Biện Pháp Thi Công Cọc Ly Tâm, Quy Trình ép Cọc Ly Tâm Bằng Robot
Có thể bạn quan tâm
0965839836
Emaildangtruong.bikenvn@gmail.com
- Trang chủ
- GIỚI THIỆU BIKEN
- Tổng quan công ty
- Năng lực sản xuất
- Năng lực thiết bị thi công
- Triết lý kinh doanh
- Địa chỉ liên hệ
- SẢN PHẨM
- Bê tông tươi
- Cọc ly tâm
- Cọc Khoan Nhồi
- Cống bê tông
- Gạch không nung
- Nắp cống thoát nước
- Chặn ô tô và bó vỉa
- Tấm đan Grapting
- TIN TỨC
- THƯ VIỆN
- ĐÈN LED NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
- DỰ ÁN
- Trang chủ
- SẢN PHẨM
- Cọc ly tâm
BIỆN PHÁP THI CÔNG CỌC LY TÂM - TIẾP MỤC 4
4 QUY TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG:
4.1 Quy định chung:
-
Công tác ép cọc phải tuân theo bản vẽ thiết kế, biện pháp thi công bao gồm cả các biện pháp bảo vệ các công trình hiện hữu, trình tự và tiến độ thi công, kế hoạch đảm bảo an toàn và môi trường.
-
Để có đầy đủ thông tin để thực hiện móng cọc, đặc biệt là trong điều kiện địa lý khó khăn, nhà thầu cần làm cọc thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm nén tĩnh và các thí nghiệm khác theo yêu cầu của Thiết kế. Số lượng cọc thử và các chỉ tiêu thí nghiệm cần làm sẽ được đính kèm với biện pháp thi công này.
-
Đo đạc và xác định vị trí trục của đài cọc cần thực hiện từ điểm chuẩn theo quy định hiện hành.
-
Vận chuyển, lưu trữ, cẩu và hạ cọc đúng vị trí để thi công phải theo các số đo chính xác để tránh bị hư hỏng. Trong quá trình vận chuyển, cung cấp hệ thống gỗ đỡ dưới móc.
-
Nhà thầu phải sửa chữa và hoàn thiện các lỗi kỹ thuật do Nhà thầu chính chỉ ra khi thi công.
4.2 Kiểm soát khi thi công:
4.2.1 Công tác chuẩn bị:
-
Tùy theo tình hình hiện trạng, tình trạng đất nền, giao thông, điện, nước ... tại hiện trường, nhà thầu thiết lập các công tác ban đầu trước khi bắt đầu thi công cọc.
-
Cọc phải được chuẩn bị sẵn tại khu vực 1 hoặc 2 ngày trước khi thi công, sân kho phải nằm ngoài khu vực ép, đường vận chuyển phải được làm phẳng.
4.2.2 Máy móc thi công:
4.2.2.1 Máy ép cọc:
-
Máy ép phải ở trong tình trạng tốt và có tên nhà sản xuất, báo cáo kết quả kiểm tra kỹ thuật của các cơ quan có thẩm quyền.
-
Máy ép cọc thủy lực phải có các đặc điểm kỹ thuật sau:
-
Dòng bơm dầu.
-
Áp lực bơm dầu lớn nhất.
-
Dung tích piston.
-
Chuyển động của piston.
-
Kết quả kiểm tra kỹ thuật của máy đồng hồ đo áp.
-
-
Thiết bị dùng để ép cọc cần đáp ứng các yêu cầu sau:
-
Chuyển động của piston phải ổn định và tốc độ có thể kiểm soát.
-
Đồng hồ đo áp phải phù hợp với phép đo chuẩn.
-
Máy ép phải có van giữ lực ép khi dừng.
-
Đảm bảo an toàn.
-
Không tạo ra lực ngang khi ép.
-
Đảm bảo giữ lực dọc khi ép đỉnh cọc.
-
Phải có thiết bị cân bằng khi ép cọc.
-
Tổng đối trọng không được nhỏ hơn 1,1 lần so với lực ép thiết kế tối đa.
