Biện Pháp Thi Công đào đất Hố Móng Nhà ở Công Trình Dân Dụng
Có thể bạn quan tâm
Agree & Join LinkedIn
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Sign in to view more content
Create your free account or sign in to continue your search
Sign inWelcome back
Email or phone Password Show Forgot password? Sign inor
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
New to LinkedIn? Join now
or
New to LinkedIn? Join now
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
LinkedIn is better on the app
Don’t have the app? Get it in the Microsoft Store.
Open the app Skip to main contentĐào đất hố móng cho các công trình nhà ở dân dụng là một trong những hạng mục thi công đầu tiên khi tiến hành xây dựng nhà ở. Hạng mục này bao gồm các công tác như: đào, tập kết, xử lý vật liệu và đắp trả, … trong quá trình xây dựng móng và kết cấu của công trình.
Hạng mục đào đất hố móng cũng sẽ bao gồm các các việc như đường công vụ, nắn dòng chảy,lắp dựng và tháo dỡ các hệ thống bơm tát nước, thoát nước trong phạm vi công trình. Ngoài ra, công tác đào đất hố móng còn bao gồm việc đào bỏ các vật liệu không phù hợp nằm dưới độ cao đáy móng, cung cấp và đổ vật liệu đắp bù, lấp hố móng cũng là các công việc thuộc hạng mục đào đất hố móng trong thi công. Do đó, nếu bạn thuê các đơn vị thi công nhà trọn gói thì không sao, không cần phải quá quan tâm, tuy nhiên, nếu bạn chỉ thuê thợ và khoán nhân công thì nên chú ý đến vấn đề này để giám sát tiến độ thi công sao cho hợp lý, không bị thất thoát chi phí quản lý và chi phí nhân công trong quá trình xây dựng.
Kinh nghiệm đào đất hố móng nhà ở dân dụng
Để hiểu hơn về biện pháp thi công đào đất hố móng, bạn cần phải biết phân loại đào hố móng công trình như sau:
- Thứ nhất: Công tác đào đất trong hố móng lộ thiên, đào hố móng trên cạn
- Thứ hai: Công tác đào đất có sử dụng vòng vây cọc ván thép hay tường cừ, trên cạn
- Thứ ba: Công tác đào đất có sử dụng vòng vây cọc ván thép hay tường cừ, trong nước
- Thứ tư: Công tác đào đá hố móng
Đối với từng loại công tác đào hố móng, lại sử dụng các kĩ thuật thi công, dụng cụ xây dựng khác nhau mà đơn vị thi công, xây dựng thực hiện với các giải pháp khác nhau. Vì thế, những biện pháp thi công, lưu ý dưới đây là những yêu cầu tổng quan, giúp bạn nắm rõ được quy trính cũng như cách thức đào đất hố móng cơ bản để có thể có thêm những kinh nghiệm xây nhà cần thiết cho gia đình mình:
Những yêu cầu kĩ thuật cần đảm bảo khi đào đất hố móng ( Tiêu chuẩn đào đất hố móng)
+ Trong phạm vi xây dựng công trình và trong giới hạn đất xây dựng cần phải giải phóng toàn bộ chướng ngại vật bao gồm: cây, hiện trạng nhà cũ,... để tạo thuận lợi cho công tác thi công đất.
+ Chiều rộng đáy móng băng và móng độc lập tối thiểu phải bằng chiều rộng kết cấu cộng với lớp chống ẩm, khoảng cách để đặt ván khuôn, neo chằng và tăng thêm 0,2m.
+ Trong trường hợp cần thiết có công nhân làm việc dưới đáy móng thì khoảng cách tối thiéu giữa kết cấu móng và vách hố móng phải lớn hơn 0,7m.
+ Khi đào hố móng công trình phải để lạí một lớp bảo vệ để chống xám thực và phá hoại của thiên nhiên (gió mưa. nhiệt độ,…), bề dày đổ thiết kế quy định. Lớp bảo vệ chỉ được bóc đi trước khi bắt đầu xây dựng công trình (đổ bê tông, xây,v.v.
