Biến Số Lực Hướng Tâm - Vật Lý 10
Có thể bạn quan tâm
Vật lý 10. Lực hướng tâm.. Hướng dẫn chi tiết.
AdvertisementLực hướng tâm - Vật lý 10
Fht
Định nghĩa:
- Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
- Lực quán tính có thể gây biến dạng và gia tốc cho vật. Lực quán tính sẽ không có phản lực.
Đơn vị tính: Newton (N)
Hãy chia sẻ cho bạn bè nếu nếu tài liệu này là hữu ích nhé
Chia sẻ qua facebook
Hoặc chia sẻ link trực tiếp:
congthucvatly.com/bien-so-luc-huong-tam-vat-ly-10-60
Làm bài tập về Lực hướng tâm - Vật lý 10Chủ Đề Vật Lý
VẬT LÝ 10 CHƯƠNG II: Động lực học chất điểm. Bài 14: Lực hướng tâm. Vấn đề 1: Tổng hợp lý thuyết về lực hướng tâm. Vấn đề 2: Bài toán áp dụng lực hướng tâm và lực quán tính li tâm. Vấn đề 3: Khi vật qua một chiếc cầu cong. Vấn đề 4: Đặt vật trong thang máy. CHƯƠNG IV: Các định luật bảo toàn. Bài 24: Công và công suất. Vấn đề 1: Tổng hợp lý thuyết về suất công và công suất. Vấn đề 2: Xác định công và công suất của một lực tác dụng lên vật. Trường hợp lực gây ra gia tốc. Vấn đề 3: Xác định công và công suất của một lực tác dụng lên vật làm cho vật chuyển động đều. Vấn đề 4: Xác định công và công suất khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.Biến Số Liên Quan
Lực căng dây - Vật lý 10
T
Khái niệm:
- Lực căng dây là một lực được tạo ra bởi một sợi dây, sợi cáp hay các vật thể tương tự lên một hoặc nhiều vật khác.
- Bất cứ thứ gì khi được kéo, treo, trợ lực hay đung đưa trên một sợi dây đều sinh ra lực căng dây.
Đơn vị tính: Newton (N)
Xem chi tiếtCông - Vật lý 10
A
Khái niệm:
Công là một đại lượng vô hướng có thể mô tả là tích của lực với quãng đường S theo hướng hợp với hướng của lực góc α.
Đơn vị tính: Joule (J)
Xem chi tiếtLực hướng tâm - Vật lý 10
Fht
Định nghĩa:
- Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
- Lực quán tính có thể gây biến dạng và gia tốc cho vật. Lực quán tính sẽ không có phản lực.
Đơn vị tính: Newton (N)
Xem chi tiếtKhối lượng của vật - Vật lý 10
m
Khái niệm:
Khối lượng vừa là một đặc tính của cơ thể vật lý vừa là thước đo khả năng chống lại gia tốc của nó (sự thay đổi trạng thái chuyển động của nó) khi một lực ròng được áp dụng. Khối lượng của một vật thể cũng xác định sức mạnh của lực hấp dẫn của nó đối với các vật thể khác. Đơn vị khối lượng SI cơ bản là kilogram.
Trong một số bài toán đặc biệt của Vật Lý, khi mà đối tượng của bài toán có kích thước rất nhỏ (như tính lượng kim loại giải phóng ở bình điện phân, xác định số mol của một chất v....v...). Người ta sẽ linh động sử dụng "thước đo" phù hợp hơn cho khối lượng làm gam.
Đơn vị tính:
Kilogram - viết tắt (kg)
Gram - viết tắt (g)
Xem chi tiếtCông Thức Liên Quan
Công thức xác định lực hướng tâm
Fht=m.aht=m.v2R=m.ω2.R
Quả banh chuyển động tròn quanh tay người do lực căng dây đóng vai trò lực hướng tâm.
Định nghĩa:
Lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
Chú thích:
Fht: lực hướng tâm (N).
m: khối lượng của vật (kg).
aht: gia tốc hướng tâm (m/s2).
v: vận tốc của vật (m/s).
ω: vận tốc góc (rad/s).
R: bán kính của chuyển động tròn (m).
Xem chi tiếtCác lực không sinh công
AT=AN=0AFht
Do phản lực vuông góc với phương chuyển động
AN=0
Lực căng dây luôn vuông góc với vec to chuyển động
AT=0
Khi vật chuyển động tròn đều
Aht=0
Xem chi tiếtCâu Hỏi Liên Quan
Chọn phát biểu sai về lực hấp dẫn và lực hướng tâm
Chọn phát biểu sai.
Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtĐặc điểm của vector lực
Lực đặc trưng cho điều gì sau đây?
Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video Xem chi tiếtXác định lực hướng tâm của vật có khối lượng m chuyển động trên đường tròn có bán kính R
Vật có khối lượng 1 kg chuyển động trên đường tròn có bán kính 10 cm thì lực hướng tâm tác dụng lên vật 10 N. Xác định tốc độ góc của vật.
Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Xem chi tiếtXác định lực hướng tâm của vật có khối lượng m và tốc độ góc cho trước
Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động tròn đều trên đường tròn có bán kính 50 cm có tốc độ 4 vòng/s. Xác định lực hướng tâm tác dụng lên vật. Lấy π = 3,14.
Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Xem chi tiếtXác định hệ số ma sát bằng bao nhiêu để vật không trượt trên đĩa?
Cho một đĩa nằm ngang quay quanh trục thẳng đứng với vận tốc n=30 ( vòng/phút ). Đặt một vật có khối lượng m lên đĩa cách trục quay 20 cm. Hệ số ma sát bằng bao nhiêu để vật không trượt trên đĩa? Lấy g=π2=10m/s2
Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Xem chi tiếtXác định tốc độ góc để vật không trượt ra khỏi bàn
Một vật được đặt tại mép một mặt bàn tròn có bán kính 80 cm, bàn quay đều quanh trục thẳng đứng qua tâm O của mặt bàn với tốc độ góc ω. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 2. Hỏi ω có giá trị lớn nhất là bao nhiêu để vật không bị trượt ra khỏi bàn? Lấy g= 10m/s2
Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video Xem chi tiếtHỏi ôtô chỉ được chạy với tốc độ tối đa bằng bao nhiêu để không rơi khỏi đường đèo, khi đó tốc độ góc của ô tô là bao nhiêu?
Một ô tô chạy qua một đoạn đường đèo vào khúc cua được coi như là một cung tròn có bán kính cong là 200 cm. Hệ số ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường là 0,8. Hỏi ô tô chỉ được chạy với vận tốc tối đa bằng bao nhiêu để không rơi khỏi đoạn đường đèo, khi đó tốc độ góc của ô tô là bao nhiêu?
Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtXác định vị trí đặt vật để vật không trượt khỏi bàn quay
Một vật đặt trên một cái bàn quay. Nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,5 và vận tốc góc của mặt bàn là 5 rad/s thì có thể đặt vật ở vùng nào trên mặt bàn để nó không bị trượt đi?
Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtXác định độ giãn của lò xo
Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 12,5 N/m có một vật nặng 10 g gắn vào đầu của lò xo. Đầu kia cố định gắn vào trục quay. Vật nặng m quay tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 2 vòng/s. Tính độ giãn của lò xo.
Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtXác định số vòng quay trong thời gian qui định
Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 12,5 N/m có một vật nặng 10 g gắn vào đầu của lò xo. Đầu kia cố định gắn vào trục quay. Lò xo sẽ không thể có lại trạng thái cũ nếu giãn dài hơn 40 cm. Tính số vòng quay tối đa của m trong một phút, cho π2=10.
Trắc nghiệm Độ khó: Khó Có video Xem chi tiếtTìm độ cứng k của lò xo
Một đĩa tròn nằm ngang có thể quay quanh một trục thẳng đứng. Vật m=100g đặt trên đĩa, nối với trục quay bởi một lò xo nằm ngang. Nếu số vòng quay không quá n1=2 vòng/s, lò xo không biến dạng. Nếu số vòng quay là n2=5 vòng/s lò xo giãn dài gấp đôi. Cho π2=10. Tính độ cứng k của lò xo.
Trắc nghiệm Độ khó: Khó Xem chi tiếtLực hướng tâm tác động vào vật chuyển động
Lực hướng tâm tác dụng vào vật chuyển động
Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video Xem chi tiếtCách xác định lực hướng tâm
Một vật có khối lượng m chuyển động tròn đều với vận tốc góc ω, vận tốc dài tại điểm có bán kính R là v. Lực hướng tâm Fht được xác định
Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video Xem chi tiếtCho bàn quay từ từ, vật quay theo bàn. Lực đóng vai trò lực hướng tâm trong trường hợp này là?