-
4.2.2.2 Chọn máy ép
-
Máy ép là máy ép ROBO được minh họa trong hình dưới đây :
Máy ép tự động
-
Chọn đúng loại máy ép để ép mũi cọc đến cao độ thiết kế, cọc phải được xuyên qua các lớp địa chất khác nhau.
-
Máy ép và hệ phản lực phải tạo ra lực ép không được nhỏ hơn 1,4 lần so với lực ép thiết kế tối đa. Với cọc có vị trí gần các tòa nhà hiện có, lực ép chỉ đạt ½ tải lực ép thiết kế (vị trí bàn điều khiển máy nén).
-
Tốt nhất là nên sử dụng 0.8-0.9 công suất máy ép.
-
Sử dụng máy ép ROBO với lực ép 460T
4.2.2.3 Số lượng và chỉ tiêu kỹ thuật của máy:
-
Số lượng máy:
-
Căn cứ quy trình, phạm vi công việc và nguyên vật liệu, cần 01 máy ép cọc ROBO cho cọc thí nghiệm và cọc đại trà, tùy thuộc vào tiến độ dự án.
-
-
Chỉ tiêu kỹ thuật của máy ép:
-
Phải có thông số kỹ thuật của máy và báo cáo kết quả kiểm tra kỹ thuật.
-
4.2.2.4 Các thiết bị khác:
-
Máy hàn, máy cắt, đèn…
-
Nhà thầu phải có máy phát điện dự phòng để tránh mất điện và toàn bộ quá trình.
4.2.3 Biện pháp thi công:
4.2.3.1 Công tác chuẩn bị tại công trường:
-
Để thuận lợi di chuyển, nên chuẩn bị đường phục vụ cho công tác cọc.
-
Chuẩn bị nguồn điện, kho, đường chuyển cọc tới vị trí ép.
-
Bố trí trang thiết bị phù hợp với công năng.
-
Quy trình ép cọc.
4.2.3.2 Vị trí cọc trước khi thi công:
-
Đây là một trong những việc quan trọng nhất của công tác cọc.
-
Tất cả vị trí của cọc trước khi thi công phải được nghiệm thu và chấp thuận của chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát.
4.2.3.3 Vận chuyển và dỡ cọc ở công trường:
-
Cọc sẽ được chuyển đến địa điểm bằng xe tải và bốc dỡ bằng cần cẩu của máy ROBOT tại chỗ.
-
Trong thời gian vận chuyển hàng, sắp xếp cọc nhỏ hơn 5 lớp. Gia cường của cọc tại vị trí nâng đã được đánh dấu trước tại nhà máy như được hiển thị
Hình 2. Xếp dỡ tại công trường
Công tác hạ cọc tuân theo các quy định về an toàn của công trường.
4.2.3.4 Kiểm tra cọc tại công trường:
-
Các mục nghiệm thu như sau:
-
Tên dự án.
-
Ngày sản xuất.
-
Sai số của cọc sau khi xuất xưởng.
-
Cường độ bê tông tại thời điểm giao (thông thường là cường độ bê tông 7 ngày)
-
-
Phương pháp kiểm tra:
-
Kiểm tra bằng mắt sau khi tưới ướt toàn bộ cọc.
-
Thước dây kiểm tra chiều dài, đường kính…..
-
Tài liệu đính kèm như chứng chỉ xuất xưởng, lí lịch cọc
-
-
Cọc sau khi được kiểm tra thì mới được dùng để ép.
4.2.3.5 Đánh dấu chiều dài cọc trước khi ép
-
Tùy thuộc yêu cầu Thiết kế và nhà thầu chính, công nhân ép cọc sẽ đánh dấu trên thân cọc bằng phấn hoặc sơn mỗi đoạn 50 ~ 100cm để xác định chiều dài.
Đánh dấu đầu cọc trước khi ép
4.2.3.6 Quy trình ép cọc
-
Thực hiện công tác ép sau khi cọc đạt các tiêu chuẩn về vị trí và chất lượng
-
Các tiêu chuẩn vị trí cọc như sau:
-
Các điểm khảo sát cọc được bố trí tại hiện trường, thông qua kiểm tra và được chấp thuận bởi Thiết kế và nhà thầu chính để thi công.
