Biện Pháp Tu Từ So Sánh - Nghệ Thuật Tập Thơ Chú Bò Tìm Bạn Của ...

Tổng hợp từ các quan điểm về biện pháp tu từ so sánh của Đinh Trọng Lạc, Hữu Đạt, sách giáo khoa Ngữ văn 6, chúng ta có thể hiểu biện pháp tu từ so sánh là đem đối chiếu hai sự vật, hai đối t-ợng, hai đặc điểm khác loại, khác phạm trù nhau nh-ng có một nét chung giống nhau nào đó nhằm diễn đạt một hình ảnh biểu cảm hơn về sự vật hiện t-ợng đó. Sử dụng biện pháp so sánh sẽ góp phần làm tăng sức thông báo, chức năng biểu cảm, cảm xúc cho thơ văn. So sánh tu từ góp phần bồi d-ỡng vốn từ cho trẻ. Tiếp xúc với các bài thơ có sử dụng phép tu từ so sánh trẻ sẽ được bổ sung “kho từ” trong hành trang học tiếng mẹ đẻ của mình. Các em sẽ có nhiều từ ngữ để chỉ một sự vật sự việc, hình thành và phát triển nhận thức tình cảm thái độ đúng đắn trong cuộc sống, biết phân biệt cái đẹp - xấu, thiện - ác, đúng - sai... Từ đó các em biết nói những lời nói nghệ thuật.

Chú bò tìm bạn nghệ thuật so sánh đã góp phần làm nổi bật sự biến hóa đầy bất ngờ của cảnh vật, đôi khi làm ng-ời đọc ngạc nhiên đến sững sờ. Từ một quả dứa mà tác giả đã hình dung ra thật nhiều hình ảnh thú vị:

Mỗi cây một quả, Lá gai x-ơng cá, ………... Đầu xanh mũ vua Mình vàng áo giáp Một trăm con mắt Nhìn quanh bốn bề

(Dứa)

Dứa trở nên lộng lẫy trong bộ trang phục của đức vua. Đọc bài thơ khiến em càng yêu thích và muốn đ-ợc ngắm nhìn đức vua thật nhiều.

Cây đu đủ lại thật hữu ích, không chỉ cho em trái ngọt mà là đu đủ còn có tác dụng nh- một chiếc ô dù che nắng, che m-a cho em

Thây đầy dấu lá Cộng tỏa nh- dù Ôm quanh cổ mẹ Quả tròn chen nhau

(Đu đủ)

Tr-ớc sự phong phú của thiên nhiên, mỗi ng-ời chúng ta dù giàu trí t-ởng t-ợng đến mấy cũng đều phải lạ lùng, kinh ngạc. Nhất là các em nhỏ vừa mới bắt đầu quá trình nhận thức, tìm hiểu thì cũng thấy bỡ ngỡ và thú vị hơn. Sự nhầm lẫn giữa giọt s-ơng và giọt n-ớc mắt của hoa hồng có thể xảy ra lắm chứ:

-Chị ơi vì sao

Hoa hồng lại khóc? -Không phải đâu em Đấy là hạt ngọc Ng-ời gọi là s-ơng Sao đêm gửi xuống Tặng cô hoa hồng.

(B-ớm em hỏi chị)

Phạm Hổ có cách lí giải sự nhầm lẫn và thắc mắc ấy một cách độc đáo nhờ biện pháp tu từ so sánh. Mặc dù ẩn đi từ so sánh nh-ng đối t-ợng so sánh vẫn đ-ợc hiểu. Giọt s-ơng đ-ợc ví nh- những hạt ngọc qua đó thấy đ-ợc vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết của chúng vào mỗi buổi sớm mai.

Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy nh- lăn tròn Trên sân, trên cỏ...