Đặt một vật nhỏ trên chiếc bàn quay, khi bàn chưa quay vật đứng yên. Cho bàn quay từ từ, vật quay theo bàn. Lực đóng vai trò lực hướng tâm trong trường hợp này là
Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video Xem chi tiếtLý thuyết về lực hướng tâm. Chọn phát biểu sai khi nói về lực hướng tâm?
Chọn phát biểu sai. Lực hướng tâm
Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video Xem chi tiếtLý thuyết lực hướng tâm
Chọn câu sai.
Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video Xem chi tiếtLực ma sát nghỉ tác động lên vật có hướng?
Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc ω. Vật đã vạch nên đường tròn bán kính R. Lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật có hướng?
Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtNếu đứng trên hệ quy chiếu gắn với vật ta thấy vật nằm yên. Lực quán tính có hướng và độ lớn là
Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc ω. Vật đã vạch nên đường tròn bán kính R. Nếu đứng trên hệ qui chiếu gắn với vật ta thấy vật nằm yên. Vậy lực quán tính có hướng và độ lớn là
Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtLý thuyết của lực hướng tâm
Chọn phát biểu sai.
Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtLý thuyết của chuyển động tròn đều
Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
Trắc nghiệm Độ khó: Dễ Có video Xem chi tiếtMột electron có m = 9,1.10-31 kg, chuyển động với v0 = 10^7 trong từ trường đều vuông góc với các đường sức từ. Tìm độ lớn của cảm ứng từ B.
Một electron có khối lượng m = 9,1.10-31kg, chuyển động với vận tốc ban đầu v0 = 107 m/s, trong một từ trường đều B→ sao cho v0→ vuông góc với các đường sức từ. Quỹ đạo của electron là một đuờng tròn bán kính R = 20 mm. Tìm độ lớn của cảm ứng từ B.
Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Xem chi tiếtMột electron có vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc bằng một hiệu điện thế 500 V, sau đó bay vuông góc vào đường sức từ. Tính bán kính quỹ đạo của electron,
Một electron có vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc bằng một hiệu điện thế U = 500 V, sau đó bay vào theo phương vuông góc với đường sức từ. Cảm ứng từ của từ trường là B = 0,2 T. Bán kính quỹ đạo của electron. Biết e = -1,6.10-19 C, me= 9,1.10-31 kg.
Trắc nghiệm Độ khó: Khó Xem chi tiếtMột proton có khối lượng m = 1,67.10-27 kg chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 7 cm, B = 0,01 T. Xác định chu kì quay của proton.
Một proton có khối lượng m = l,67.10-27 kg chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 7 cm trong một từ trường đều cảm ứng từ B = 0,01 T. Xác định chu kì quay của proton.
Trắc nghiệm Độ khó: Khó Xem chi tiếtTrong từ trường đều cho một dòng các ion bắt đầu đi vào A và đi ra C, sao cho AC là 1/2 đường tròn trong mặt phẳng ngang. Tính khoảng cách AC đối với C2H5+.
Trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ thẳng đứng, cho một dòng các ion bắt đầu đi vào từ trường từ điểm A và đi ra tại C, sao cho AC là 1/2 đường tròn trong mặt phẳng ngang. Các ion C2H5O+ và C2H5+ có cùng điện tích, cùng vận tốc đầu. Cho biết khoảng cách AC giữa điểm đi vào cả điểm đi ra đối với ion C2H5O+ là 22,5 cm thì khoảng cách AC đối với C2H5+
Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó Xem chi tiếtMột người xách một xô có nước và vung tay làm xô nước quay trong mặt phẳng thẳng đứng, theo một vòng tròn đường kính 1,6 m.
Một người xách một xô có nước và vung tay làm xô nước quay trong mặt phẳng thẳng đứng, theo một vòng tròn đường kính 1,6 m. Biết khối lượng xô và nước là 5,0 kg. Lấy
a) Tính tốc độ nhỏ nhất mà xô nước phải được quay để khi ở đỉnh hình tròn, đáy xô quay lên trên, miệng hướng xuống dưới mà nước vẫn ở trong xô.
b) Giả sử khi xô nước ở dưới cùng của đường tròn có tốc độ là 3,2 m/s. Xác định phương, chiều và độ lớn của lực tác dụng lên tay của người đó.
Tự luận Độ khó: Khó Có video Xem chi tiếtMột vật nặng có khối lượng 4 kg được buộc vào đầu một sợi dây dài L = 1,2 m.