-
Mặt bằng công trường phải khá phẳng, đủ chỗ để vận hành thiết bị
-
-
Mặt bằng phải cứng chắc không bùn lầy.
-
Trong khu vực làm việc của thiết bị ép cọc không được có chướng ngại hoặc các thiết bị khác.
4.2.3.7 Cẩu cọc tới vị trí ép
-
Cọc được cẩu theo hình dưới
Sơ đồ cẩu cọc
-
Trong quá trình cẩu cọc, công nhân phải tránh xa bán kính cẩu cọc để giữ an toàn.
Cọc đã được cẩu đến vị trí lý tưởng (±10mm so với thiết kế) , người vận hành điều chỉnh độ thẳng đứng của của cọc trên máy
4.2.3.8 Ép cọc:
-
Người vận hành kiểm soát máy ép cọc theo từng chu kỳ xi lanh trên máy
-
Một công nhân ghi lại số đọc mỗi mét cọc
-
Nếu cọc có nhiều hơn một phân đoạn, đoạn cọc ép sẽ dừng lại khoảng 0.3 ~ 0.7m từ mặt đất để hàn đoạn tiếp theo.
-
Dây hàn cọc có mã 6013 hoặc mã khác theo yêu cầu thiết kế và nhà thầu chính
Khi hàn cọc, thợ hàn kiểm tra độ chặt cho hai đầu của 2 đoạn. Hàn thành các lớp cho đến khi lấp đầy khe (đối với đường hàn đối đầu).
Chi tiết mối hàn
-
Sau khi hàn cọc, chống gỉ cho mối hàn bằng sơn chống gỉ.
-
Trong suốt quá trình ép, độ thẳng của cọc phải được kiểm tra cho đến khi kết thúc
-
Cần phải kiểm soát độ lệch tâm của cọc thông qua nhiều cơ sở như là thông số kỹ thuật của chúng ta. Khi cọc đầu tiên ngừng để hàn tiếp đoạn cọc tiếp theo, đoạn cọc tiếp theo phải được điều chỉnh sao cho đường tâm trục trùng với đường tâm trục đoạn trước. Độ nghiêng cọc phải nhỏ hơn 1/100, ép đoạn kế tiếp sau khi kiểm tra mối hàn. Duy trì một lực khoảng 10% -15% tải thiết kế trong quá trình hàn để tiếp xúc bề mặt của 2 đoạn.
-
Bên cạnh độ lệch tâm của cọc, chúng ta cần kiểm soát tốc độ ép, đối với đoạn đầu tiên ép tốc độ <1cm/s và đoạn khác tốc độ ép <2cm/s
-
Tải đầu cọc được tính dựa trên công thức chuyển đổi giữa đồng hồ đo áp suất và tải trọng
-
Dừng ép khi đạt được các điều kiện sau:
-
Chiều dài ép cọc: Lmin < Lc
-
Lmin: Chiều dài thiết kế nhỏ nhất của cọc.
Lc: Chiều dài cọc ép.
-
Lực ngừng ép: Pep min < Pep KT < Pep max
Pep min, Pep max: Lực ép thiết kế nhỏ nhất và lớn nhất của cọc..
Pep KT: Lực ép tại thời điểm ngừng ép
-
Tổng lún sau 3 lần ép với lực ép lớn nhất Pc nhỏ hơn 5mm
Nếu một trong các điều kiện không đạt thì phải ngừng ép và thông báo cho thiết kế.
-
Trong thời gian làm việc, các sự kiện bất thường phải được báo cáo với Nhà thầu chính. Nhà thầu xử lý công việc trên kết luận cuối cùng của Nhà thầu chính.
4.2.3.9 Kiểm tra và nghiệm thu vị trí cọc sau khi ép:
-
Kiểm tra và nghiệm thu vị trí cọc sẽ được thực hiện ngay sau khi hoàn thành công tác ép. Nhà thầu chính và Nhà thầu phải đo đạc vị trí thực tế của cọc sau khi ép, cao độ đầu cọc sau khi ép hoặc cắt (nếu có).
