Biện Pháp Thi Công ép Cọc Bằng Robot - Hừng Sáng
Thi công ép cọc bằng robot không chỉ mang lại hiệu quả cao, ít sai sót trong quá trình thi công mà còn tối ưu thời gian và tiết kiệm chi phí. Hãy cùng Hừng Sáng tìm hiểu kỹ hơn về biện pháp này ngay dưới đây.
Tìm hiểu về robot ép cọc
Robot ép cọc là hệ thống máy móc, thiết bị tự động, vận hành dựa nhờ vào tác động của con người thông qua bảng điều khiển. Sử dụng robot ép cọc sẽ giảm được chi phí nhân công, mang lại hiệu quả cao trong quá trình thi công ép cọc xuống nền đất.
Ưu điểm của robot ép cọc
- Ít gây tiếng ồn, không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh và có thể ứng dụng được tại nhiều khu vực khác nhau.
- Robot ép cọc có khả năng kiểm tra chất lượng cọc ép trong từng giai đoạn thi công nhằm mang lại hiệu quả thi công tốt nhất.
- So với những phương pháp ép tải thông thường, robot ép cọc giúp tăng hiệu quả thi công lên đến 2 – 3 lần.
- Hạn chế tối đa tình trạng tai nạn nghề nghiệp và đảm bảo an toàn tốt nhất.
Nhược điểm của robot ép cọc
- Hệ thống robot ép cọc khá cồng kềnh, khó di chuyển đến những khu vực chật hẹp, có diện tích nhỏ.
- So với những phương pháp ép cọc truyền thống, chi phí ép cọc bê tông bằng robot cao hơn.
Xem thêm: bảng giá ép cọc bê tông
Tiêu chuẩn cọc ép bê tông bằng robot
Để cọc ép bê tông bằng robot đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo đúng một số tiêu chuẩn dưới đây:
1. Chiều dài của cọc ép
Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn có chiều dài khoảng 5 – 25m, có nhiều công trình cần dùng đến cọc có chiều dài 45m. Tùy vào quy mô, địa hình nền đất để chọn chiều dài cọc ép phù hợp nhất.
2. Phạm vi ứng dụng
Cọc ép thường có độ bền cao, khả năng chịu tải cực tốt nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình đóng cọc bê tông bờ kè, cầu cảng, nền móng nhà dân hoặc những công trình xây dựng yêu cầu nền móng vững chắc khác.
3. Tiết diện cọc bê tông
Cọc ép có nhiều tiết diện khác nhau như vuông, tròn, chữ nhật, chữ T, tam giác… Trong đó, cọc bê tông vuông và bê tông tròn ly tâm được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Kích thước ngang của cọc ép thường là 20×20; 25×25; 30×30; 35×35; 40×40cm.
Đối với cọc có tiết diện 20×20 đến 30×30 cm thì chiều dài sẽ nhỏ hơn 10m. Còn đối với cọc có tiết diện 30×30 đến 40×40cm, chiều dài thường lớn hơn 10m.
4. Yêu cầu
Để tạo nên cọc ép bê tông cốt thép cần phải dùng các thiết bị, máy móc hiện đại. Mác bê tông chế tạo cọc phải từ 250 trở lên. Ngoài ra, nếu cọc quá dài, có thể chia cọc thành những đoạn ngắn để sản xuất dễ dàng và thuận tiện cho quá trình chuyên chở, đóng cọc.
Cọc ép phải được sản xuất theo đúng thiết kế, lớp dày bảo vệ bên ngoài tối thiểu là 3m để đảm bảo không bị bong tách, hoen gỉ khi sử dụng. Khuôn đúc cọc thẳng, bôi trơn chống dính và phải giữ ẩm cho cọc trong suốt quá trình sản xuất.
5. Đặt thép thân cọc
Mật độ thép: Cọc đóng bằng búa thì mật độ thép không nhỏ hơn 0,8%, cọc ép không nhỏ hơn 0,5%, cọc ép có đặc điểm thân nhỏ, dài không nên nhỏ hơn 0,8%. Mật độ thép phải nâng lên 1 – 2% với những trường hợp dưới đây:
- Nền đất thi công cứng gây khó khăn trong quá trình ép cọc.
- Tỷ số dài đường kính L/D lớn hơn 60.
- Với những công trình có quy mô lớn và cọc ép được bố trí gần nhau.
- Mặc dù khả năng chịu lực của cọc đơn lớn nhưng khi L/D lớn hơn hoặc bằng 80 cần tăng thêm mật độ thép để đảm bảo chắc chắn và an toàn.
Đường kính và số thanh: Đường kính cốt dọc của cọc ép không nên nhỏ hơn 14mm. Trường hợp đường kính cọc lớn hơn 350mm thì số thanh không dưới 8.
Bê tông thân cọc: Cường độ bê tông thân cọc phải từ C30 trở lên. Bên cạnh đó, độ dày lớp bảo vệ bên ngoài phải từ 30mm trở lên.