Một vật nặng có khối lượng 4 kg được buộc vào đầu một sợi dây dài L = 1,2 m. Người ta dùng một máy cơ để quay đầu còn lại của dây sao cho vật nặng chuyển động tròn đều. Biết lực căng tối đa để dây không đứt có giá trị bằng 300 N. Để dây không đứt, vật được phép quay với tốc độ tối đa là bao nhiêu?
Tự luận Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtCho bán kính Trái Đất khoảng 6,37.10^6 m và gia tốc trọng trường ở gần bề mặt Trái Đất là 9,8 m/s^2.
Cho bán kính Trái Đất khoảng và gia tốc trọng trường ở gần bề mặt Trái Đất là . Một vệ tinh chuyển động tròn đều gần bề mặt Trái Đất phải có tốc độ bao nhiêu để không rơi xuống mặt đất?
Tự luận Độ khó: Dễ Có video Xem chi tiếtMặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng mất 27,3 ngày. Biết lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng tính theo công thức: Fhd = G.m1.m2/r^2; với G = 6,67.10^-11 N.m^2.kg^-2 là hằng số hấp dẫn.
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng mất 27,3 ngày. Biết lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng tính theo công thức: ; với là hằng số hấp dẫn, và lần lượt là khối lượng của hai vật và r là khoảng cách giữa hai khối tâm của chúng. Biết khối lượng của Trái Đất khoảng . Tính khoảng cách giữa tâm Trái Đất và Mặt Trăng.
Tự luận Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtMột chiếc xe đua có khối lượng 800 kg chạy với tốc độ lớn nhất (mà không bị trượt) theo đường tròn nằm ngang có bán kính 80 m được một vòng sau khoảng thời gian 28,4 s.
Một chiếc xe đua có khối lượng 800 kg chạy với tốc độ lớn nhất (mà không bị trượt) theo đường tròn nằm ngang có bán kính 80 m (Hình 5.2) được một vòng sau khoảng thời gian 28,4 s. Lấy . Tính
a) gia tốc hướng tâm của xe.
b) hệ số ma sát nghỉ giữa các bánh xe và mặt đường.
Hình 5.2
Tự luận Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtMột vệ tinh địa tĩnh (là vệ tinh có vị trí tương đối không đổi đối với một vị trí trên Trái Đất) chuyển động quanh Trái Đất với lực hướng tâm là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh.
Một vệ tinh địa tĩnh (là vệ tinh có vị trí tương đối không đổi đối với một vị trí trên Trái Đất - Hình 5.3) chuyển động quanh Trái Đất với lực hướng tâm là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh . Biết gia tốc trọng trường tại mặt đất được tính theo biểu thức: ; với là hằng số hấp dẫn, M và R lần lượt là khối lượng và bán kính Trái Đất. Lấy gia tốc trọng trường tại mặt đất bằng và bán kính Trái Đất khoảng . Tính
a) bán kính quỹ đạo của vệ tinh.
b) tốc độ của vệ tinh trên quỹ đạo.
Hình 5.3
Tự luận Độ khó: Khó Có video Xem chi tiếtMột vật nặng có khối lượng 5,0 kg được buộc vào một dây dài 0,8 m và thả cho chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng.
Một vật nặng có khối lượng bằng 5,0 kg được buộc vào một dây dài 0,8 m và thả cho chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng như Hình 5.4. Khi qua vị trí cân bằng O, vật có tốc độ 2,8 m/s. Lấy . Tính gia tốc hướng tâm và lực căng dây khi vật đi qua vị trí cân bằng O.
Hình 5.4
Tự luận Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtMột máy bay thực hiện một vòng nhào lộn có bán kính 400 m trong mặt phẳng thắng đứng với vận tốc 540 km/h.
Một máy bay thực hiện một vòng nhào lộn có bán kính 400 m trong mặt phẳng thẳng đứng với vận tốc 540 km/h.
a) Tìm lực do người lái có khối lượng m = 60 kg nén lên ghế ngồi khi máy bay đi qua điểm cao nhất và thấp nhất của vòng nhào.
b) Muốn người lái không nén lên ghế ngồi ở điểm cao nhất của vòng nhào thì vận tốc máy bay phải là bao nhiêu?
Tự luận Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtMột vật nhỏ được đặt ở mép một bàn xoay có bán kính 0,4 m, có hệ số ma sát nghỉ là 0,4.
Một vật nhỏ được đặt ở mép một bàn xoay có bán kính 0,4 m, có hệ số ma sát nghỉ là 0,4. Hỏi bàn phải quay với tốc độ bao nhiêu (tính theo vòng/s) để vật có thể văng ra khỏi bàn?