-
Nghiệm thu quá trình ép cọc theo TCVN 9394:2012 Công tác ép cọc Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:
-
Hồ sơ thiết kế được chấp thuận.
-
Biên bản nghiệm thu công tác cọc.
-
Hồ sơ sản xuất cọc
-
Biên bản nghiệm thu từng cọc.
-
Hồ sơ hoàn thành.
-
Báo cáo kết quả thí nghiệm PIT.
-
Báo cáo kết quả thí nghiệm nén tĩnh
-
-
Sai số cho phép của công tác ép cọc theo bảng 3 tiêu chuẩn TCVN 9394:2012, như sau:
Bảng 3. Tiêu chuẩn cho thi công cọc
Kind & position of pile Loại và vị trí của cọc | Allowed tolerance of pile axis on the plan location Sai số cho phép của trục cọc trên mặt bằng |
---|---|
1.Cọc bê tông đường kính tới 0.5m | |
a. Piles are located in a line. / Cọc thẳng hàng | 0.2d |
b. Piles are located on group or 2 and 3 lines/ Cọc xếp thành 2 hoặc 3 hàng: | |
- Piles are in order lines/ Cọc theo thứ tự | 0.2d |
- Piles are in between lines/ Cọc nằm giữa các hàng | 0.3d |
c. Piles are located over 3 lines./ Cọc xếp thành nhiều hơn 3 hàng | |
- Piles are in order lines/ Cọc theo thứ tự | 0.2d |
- Piles are in between lines/ Cọc nằm giữa các hàng | 0.4d |
d. Sole pile/ Cọc sole | 5cm |
e. Support pile/ Cọc gia cường | 3cm |
2. Spun Pile with 0.5m-0.8m diameter./ Cọc bê tông đường kính 0.5-0.8m | |
- Piles are in order lines/ Cọc theo thứ tự | 10cm |
- Piles are in between lines/ Cọc nằm giữa các hàng | 15cm |
- Sole pile under column/ Cọc sole dưới cột | 8cm |
4.2.3.10 Vấn đề xảy ra vấn đề trong khi ép cọc
-
Lực ép đột ngột tăng khi mũi cọc xuyên vào lớp đất sét cứng.
-
Mũi cọc bị vỡ hoặc nghiêng khi gặp lớp đất cứng.
-
Độ nghiêng của cọc quá giới hạn cho phép.
4.2.3.11 Báo cáo ép cọc:
-
Trong thời gian ép cọc, tất cả các thông số kỹ thuật của cọc được theo dõi và ghi vào cọc ép như sau:
-
Ngày thi công:
-
Thời gian bắt đầu và kết thúc công tác ép (bao gồm thời gian hàn, nếu có)
-
Vị trí, tọa độ thiết kế của cọc.
-
Tên cọc.
-
Loại cọc.
-
ID đoạn cọc, ngày sản xuất và chiều dài.
-
ID thiết bị ép.
-
Loại máy ép.
-
Số đọc trên đồng hồ lực tại mỗi mét sâu.
-
Cao độ mũi cọc.
-
Cao độ đỉnh cọc.
-
NHẬT KÝ ÉP CỌC
5 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG:
-
Tiến độ công tác đóng cọc được trình bày hàng tuần với mỗi công việc cụ thể trong điều kiện xây dựng bình thường, không bao gồm các điều kiện không lường trước như mưa, lũ lụt ... với lịch trình cho mỗi công việc với tổng thời gian thi công là 31 ngày. Tiến độ thực hiện được thực hiện cụ thể trên cơ sở khối lượng công việc và số lao động cho từng loại công việc, tiến độ công việc được bố trí sao cho không chồng chéo.
-
Để thực hiện tốt dự án, nhà thầu nên lập kế hoạch sau:
-
Công suất máy ép làm việc 2 ca/ ngày (7:00am – 6:00 pm):
ÉP CHÍNH TÂM (08 TIM/ NGÀY) 84 TIM : 11 NGÀY
ÉP CONSOL (06 TIM/ NGÀY) 102 TIM: 17 NGÀY
Căn cứ vào tiến độ xây dựng, Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ giám sát và thực hiện.