+ Khi hố móng là đất mềm, không được đào sâu quá cao trình thiết kế. Nếu đất có lẫn đá tảng, đá mồ côi thì phần đào quá cao trình thiết kế phải được bù đắp bằng vật liệu cùng loại hay cát, sỏi,…
Những yêu cầu tiêu chuẩn khi tiến hành công tác đào đất hố móng
+ Đối với hố móng có vách thẳng đứng, không gia cố tạm thời thì thời hạn thi công móng phải rút ngắn tới mức thấp nhất. Đồng thời phải đặt biển báo nguy hiểm trong trường hợp đào gần những nơi có các phương tiện thi công đang đi lại.
Khi đào hố móng công trình ngay bên cạnh hoặc sâu hơn mặt móng của những công trình đang sử dụng (nhà ở, công trình,…) phải tiến hành theo đúng quy trình công nghệ trong thiết kế thi công; phải có biện pháp chống sụt lở, lún và làm biến dạng những công trình lân cản và lập bản vẽ thi công cho từng trường hợp cụ thể.
+ Trước khi đào đất hố móng phải xây dựng hệ thống công tác tiêu nước bề mặt và nước ngầm. Hệ thống tiêu nước bề mặt ( nước mưa, nước ao, hồ, cống rãnh,...) ngăn không cho nước chảy vào hố móng công trình. Tùy theo điều kiện địa hình và tính chất công trình mà cần đào mương, khơi rãnh,... Tiết diện và độ dốc của mương móng phải đảm bảo thoát nhanh lưu lượng nước mưa và các nguồn nước khác.
+ Nếu hố móng nằm dưới mực nước ngầm thì cần thực hiện thiết kế các biện pháp hạ mực nước ngầm. Bạn có thể sử dụng dùng rãnh lộ thiên hay rãnh ngầm, hoặc bố trí giếng sâu trong tầng chứa nước và hạ thấp mực nước ngầm bằng cách bơm nước liên tục.
Cách tính khối lượng đào đất hố móng
Khối lượng đào đất hố móng còn phụ thuộc vào hình dạng thực tế của hố móng. Do đó, với mỗi hố móng thì có nhiều công thức áp dụng, bạn có thể tham khảo cách tính đơn giản tương đối chính xác:
Khối lượng đào đất hố móng: V= 1/3H x ( S1 + S2 + SQRTS1x S2)
- S1: là diện tích đáy lớn
- S2: là diện tích đáy nhỏ
- SQRTS1 xS2: Là căn bậc hai của S1 x S2
- H: là chiều cao
Khối lượng móng: Hình dạng tương tự đào đất, chỉ khác chỗ có thêm phần trụ.
Do đó: Khối lượng móng = thể tích phần trụ + thể tích phần chóp cụt.
Tính toán khối lượng đào đất hố móng để đảm bảo kết cấu móng cho công trình
Khối lượng công tác đào hố móng công trình được thanh toán theo mét khối, vật liệu đào phải được xác định khối lượng khi chúng ở vị trí tự nhiên ban đầu. Khối lượng đào được thanh toán là khối lượng do nhà thầu đào thực tế trên cơ sở bản vẽ thi công được duyệt nhưng không được vượt quá các trị số tính toán tương ứng với các trường hợp đào như sau:
- Đào hố móng công trình trong hố móng lộ thiên, trên cạn: khối lượng đào được xác định là thể tích khối đất được giới hạn bởi hai mặt phẳng nằm ngang tại đáy hố đào (cao độ đáy lớp lót móng) và mặt trung bình tại mặt đất tự nhiên cùng các mặt phẳng mái đào. Kích thước mặt đáy hố đào bằng kích thước được chỉ ra trong bản vẽ thiết kế, thi công được duyệt.
- Đào hố móng công trình có sử dụng vòng vây, cọc ván: khối lượng đào được xác định là thể tích nằm trong khung vây được giới hạn bởi hai mặt là tại đáy hố đào (cao độ đáy lớp lót móng hoặc cao độ đáy lớp bê tông bịt đáy) và tại mặt đất tự nhiên. Khoảng cách từ mép kết cấu tới tường khung vây không lớn quá 1,5m trừ khi được chỉ ra trên bản vẽ thi công được duyệt hoặc sự chấp thuận khác của Kỹ sư tư vấn.