6. Mối nối của cọc bê tông
Số lượng đầu nối của cọc chỉ từ 2 trở xuống. Sử dụng mối nối bằng keo trong trường hợp cọc dễ xuyên vào đất. Sử dụng phương pháp nối hàn trong trường hợp thiết kế lớn cọc nhỏ và dài, tầng đất cứng và đất trong khu vực có động đất, tập trung nhiều cọc.
Định mức ép cọc bê tông ly tâm bằng robot
Định mức ép cọc bê tông bằng robot tự hành không cố định và có sự thay đổi theo từng công trình khác nhau. Những định mức do Bộ xây dựng công bố chỉ đóng vai trò là cơ sở để lập dự toán xây dựng.
Còn trên thực tế, định mức ép cọc bê tông bằng robot sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như đặc điểm công trình, điều kiện thi công, địa hình nền đấy, kỹ thuật công nghệ, công tác cẩu cọc, hao phí… để quyết định đến định mức ép cọc chính xác nhất.
Để xác định định mức ép cọc bê tông ly tâm trong những công trình cụ thể, chủ đầu tư cần gửi những chỉ số liên quan đến quá trình thi công như độ sâu để ép cọc, đường kính cọc, đặc tính nền đất, quy mô ép cọc… lên Bộ xây dựng. Tiếp đó, Bộ xây dựng sẽ gửi thông tư đến chủ đầu tư nhằm hướng dẫn, cung cấp những thông tin liên quan để xác định định mức ép cọc đầy đủ, chính xác.
Quy trình thi công ép cọc bằng robot
- Bước 1: Tập kết cọc bê tông dùng để thi công, kiểm tra máy móc thiết bị và chuẩn bị những dụng cụ liên quan đến quá trình ép cọc.
- Bước 2: Tiến hành cẩu cọc vào vị trí máy ép.
- Bước 3: Điều chỉnh mũi cọc bê tông vào vị trí ép cọc được xác định trên bản vẽ chi tiết. Lưu ý, cần chỉnh cọc theo hướng thẳng đứng trước khi thực hiện ép cọc xuống nền đất.
- Bước 4: Khởi động máy ép và bắt đầu ép cọc.
- Bước 5: Ép hết phần mũi cọc đầu tiên, sau đó, đưa cọc thứ 2 vào vị trí, chỉnh 2 đầu cọc lại cho khớp nhau và hàn mối nối. Tiếp tục ép cho đến khi đạt được độ sâu như mong đợi và lực ép đầu cọc không nhỏ hơn Pmin.
Trong toàn bộ thi công ép cọc bê tông xuống nền đất bằng robot tự hành, đơn vị thi công sẽ tiến hành giám sát, giải quyết khi gặp sự cố và đảm bảo chất lượng ép cọc tốt nhất. Trường hợp cọc nghiêng lớn hơn 1% do gặp vật cản, nền đất cứng, phải tiến hành ép bổ sung cọc mới.
Đọc thêm: Quy trình ép cừ Larsen bằng búa rung
Xem thêm : Máy đóng cọc bê tông diesel
Chi phí thi công ép cọc bằng robot
Chi phí ép cọc bê tông bằng robot tự hành được đánh giá là khá phải chăng, phù hợp với chất lượng dịch vụ mà khách hàng nhận được. Tùy vào mỗi đơn vị thi công khác nhau để quyết định chi phí ép cọc bằng robot chính xác.
Ngoài phương pháp ép cọc bằng robot đã chia sẻ ở trên, tại Hừng Sáng chúng tôi cung cấp phương pháp đóng cọc, ép cọc bằng búa rung với máy móc, thiết bị nhập khẩu chính hãng, có sẵn và hoạt động liên tục, công suất lớn, ít sai sót, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thi công tối đa.
Để hiểu hơn về phương pháp này, quý khách hàng hãy liên hệ đến Hotline: 0907.78.7070, nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn tận tình cho quý khách.
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI
HOTLINE CHAT ZALO FACEBOOKTừ khóa » ép Cọc Vuông Bằng Robot
-
FECON Thi Công ép Cọc Bằng Robot - YouTube
-
Ép Cọc Bê Tông Bằng Robot
-
Ép Cọc Bằng Robot Trên Mọi địa Hình,uy Tín Chất Lượng,thi Công đảm ...
-
Giá ép Cọc Bằng Giàn Máy ROBOT Tại Hà Nội, TPHCM 2022
-
Quy Trình ép Cọc Bê Tông Bằng Máy Robot Thủy Lực Tự Hành
-
Robot ép Cọc - Máy ép Cọc Robot Hiện đại Chất Lượng Tại Vinamac
-
Ưu Và Nhược điểm Của ép Cọc Bằng Robot Và Dàn Cơ
-
Ép Cọc Bằng Robot Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của ép Cọc Robot
-
Tìm Hiểu Các Loại Máy ép Cọc Robot Hiện đại & Hiệu Suất Nhất 2019
-
ép Cọc Bê Tông Bằng Robot Tự Hành Tại Tphcm
-
Thi Công Cọc Bằng Máy ép Thủy Lực - Fecon
-
Quy Trình ép Cọc Bê Tông Bằng Robot Thủy Lực Tự Hành
-
Ép Cọc Bê Tông Bằng Robot Tự Hành - MINH ĐĂNG