-
Lắp đặt máy ép cọc đến công trình: 01 máy ép cọc thủy lực (Robot) với 05 công nhân và 01 cần cẩu trên giàn.
-
Quá trình lập tiến độ:
-
Căn cứ vào thiết kế kỹ thuật thi công, ban quản lý dự án tính toán chương trình, xây dựng lịch trình thực hiện tổng thể và chi tiết cho từng hạng mục công việc. Trong phần này, chúng tôi lập lịch biểu theo chiều ngang. Các nhóm thực hiện lập lịch chi tiết dựa trên kế hoạch khối lượng công việc cho từng hạng mục công việc.
-
Sau khi chủ đầu tư phê duyệt tiến độ thực hiện, nhà thầu sẽ thực hiện và quản lý công việc theo lịch trình đúng hạn. Ban quản lý dự án sẽ theo dõi công việc đã hoàn thành mỗi ngày. Vào cuối mỗi giai đoạn, nếu tiến độ thực hiện trễ, ban quản lý dự án và người quản lý sẽ điều chỉnh và đề xuất cách giải quyết. Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ làm cuộc họp hàng tuần, hàng tháng và thực hiện một báo cáo đánh giá tiến độ thực hiện.
6 MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN:
6.1 Họp an toàn:
-
Họp an toàn hàng tuần.
-
Các cuộc họp an toàn tại nơi làm việc do quản lý công trường thực hiện. Tham dự là bắt buộc đối với tất cả những người thực hiện công việc trên Dự án.
6.2 Đồ bảo hộ cá nhân:
-
Tất cả nhân viên của chúng tôi, bao gồm thợ thủ công, quản đốc, quản lý dự án phải mặc PPE dự án tại địa điểm xây dựng. Bao gồm:
-
Mũ cứng.
-
Quần dài.
-
Giày da.
-
Bao tay (hàn)
-
-
Cấm các hành vi sau ở công trường:
-
Uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích.
-
Đánh bạc
-
Ngủ ngoài khu vực cho phép.
-
Mang vũ khí.
-
Sử dụng chất gây cháy nổ.
-
Đe dọa, quấy rối hoặc ngôn từ thô tục
-
6.3 Báo cáo & điều tra sự cố:
-
Báo cáo:
-
Báo cáo tất cả các sự cố (suýt xảy ra, cấp cứu, ghi lại được, các vụ việc trong ngày và các tin tức về môi trường) cho Nhà thầu chính trong vòng một giờ kể từ khi xảy ra.
-
Trình bày tất cả các sự cố để xem xét ít nhất là hàng tuần. Người quản lý dự án và Giám đốc Dự án tại hiện trường sẽ tiến hành rà soát
-
Duy trì hồ sơ sự cố trong suốt thời gian của dự án, chuyển các hồ sơ này sang EHS tư vấn giám sát chủ đầu tư khi dự án hoàn thành. EHS tư vấn giám sát chủ đầu tư có thể sử dụng các hồ sơ này để hoàn thiện hệ thống liên lạc khi có sự cố.
-
-
Điều tra:
-
Xác định tất cả các nguyên nhân gây ra (gốc rễ và các nguyên nhân gây ra)
-
Sử dụng các phương tiện điều tra được chấp thuận trước.
-
Xác định và lập hồ sơ của tất cả các hành động khắc phục.
-
Tài liệu về việc đóng tất cả các hành động khắc phục được.
-
6.4 Kế hoạch ứng phó khẩn cấp:
-
Tên và số liên lạc của quản lý nhà thầu
-
Xác định vai trò và trách nhiệm của mỗi người / bên
-
Các thủ tục phản ứng khẩn cấp (ngăn chặn tràn dầu, đáp ứng y tế khẩn cấp, …) cho bất kỳ trường hợp khẩn cấp có thể phát sinh do các hoạt động xây dựng trong phạm vi được xác định của Nhà thầu.
-
Các hệ thống truyền thông đã xác định được sử dụng để đảm bảo giao tiếp hiệu quả với nhân viên dự án bị ảnh hưởng, người phản hồi và EHS tư vấn chủ đầu tư.