Hình ảnh so sánh những chú gà con nh- những hòn tơ nhỏ thật sống động. Phạm Hổ luôn yêu cái đẹp ngay từ những con vật nhỏ bé. Qua câu chuyện với con gái nhà thơ, chúng ta càng thấy tình yêu cái đẹp từ những chú gà con rất đỗi bình th-ờng: “Tôi nhớ những kỉ niệm hồi sơ tán chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Ba tôi đặc biệt yêu gà, hay làm thơ về gà. ( Cả gia đình gần nh- không ăn thịt gà). Một lần ông đi chợ, chọn mua đ-ợc gà ri xinh lắm, lông óng vàng, đuôi cong, dáng rất kiêu sa, đặt tên Liza. Ông th-ờng ngắm con Liza đi lại không chán mắt, đến nỗi tận bây giờ tôi vẫn còn hình dung ra dáng dấp của con gà ấy. Ông không cho con Liza đ-ợc ấp trứng, sau này tôi mới hiểu ông không thích hình ảnh xác xơ của con gà mẹ, không muốn hình ảnh con Liza bị xấu đi. Ông yêu cái đẹp, còn Liza té ra là tên một nhân vật trong “Chiến tranh và hòa bình”. Sự thực là nếu không từng có một con gà có tên nh- thế trong tuổi thơ, khéo sau này lớn lên tôi cũng chẳng tìm đọc tiểu thuyết của L.Tonsotôi”. Nhà báo hỏi: “Cha chị tính tình chắc trẻ lắm”- “Hơi quá là khác”- ng-ời viết truyện mini Phạm Sông Hồng c-ời to. Chỉ với những con vật nuôi trong nhà mà Phạm Hổ đã có tình yêu lớn nh- vậy thì với trẻ thơ những tâm hồn sáng trong nh- ngọc tình yêu của ông sẽ lớn biết chừng nào?

Tình yêu của ông không chỉ dừng lại ở con vật, cây cối, hoa quả mà đối

với cả những đồ vật, những cái xe chữa cháy cũng thật tuyệt vời. Khi đọc Xe

chữa cháy độc giả sẽ thấy sõ nhịp sống khẩn tr-ơng và gấp gáp: Mình đỏ nh- lửa

Bụng chứa n-ớc đầy Tôi chạy nh- bay Hét vang đ-ờng phố

Màu đỏ của thân xe đ-ợc ví nh- màu lửa, đó là màu đỏ rực nóng bỏng đặc tr-ng của công việc, cũng là màu của sự nhiệt tình. Chiếc xe chữa cháy to lớn ấy t-ởng chừng nh- rất nặng nề với cái bụng đầy n-ớc nh-ng khi có nhiệm vụ lại thật nhanh nhẹn và năng nổ. Điều đó đ-ợc diễn đạt hiệu quả qua hình ảnh so sánh “chạy như bay”. Bốn dòng thơ với hai lần sử dụng phép so

sánh Phạm Hổ giới thiệu cho các em một chiếc xe chữa cháy đầy đủ cả về hình dáng, màu sắc và tác phong làm việc của nó.

Bằng cách sử dụng phép tu từ so sánh Phạm Hổ đã tạo ra những hiệu quả bất ngờ về mặt nhận thức. Những hình ảnh so sánh tuy rất gần gũi quen thuộc với các em nh-ng lại đem đến cho các em một cái nhìn mới, một phát hiện mới về sự vật mới đạt hiệu quả về mặt nghệ thuật phù hợp với tâm lí trẻ thơ th-ờng thích sự mới lạ, thích t-ởng t-ợng ra những hình ảnh ngộ nghĩnh từ những thứ bình th-ờng dung dị.

1.5.3. Lặp

Lặp là biện pháp tu từ cũng khá phổ biến trong Chú bò tìm bạn với

24/64 bài thơ đ-ợc sử dụng phép lặp. Lặp ở đây có thể là lặp cấu trúc câu

trong bài Đôi dép thần kỳ:

Có nhiều sông, nhiều núi Có nhiều m-a, nhiều gió Có cờ đỏ sao vàng

Có mùa khoai mùa lúa Có đôi dép thần kỳ

Phép lặp đ-ợc sử dụng ở đây t-ơng ứng liệt kê ra sự phong phú của đất n-ớc trong thế kỷ XX có đôi dép thần kỳ mà “cụ già” th-ờng đi. Ngoài ra trong bài thơ này còn đ-ợc sử dụng hình thức lặp sóng đôi, lặp đầu nhấn mạnh tác dụng, ý nghĩa của đôi dép thần kỳ, đôi dép cao su của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dép đi trong nắng đốt Dép di trong m-a tuôn Theo cụ già xuống bể Theo cụ già lên non

Trong bài Em bé và đàn bò phép lặp lại đ-ợc sử dụng một cách linh hoạt

thể hiện sự vội vã hối hả cuống cuồng của đàn bò tìm chỗ lánh nạn tránh bom Đàn bò đông, tứ tán, nháo nhào

Con lao vào ngả cầu Con vòng đằng tr-ớc Con bọc đằng sau Chân móng nện nhau Đuôi dài dong thẳng...