Tự luận Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtMột vật nhỏ m đặt lên một đĩa tròn đang quay đều với vận tốc 78 vòng/phút.
Một vật nhỏ m đặt lên một đĩa tròn đang quay đều với vận tốc 78 vòng/phút. Để vật đứng yên trên mặt đĩa ở khoảng cách lớn nhất từ vật đến trục quay là 7 cm thì hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt sàn phải là bao nhiêu?
Tự luận Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtMột quả cầu khối lượng m = 10 g treo vào một sợi dây nhẹ không co giãn l = 22 cm.
Một quả cầu khối lượng m = 10 g treo vào một sợi dây nhẹ không co giãn l = 22 cm. Quay quả cầu để nó chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang vuông góc trục quay thẳng đứng với vận tốc không đổi là 1,5 vòng/s. Tìm lực căng dây và góc lệch α giữa dây treo so với thẳng đứng.
Tự luận Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtMột ống hình trụ bán kính 10 cm, một vật nhỏ được đặt áp vào thành trong của bình. Biết hệ số ma sát nghỉ giữa vật và thành bình là 0,3.
Một ống hình trụ bán kính 10 cm, một vật nhỏ được đặt áp vào thành trong của bình. Biết hệ số ma sát nghỉ giữa vật và thành bình là 0,3. Hỏi ống phải quay quanh trục đối xứng của nó với tốc độ góc bằng bao nhiêu để vật bám được vào thành trong của bình mà không bị rơi.
Tự luận Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtMột người đi xe đạp có khối lượng tổng cộng 60 kg trên một vòng xiếc có bán kính 6,4 m.
Một người đi xe đạp có khối lượng tổng cộng 60 kg trên một vòng xiếc có bán kính 6,4 m. Tìma) tốc độ tối thiểu của xe để người đi qua điểm cao nhất của vòng xiếc mà không bị rơi.b) lực ép lên vòng tại vị trí cao nhất với vận tốc 10 m/s.
Tự luận Độ khó: Trung bình Có video Xem chi tiếtXác nhận nội dung
Hãy giúp Công Thức Vật Lý chọn lọc những nội dung tốt bạn nhé!
Chính xác Không chính xác Báo LỗiCông thức liên quan
Công thức xác định lực hướng tâmFht=m.aht=m.v2R=m.ω2.R
Các lực không sinh côngAT=AN=0AFht
Biến số liên quan
Lực căng dây - Vật lý 10T
Công - Vật lý 10A
Lực hướng tâm - Vật lý 10Fht
Khối lượng của vật - Vật lý 10m
Từ điển Phương Trình Hoá Học
CuO+H2 → Cu+H2O NO2 → N2O4 H3PO4 → H2O+HPO3 C2H4+H2O → C2H5OH CH3CHO+Ag(NH3)2OH → Ag+H2O+NH3+CH3COONH4Liên Kết Chia Sẻ
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
qh88Dịch Vụ https://baoxinviec.shop/ Uy Tín Giá Rẻ
HELLO88 EUTK88123bEE88Từ khóa » đơn Vị Của Lực Hướng Tâm
-
Lực Hướng Tâm - F Hướng Tâm - Vật Lý Lớp 10 || DINHLUAT.COM
-
Lực Hướng Tâm Là Gì? Công Thức Tính Lực Hướng Tâm Lớp 10
-
Lực Hướng Tâm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Lực Hướng Tâm | SGK Vật Lí Lớp 10
-
Vật Lý 10 Bài 14 - Lực Hướng Tâm - HayHocHoi
-
Lực Hướng Tâm Là Gì? Công Thức Tính - Hoàng Vina
-
Công Thức Tính Lực Hướng Tâm - Vật Lí Lớp 10
-
Lực Hướng Tâm Là Gì? Công Thức Lực Hướng Tâm [Kiến Thức 2022]
-
Công Thức Lực Hướng Tâm - Kiến Thức Vật Lý Lớp 10 - Dự Báo Thời Tiết
-
Lực Hướng Tâm - Vật Lý Lớp 10 - .vn
-
Lực Ly Tâm Là Gì? Lực Ly Tâm Và Lực Hướng Tâm Khác Nhau Như Thế Nào
-
Công Thức Xác định Lực Hướng Tâm
-
2 Khác Biệt Giữa Lực Ly Tâm Và Hướng Tâm Mà Bạn Phải Biết