-
Các thủ tục đảm bảo rằng kế hoạch được duy trì trong suốt thời gian và hoàn thành Dự án.
6.5 Vận chuyển hàng hóa vật tư:
-
An toàn bốc dỡ hàng.
-
Huấn luyện an toàn đặc biệt cho nhân viên phải làm việc trên 3 mét trong khi dỡ vật liệu khỏi xe kéo phẳng, hoặc các bề mặt cao khác.
-
Giảm thiểu hoặc loại bỏ kỹ thuật bốc xếp thủ công.
-
Giữ ổn định xe khi bốc hàng.
6.6 Ngăn chặn ngã cao, bảo vệ hố đào, lỗ mở và khu vực làm việc:
-
Bất kỳ công nhân nào phải làm việc ở độ cao phải sử dụng đồ bảo vệ chống ngã cao. Tất cả nhân viên được yêu cầu sử dụng đồ bảo vệ chống ngã cao sẽ được huấn luyện. Bất kỳ công nhân nào phát hiện vi phạm các yêu cầu về bảo vệ chống ngã cap đều có thể bị đuổi khỏi công trường.
-
Khi thực hiện công tác ép cọc phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành.
-
Người lao động thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, các quy tắc về máy móc, thiết bị thi công. Thường xuyên tổ chức các lớp học an toàn
Dọn dẹp:
- Sau khi ngọn lửa dập tắt, công nhân làm sạch khu vực bị cháy. Thiết bị, dụng cụ bị đốt cháy và hư hỏng được lấy ra và vận chuyển ra khỏi khu vực để lấy lại mặt bằng thi công.
>>> Xem Quy trình thi công cọc phần 1 TẠI ĐÂY
>>> Xem thêm Cọc ly tâm tại đây
>>> Xem thêm Quy trình sản xuất cọc ly tâm tại đây
>>> Xem thêm Bản báo giá cọc ly tâm tại đây
----------------------------
Mọi chi tiết xin liên hệ
Từ khóa » Tốc độ ép Cọc Ly Tâm
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Và định Mức ép Cọc Bê Tông Ly Tâm - Quatest2
-
Tiêu Chuẩn ép Cọc Bê Tông Ly Tâm, định Mức Và Nghiệm Thu Công Trình
-
Quy Trình Kiểm Soát Chất Lượng Thi Công Cọc Ly Tâm
-
QUY TRÌNH ÉP CỌC BÊ TÔNG LY TÂM BẰNG ROBOT TỰ HÀNH
-
Tiêu Chuẩn TCVN 9394:2012 Thi Công đóng Và ép Cọc - LuatVietnam
-
VNT | TCVN 10667:2014 - Cọc Bê Tông Ly Tâm - Thi Công Và Nghiệm Thu
-
Thông Số Kĩ Thuật Cọc Ly Tâm Dự ứng Lực
-
QUY TRÌNH THI CÔNG CỌC BÊ TÔNG LY TÂM ỨNG LỰC TRƯỚC
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7888:2014 Cọc Bê Tông Ly Tâm ứng Lực ...
-
Thông Số Kỹ Thuật Máy ép Cọc Bê Tông, ép Cọc Thủy Lực 2022 - 2023
-
Tìm Hiểu Về Tiêu Chuẩn ép Cọc Ly Tâm - Hừng Sáng
-
Điều Kiện Dừng ép Cọc Bê Tông
-
[PDF] Nghiên Cứu Giải Pháp Thi Công Cho Cọc ống Ly Tâm ứng
-
Ép Cọc Ly Tâm D300 Tại Quận 7 Và Những Sự Cố Thường Gặp
-
Quy Trình Và Biện Pháp Thi Công ép Cọc Bê Tông Ly Tâm Dự Ứng Lực
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 10667:2014 Về Cọc Bê Tông Ly Tâm
-
Biện Pháp Thi Công ép Cọc Ly Tâm - 123doc
-
Biện Pháp Thi Công Cọc Tròn Ly Tâm - Tài Liệu Text - 123doc