Dù m-a bom bão đạn đêm ngày xối xả nh-ng vào những ngày chủ nhật, đ-ợc nghỉ học các em liền tranh thủ ra chợ mua đồ nấu ăn gửi cho cha mẹ:

Chủ nhật, ra chợ Chị này mua cá Chị kia mua tôm Chị thổi lửa rơm Chị đun lửa củi

(Củ khoai của bé)

Thấy các chị hối hả chuẩn bị các món ăn cho cha mẹ càng thúc giục em tìm vội vã củ khoai, vùi trong tro nóng để gửi lên cho mẹ. Đến khi mẹ nhận đ-ợc khoai của em nửa sống nửa chín nh-ng mẹ rất vui vì bé yêu của mẹ thật là hiếu thảo.

Hình ảnh thơ lặp đi lặp lại, thế giới động vật đ-ợc vẽ ra với cuộc vui đùa giữa sáo và trâu:

Thách anh trâu đấy Đánh đ-ợc sáo đen Anh quay sừng húc, Sáo lại lên l-ng

Anh quất đuôi lên Sáo sà xuống đất Sáo mổ tứ tung, Là anh thua nhé!

(Sáo đậu l-ng trâu)

Anh trâu cứ quanh quẩn định “đánh” sáo đen mà không được. Sự xen kẽ giữa việc miêu tả hình ảnh của sáo - trâu đ-ợc lặp đi lặp lại khiến ta hình dung ra đ-ợc sự ngô nghê, ngốc nghếch của anh trâu và cái tinh ranh của sáo đen.

Ngoài lặp cấu trúc, lặp đầu, lặp sóng đôi tác giả còn bố trí từ cuối của câu thứ nhất lặp lại và vần với từ đầu của câu thứ hai, từ cuối của câu thứ ba lặp lại vần với từ đầu của câu thứ t-.

Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn...

(Bắp cải xanh)

Bài thơ nh- vòng tuần hoàn khép kín, thể hiện tình cảm khăng khít của những chiếc lá trên cây cải bắp.

Việc lặp đi lặp lại những cấu trúc, những câu thơ, từ ngữ đã làm tăng sắc thái biểu cảm, nhấn mạnh giá trị thông báo tạo nên nhịp điệu đều đặn cho bài thơ, khiến kết cấu bài thơ trùng điệp, các hình ảnh thơ liên tiếp tác động mạnh vào nhận thức và tình cảm của ng-ời đọc, ý thơ đ-ợc củng cố, gia tăng. Cái tài tình của tác giả là đôi khi ông chỉ thay đổi một số ngôn ngữ hình ảnh và giữ nguyên cả đoạn thơ dài mà độc giả vẫn thấy mới, thấy lạ, thấy biến hóa.

Chữ ở trong sách Chữ len qua mắt Chữ vào trong đầu

Chữ này là bố Chữ này là mẹ Chữ này: Hoa hồng

Chữ kia: chim sẻ Chữ này: tên bé Chữ này: tên sông

(Chữ ở đâu ra)

Có thể nói Phạm Hổ đã có cách dùng từ lặp, câu lặp rất hợp với khả năng nhớ của các em nhỏ - là yếu tố góp phần làm thơ ông dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đọng lại trong tâm trí tuổi ấu thơ.

Tóm lại, qua việc nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật tập thơ Chú bò tìm

bạn của Phạm Hổ ta nh- đ-ợc b-ớc vào một thế giới đậm đà phong vị trẻ thơ.