Khối lượng công tác đắp đất hoàn trả hố móng tới cao độ thiên nhiên ban đầu bằng khối lượng đào trừ đi thể tích kết cấu chiếm chỗ.
Trường hợp nhà thầu tự ý đổ đất vào khu vực sau này sẽ đào hố móng công trình thì phần khối lượng đào đất lấp đó sẽ không được thanh toán (khối lượng thanh toán chỉ tính tới cao độ mặt đất tự nhiên ban đầu).
Khối lượng đào hố móng công trình được xác định sẽ không bao gồm khối lượng do đào sâu quá quy định cũng như việc đắp bù trả hoặc do những khoản phát sinh từ quá trình đóng cọc, các vật liệu bổ sung khi lở đất, sụt đất do các hoạt động thi công của nhà thầu gây nên.
Biện pháp thi công đào đất hố móng
Trình tự thi công đào đất hố móng bạn cần thực hiện theo các bước sau:
B1: Công tác chuẩn bị đào đất hố móng
Công tác chuẩn bị đào đất hố móng cần đảm bảo thực hiện các công đoạn chuẩn bị: Giải phóng mặt bằng, tiêu nước bề mặt và nước ngầm, làm đường tạm, định vị dựng khuôn công trình, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công đất.
+ B2: Công tác thi công, đào đất hố móng
Việc thi công đào đất hố móng bao gồm các công việc: San mặt bằng, đào đất, đắp đất.
San mặt bằng: Nên sử dụng máy ủi, nếu san mặt bằng trên diện tích rộng thì nên sử dụng phối hợp 2 loại máy là máy cạp và máy ủi cùng làm việc. Nhiệm vụ của 2 loại máy là: Máy ủi có nhiệm vụ đào, đắp đất, còn lại máy cạp có nhiệm vụ san đất và đầm đất sơ bộ cho hố móng.
Đào đất hố móng: Thông thường, chủ đầu tư thường sẽ gặp phải 4 loại đất xây dựng có thể gặp bao gồm: đất cát, đất lẫn sòi sạn, đất pha cát, đất thịt và đất sét, đất thịt chắc và đất sét chắc.
Khi đào đất hố móng, cần để lại một lớp bảo vệ để chống xâm thực và phá hoại của thiên nhiên ( gió, mưa, nhiệt độ,...), bề dày đổ thiết kế quy định. Lớp bảo vệ chỉ được bóc đi trước khi bắt đầu xây dựng công trình ( đổ bê tông, xây,...) . Nên sử dụng máy đào đất 1 gầu để tránh phá hoại cấu trúc lớp đất móng.
Khi hố móng là đất mềm, không được đào sâu quá cao so với thiết kế. Nếu đất có lẫn đá tảng, đá mồ côi thì phần đào quá cao trình thiết kế phải được bù đắp bằng vật liệu cùng loại hay đá, cát, sỏi.
Đối với hố móng có vách thẳng đứng, không gia cố tạm thời thì thời hạn thi công móng phải rút ngắn tới mức thấp nhất. Đồng thờ phỉ đặt biển báo nguy hiểm trong trường hợp đào gần những nơi có các phương tiện thi công đang đi lại.
Khi đào hố móng công trình ngay bên cạnh hoặc sâu hơn mặt móng của những công trình đang sử dụng ( nhà ở, công trình... ). Phải tiến hành theo đúng quy trình công nghệ trong thiết kế thi công, phải có biện pháp chống sụt lở, lún và làm biến dạng những công trình lân cận và lập bản vẽ thi công cho từng trường hợp cụ thể.
Sau khi đào đất hố móng, các biện pháp thi công móng được tiến hành theo đúng trình tự thi công, thiết kế đã định sẵn trước đó.
Một số chú ý khi đào đất hố móng
+ Thứ nhất, để thi công đất hiệu quả, phải chọn dụng cụ thích hợp với từng loại đất . Xúc đất dùng xẻng vuông, cong. Đào đất dùng xẻng tròn, thẳng. Đất cứng dùng cuốc chim, xà beng, đất mềm dùng cuốc, xẻng hoặc có thể sử dụng. Đối với những công trình dân dụng, có diện tích hố móng lớn, có thể sử dụng thay thế các loại máy móc hiện đại nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác đào đất hố móng.
