép và được chống thấm kỹ, ưu điểm là độ bền cao, chống được sự ăn mòn của các chất hóa học môi trường xung quanh, khối lượng chứa nước lớn, nhược điểm là khó khăn trong công tác vệ sinh bể. Thích hợp với những công trình lớn như chung cư, nhà máy khu công nghiệp, hoặc những công trình trung bình và nhỏ như nhà phố, biệt thự, nhà dân…
Bể nước ngầm xây bằng gạch:
Kết cấu bể nước ngầm được xây bằng gạch hoặc kết hợp giữa đổ bê tông và xây gạch. Ưu điểm là độ bền tương đối cao, dễ dàng thi công và chống thấm, cũng giống như bể làm bằng bê tông thì bể xây gạch cũng có nhược điểm là khó khăn trong công tác vệ sinh bể sau này. Bể thích hợp với những công trình nhỏ như nhà phố, biệt thự, nhà dân
Bể nước ngầm bằng inox:
Là bể được chế tạo sẵn bằng inox 304, có ưu điểm là nhanh tiện dụng, dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng, dễ di chuyển, tái sử dụng nhiều lần, nhược điểm là độ bền thấp, tuy chịu ăn mòn và chống rỉ sét nhưng dễ bị ảnh hưởng ăn mòn bởi môi trường xung quanh, bể thích hợp với những công trình nhỏ, những công trình cần sự linh hoạt
Bể nước ngầm bằng nhựa:
Được làm bằng chất liệu nhựa như LLDPE High grade, với ưu điểm an toàn, không bị phai màu, thân nhựa cứng, sạch và dễ vệ sinh, khả năng chống thấm chống nứt tốt, tính cơ động và dễ di chuyển, tuy nhiên nhược điểm là độ bền thấp hơn bể bê tông hay gạch, dễ chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, thích hợp với những công trình nhỏ, khối lượng sử dụng ít, cần sự linh động
Biện pháp thi công bể nước ngầm
Biện pháp thi công bể nước ngầm bê tông cốt thép
+ Bước 1: Công tác chuẩn bị
Chuẩn bị mặt bằng thi công, tiến hành đo vị trí và giác móng bể
Chuẩn bị máy móc, phương tiện và nhân lực thi công
+ Bước 2: Thi công đào đất bể
Sau khi đã tiến hành cắm cọc và định vị vị trí tim trục bể, ta tiến hành sử dụng máy đào để đào đất bể, kết hợp với sửa đáy bể bằng thủ công, đào đất hố móng vát theo hình ta luy, nếu có hiện tượng sụt lún ta có thể sử sụng các biện pháp như cừ gia cố chống sụt lún thành hố đào, lưu ý nếu có nước ta phải cần sử dụng bơm nước hút thường xuyên cho cạn.
Tiến hành gia cố nền ( nếu đất yếu ) bằng các biện pháp như cọc, đệm cát, sau đó tiến hành đổ bê tông lót móng
+ Bước 3: Tiến hành thi công đổ bê tông
Lắp dựng cốt thép và cốt pha đáy bể, đổ bê tông đáy bể
Lắp dựng cốt thép, cốt pha cây chống thành bể, đổ bê tông thành bể
Lắp dựng cốt thép, cốt pha cây chống nắp bể, đổ bê tông nắp bể
+ Bước 4: Chống thấm cho bể
Bước xử lý chống thấm bể là rất quan trọng, ngay khi đổ bê tông đáy bể ta phải lắp đặt băng cản nước giữa đáy bể và thành bể, và trong quá trình đổ bê tông luôn phải để ý đầm bê tông tránh hiện tượng bê tông bị mất nước, rỗ bề mặt…
Sau khi đổ bê tông thành bể xong thì sử dụng xi ca trám các lỗ khuyết tật bê tông, và tiến hành xử lý chống thấm bể nước bằng chất chống thấm chuyên dụng như sika, nhựa đường…
+ Bước 5: Tháo ván khuôn lấp đất thành bể
Tiến hành tháo cây chống ván khuôn, và lấp đất xung quanh thành bể, lưu ý mỗi lượt lấp đất chỉ dày khoảng 30 đến 40cm rồi đầm chặt sau đó mới lấp lớp tiếp theo
+ Bước 6: thi công lắp đặt máy bơm
Thi công trạm nhà để máy bơm và lắp đặt máy bơm nước cho bể
Biện pháp thi công bể nước ngầm xây gạch
+ Bước 1: Công tác chuẩn bị
Chuẩn bị mặt bằng, giác móng bể, chuẩn bị máy móc và nhân công
+ Bước 2: Công tác đào đất hố móng, đổ bê tông lót
Đào đất hố móng bể kết hợp với đào và sửa móng thủ công, trong quá trình đào đất luôn lưu ý tránh sập thành hố móng và bơm nước thường xuyên nếu hố móng có nước. Tiến hành gia cố nền đất yếu đáy móng nếu có bằng cọc tre, cọc cừ, đệm cát
+ Bước 3: Đổ bê tông đáy bể, và xây tường gạch thành bể
Lắp đặt cốt thép và cốt pha đáy bể, đổ bê tông đáy bể
Định vị trí và xây tường thành bể
+ Bước 4: Chống thấm bể
Chống thấm bể bằng các biện pháp như sử dụng sika, tấm nhựa đường, trát đánh bóng lòng trong bể
+ Bước 5: Lấp đất thành hố móng
Tiến hành lấp đất thành hố móng và đầm chặt theo từng lớp, lớp đất thừa mang bỏ đi hoặc sử dụng vào việc khác
+ Bước 6: Lắp đặt máy bơm nước
Download bản vẽ và thuyết minh biện pháp thi công bể nước ngầm công trình mẫu
Dưới đây là bản vẽ cùng với thuyết minh biện pháp thi công bể nước ngầm một số công trình mẫu mà đã được thi công thực tế, các bạn download bản vẽ dưới đường link sau về máy tính tham khảo cho công việc của mình nhé
Từ khóa » File Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Be Nước Ngầm
-
Biện Pháp Thi Công Bể Nước Ngầm, Download ... - Blog Cuocthidanca
-
Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Bể Nước Ngầm - 123doc
-
[BPTC] Biện Pháp Thi Công Bể Nước Ngầm - Kênh Xây Dựng
-
Thuyết Minh Giải Pháp Kỹ Thuật Bể Nước BTCT - Powered By Discuz!
-
Biện Pháp Thi Công Bể Ngầm
-
Biện Pháp Thi Công Bể Ngầm | Page 2
-
Lưu Trữ Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Bể Nước Ngầm Bê Tông Cốt Thép
-
Biện Pháp Thi Công Bể Nước Ngầm Hiệu Quả Và đúng Kỹ Thuật
-
Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Bể Nước Ngầm Bê Tông Cốt Thép
-
THUYẾT MINH BẢN VẼ CHUẨN TÍNH TOÁN BỂ NƯỚC NGẦM
-
File Autocad Biện Pháp Thi Công Bể Nước Ngầm - File Thiết Kế
-
Biện Pháp Thi Công Bể Nước Ngầm - Thư Viện Xây Dựng Blog
-
Biện Pháp Thi Công Bể Xử Lý Nước Thải đầy đủ