Biện Pháp Xử Lý đối Với Hành Vi Mua Bán, Sử Dụng “Bóng Cười”
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, vấn nạn mua bán, sử dụng “Bóng cười” diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là tại các quán bar, vũ trường. Đáng chú ý, “Bóng cười” gây ra những tác động tiêu cực đến hệ thần kinh của người sử dụng, có thể gây chết người. Tuy nhiên pháp luật hiện hành chỉ quy định chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi này.
“Bóng cười” thực chất là quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hóa học là N2O (Dinitơ oxit hay nitrous oxide). Loại khí này khi hít vào có khả năng tác động mạnh lên một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng N2O có thể gây ra các rối loạn như cảm giác châm chích ở đầu các chi và đi đứng loạng choạng, rối loạn khí sắc, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp, thiếu máu, thiếu B12.
N2O không nằm trong Danh mục các chất ma túy và tiền chất được ban hành theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ mà là hóa chất được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Công thương. Cụ thể: N2O thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ lục II của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất), chủ yếu sử dụng để gây tê, giảm đau trong lĩnh vực y tế hoặc dùng để đóng gói, bảo quản thực phẩm.
Hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh N2O được xử lý theo các quy định tại Nghị định 71/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoá chất và vật liệu nổ nông nghiệp. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 71/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp:
“6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.”.
Như vậy, việc nhập khẩu, mua bán… chất N2O để sử dụng trong công nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội được phép thực hiện nhưng được pháp luật quy định chặt chẽ. Mặc dù N2O không nằm trong danh mục các chất ma túy và tiền chất nhưng trước tình hình giới trẻ sử dụng “Bóng cười” gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy hiểm đến tính mạng, Bộ Công an đã và đang triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý.
Ngoài ra, cần có sự phối hợp giữa Bộ Công thương, Bộ Y tế, Quản lý thị trường, Hải quan… để đánh giá tình hình nhu cầu thực tế sử dụng khí N2O trong nước, từ đó có biện pháp siết chặt trong nhập khẩu và bổ sung quy định quản lý chặt chẽ hoạt động mua bán, kinh doanh khí N2O trong nước; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các mặt hàng hóa chất không rõ nguồn gốc, ngăn chặn thẩm lậu từ nước ngoài vào Việt Nam; yêu cầu cơ sở kinh doanh ký cam kết không bán “Bóng cười” (do không phải là hóa chất cấm mua bán) vào mục đích sử dụng cho con người, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm; tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên về tác hại của “Bóng cười”…
Bên cạnh đó, cần phối hợp lực lượng chức năng nắm tình hình, xác định thực trạng sử dụng “Bóng cười” và các chất hướng thần mới ở trong nước, tham khảo các quy định của Ban kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) và các nước trên thế giới về các chất này. Từ đó, đưa ra các căn cứ đầy đủ để để xuất Chính phủ đưa vào Danh mục các chất ma túy và tiền chất để có căn cứ đấu tranh, xử lý các đối tượng mua bán, vận chuyển, sản xuất, tổ chức sử dụng trái phép các chất này (hiện nay chưa có quốc gia nào đưa “Bóng cười” vào Danh mục chất ma túy).
Hoàng Long – Công ty luật ThinkSmart
Nguồn tham khảo: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
Từ khóa » Bán Bóng Cười Phạt Bao Nhiêu Tiền
-
Bóng Cười Có Bị Cấm Tại Việt Nam Không? - Thư Viện Pháp Luật
-
Bóng Cười Có Bị Cấm Tại Việt Nam Không?
-
Mua Bán, Sử Dụng Bóng Cười Bị Xử Lý Ra Sao? - Zing
-
Biện Pháp Xử Lý đối Với Việc Mua Bán, Sử Dụng “Bóng Cười” Hiện Nay
-
Bóng Cười Có Bị Cấm Tại Việt Nam Không? Xử Phạt Khi Mua Bán, Sử ...
-
Sử Dụng Bóng Cười Có Vi Phạm Pháp Luật Không?
-
Sử Dụng, Tàng Trữ Bóng Cười Bị Phạt Như Thế Nào? (Cập Nhật 2021)
-
Bóng Cười Có Bị Cấm Tại Việt Nam?
-
Sử Dụng Bóng “cười” Có Vi Phạm Pháp Luật?
-
Bóng Cười Có Bị Cấm Không?
-
Dùng 'bóng Cười' Bị Xử Phạt Mức Nào?
-
Luật Sư: Bán Bóng Cười Có Phạm Luật?
-
Hà Nội: Xử Lý Nhiều Vụ Việc Liên Quan đến Kinh Doanh “bóng Cười”
-
Mua Bán “bóng Cười” Có Vi Phạm Pháp Luật?