Nhà thơ đã dựng lên trong thơ mình một thế giới tràn đầy ánh sáng, đầy tình yêu th-ơng bè bạn và khám phá bất ngờ thú vị trong môi tr-ờng thiên nhiên muôn hình vạn trạng. Cùng với sự biến hóa không ngừng về hình ảnh, nhạc

điệu, thể thơ, nghệ thuật xây dựng tình huống đối thoại, mô phỏng âm thanh màu sắc, những yếu tố bất ngờ và các phép tu từ nhân hóa, so sánh, lặp đã tạo nên sự hấp dẫn riêng trên từng trang thơ ông. Có đ-ợc sự hấp dẫn ấy là bởi Phạm Hổ đã làm đ-ợc giữ đ-ợc cho mình tâm hồn và ngòi bút, cái nhìn ngạc nhiên, ngơ ngác, trẻ dại của trẻ con đ-a vào trong thơ. Tâm hồn Phạm Hổ đã “đồng thanh tương ứng” được với trẻ con.

Ch-ơng 2: việc giảng dạy

thơ Phạm Hổ trong tr-ờng mẫu giáo

Thơ Phạm Hổ tự bao giờ đã trở nên thân thuộc, gắn bó với trẻ thơ ngay từ lúc tuổi mầm non. Khi trẻ bắt đầu tới tr-ờng mầm non- tr-ờng học đầu tiên, các em đã đ-ợc cô giáo dạy cho những bài thơ thật thú vị từ một ng-ời bạn

khá là ồn ào nh-ng rất thân thiện và tốt bụng là Xe chữa cháy; sự mềm mại

nhẹ nhàng uốn l-ợn của một cô rong xanh qua bài Rong và cá; sự bất ngờ ngỡ

ngàng của chú thỏ con khi nói: “Trăng cũng có chân” trong bài Thỏ con và

mặt trăng; những chú gà con xinh xắn vô cùng đáng yêu của bài Đàn gà con

cho đến hình ảnh búp cải non đ-ợc nhân hóa trở nên giống một em bé, đ-ợc

bao bọc trong sự th-ơng yêu qua bài Bắp cải xanh trong Tuyển tập trò chơi,

bài hát, thơ truyện mẫu giáo (3 - 4 tuổi).

Khi các em vững vàng trong môi tr-ờng lớp học các mặt trí tuệ, ngôn ngữ, thể chất phát triển tốt (trẻ 4 - 5 tuổi) thì Phạm Hổ đã có sự sáng tạo riêng

trong bài thơ Cô dạy với hình thức thơ trích dẫn là lời đứa trẻ nói với mẹ khi ở

tr-ờng về. Đến tr-ờng các em tiếp thu đ-ợc nhiều điều mới lạ. Khi trở về nhà, các em không quên khoe với mẹ về những gì mà mình học đ-ợc. Câu thơ “Mẹ, mẹ ơi, cô bảo” chất chứa niềm vui sự háo hức của đứa trẻ. Quả là đọc những bài thế ta cũng dễ vui lây.

Và để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho việc tới tr-ờng phổ thông thì Phạm Hổ đã đ-a vào Tuyển tập trò chơi, bài viết, thơ truyện mẫu giáo (5 - 6 tuổi) của Viện Chiến l-ợc và phát triển ch-ơng trình GDMN (2007) - Nxb Giáo

dục. Những bài Gà nở, Mẹ đố bé, Đàn kiến nó đi, Chú cảnh sát giao thông

giúp trẻ làm quen với những hoạt động của xã hội.

Tất cả những bài thơ của Phạm Hổ đ-ợc đ-a vào trong ch-ơng trình dạy thơ cho trẻ mẫu giáo đều mang đậm chất dấu ấn riêng của nhà thơ không chỉ là nội dung phong phú mà còn là sự sáng tạo độc đáo về mặt nghệ thuật. Các bài thơ đã đem đến cho các em sự hiểu biết về thế giới xung quanh từ những

con gà, con cá, con thỏ, đàn kiến cho đến những cây rong, bắp cải, xe chữa cháy, mặt trăng cho đến sự giáo dục biết vệ sinh, lễ phép, ngăn nắp, gọn gàng mà không hề giáo điều, cứng nhắc, khô khan. Từng bài thơ, từng lứa tuổi nh- “từng chữ bụi vàng” được Phạm Hổ nhặt nhạnh “đúc lên một bông hồng vàng” (Pau-tốp-xki) đem đến cho trẻ thơ sự hiểu biết thú vị và những bài học giáo dục sâu sắc [3].

Từ khóa » Câu Thơ Sử Dụng Biện Pháp So Sánh