Những chú ý cần thiết khi tiến hành đào đất hố móng
+ Nếu bạn là chủ nhà, bạn cần phải yêu cầu đơn vị thi công, nhà thầu tuân thủ tuyệt đối theo các yêu cầu của bản vẽ thiết kế. Bạn cũng cần thường xuyên giám sát, nhắc nhở nhà thầu trong việc thực hiện đo vẽ, chụp ảnh hiện trạng công trình để lưu lại làm cơ sở pháp lý cho các vấn đề liên quan đến sự cố ( nếu sau này chẳng may xảy ra)….
+ Đối với các công trình có nền đất yếu, chủ đầu tư phải gia cố nền đất trước khi tiến hành đào đố móng ( ép cọc, đóng cừ tràm, cọc khoan nhồi,…)
+ Sau khi đào đất hố móng, để đổ bê tong lót móng, cần yêu cầu dọn sạch hố móng, đầm lớp đất đáy móng để đạt được độ chặt theo yêu cầu, sau đó mới tiến hành công tác đổ bê tong lót móng.
CHỦ ĐỀ TƯƠNG TỰ
- Hướng dẫn đầm nền nhà đúng kỹ thuật
- Chống thấm toilet, khu nhà vệ sinh, nhà tắm
- Yêu cầu kỹ thuật công tác gia công, lắp dựng cốt thép
- Kỹ thuật trát trong xây dựng
- Copy
To view or add a comment, sign in
No more previous content-
MOONLIGHT AVENUE THỦ ĐỨC
Sep 26, 2022
-
HAI GIANG MERRY LAND QUY NHON
Jul 21, 2022
-
FIVESEASONS HOMES VŨNG TÀU
Jul 9, 2022
-
MIAMI HOMES VŨNG TÀU
Jul 6, 2022
-
MERRY LAND QUY NHƠN
Feb 16, 2022
-
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM NẾU CHUẨN BỊ MUA NHÀ
Nov 25, 2021
-
DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN XUẤT SẮC 2021
Nov 22, 2021
-
CĂN HỘ BIỂN ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG BẤT ĐỘNG SẢN SỨC KHỎE
Nov 18, 2021
-
5 ĐIỂM MỚI VỀ SỔ ĐỎ CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/9/2021
Nov 17, 2021
-
NHỮNG CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG MẠNH ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN SẮP TỚI
Nov 16, 2021
Explore topics
- Sales
- Marketing
- IT Services
- Business Administration
- HR Management
- Engineering
- Soft Skills
- See All
Từ khóa » Chống Sạt Lở Vách Hố đào
-
Biện Pháp Chống Vách đất Hố đào được Thực Hiện Như Thế Nào?
-
#1 BIỆN PHÁP CHỐNG VÁCH ĐẤT HỐ ĐÀO - Blog Xây Dựng
-
CHỐNG SẠT LỞ VÁCH HỐ ĐÀO VTALUY - LB Chemistry
-
Biện Pháp Thi Công Chống Sạt Vách Hố đào - Vật Liệu Xây Dựng
-
Bien Pháp Thi Công Vách Hố đào - Diễn đàn Của Các Kỹ Sư Kết Cấu ...
-
Các Phương Pháp Gia Cố Vách Hố đào Trong điều Kiện địa Chất Phức ...
-
CHỐNG SẠT LỞ VÁCH HỐ ĐÀO - TH JET PILE-Nhà Thầu Nền Móng
-
Chống Sạt Lở Hố đào Trong Thi Công Tần Hầm - CAUDUONGBKDN
-
Biện Pháp Thi Công Tầng Hầm Nhà Phố - LinkedIn
-
1 Chống Sạt Lở đất Và Thi Công Tầng Hầm: - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tường Vây Chống Sạt Lở Cho Tầng Hầm Công Trình Còn đất Trống Xung ...
-
BIỆN PHÁP CHỐNG VÁCH ĐẤT HỐ ĐÀO - Blog Chia Sẻ AZ
-
Hướng Dẫn Phòng Ngừa Sự Cố Cho Các Công Trình Lân Cận