Biến Thể Deltacron: Triệu Chứng Và Mức độ Lây Nhiễm Có Nguy Hiểm?

Biến thể Deltacron đang nhận được sự quan tâm của hàng tỷ người trên thế giới, dấy lên nhiều lo ngại về tốc độ lây lan, tỷ lệ nhập viện và ảnh hưởng tiêu cực của Deltacron có thể vượt mặt các biến thể đang lưu hành, tạo ra làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới. 

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS Phạm Mạnh Hoàn – Cố vấn chuyên môn BVĐK Tâm Anh.

biến thể deltacron

Deltacron là gì?

Deltacron (AY.4/BA.1) là biến thể virus SARS-CoV-2 mới kết hợp gene giữa biến thể Delta AY.4 và Omicron BA.1 – tức nó có chứa các gene từ cả 2 biến thể, khiến Deltacron được gọi là virus tái tổ hợp. Các biến thể virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến theo thời gian, các nhà khoa học dự báo biến thể lai này sẽ khiến các chủng cũ như Omicron và Delta lưu hành ở mức cao hơn, gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của con người một lần nữa. (1)

Trong đại dịch Covid-19, hai hoặc nhiều biến thể có thể cùng lưu hành trong một khoảng thời gian ở cùng khu vực địa lý. Điều này tạo cơ hội cho sự kết hợp, trao đổi vật chất di truyền để tạo ra một thế hệ con lai mới. Giáo sư Lawrence Young, nhà virus học tại Đại học Warwick – Anh, lý giải: “Những virus tái tổ hợp như Deltacron phát sinh khi nhiều hơn một biến thể lây nhiễm và tái tạo ở cùng một người, trong cùng các tế bào. Deltacron là sản phẩm của cả hai biến thể Delta và Omicron lưu hành trong cùng một cộng đồng.”

banner tâm anh quận 7 content

Phát hiện biến thể lai Delta và Omicron?

Tháng 1/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể lai Deltacron được phát hiện đầu tiên ở Pháp. Sau đó, Deltacron cũng được tìm thấy ở Hà Lan, Đan Mạch, Mỹ, Anh,… Theo cơ sở dữ liệu quốc tế về trình tự gen của virus, tính đến thời điểm hiện tại, đã có gần 40 ca nhiễm Deltacron được ghi nhận ở các nước.

Theo báo cáo từ phòng thí nghiệm Helix tại San Mateo, California, Mỹ – cộng tác với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) về giải trình tự 29.719 mẫu Covid-19 dương tính được thu thập từ ngày 22.11 đến ngày 13.2 từ khắp nước Mỹ cho kết quả đã tìm thấy 2 ca nhiễm liên quan đến các phiên bản khác nhau của biến thể Deltacron, là kết quả của sự kết hợp vật liệu di truyền Delta và Omicron, cùng 20 ca khác nhiễm cả biến thể Delta và Omicron, 1 ca nhiễm đồng thời 3 biến thể Delta, Omicron và Deltacron.

Theo các nhà khoa học, bộ gene của biến thể tái tổ hợp cho thấy virus không gây ra giai đoạn mới của đại dịch. Gene mã hóa protein bề mặt của virus – được gọi là protein gai – gần như hoàn toàn đến từ Omicron. Phần còn lại của bộ gene “xương sống” của Deltacron đến từ biến thể Delta. (2)

“Chúng tôi tìm thấy quá trình tái tổ hợp có thể xảy ra ở người hoặc động vật, với nhiều biến thể lưu hành của SARS-CoV-2”, Tiến sĩ Soumya Swaminathan, nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh “cần phải đợi thêm các thí nghiệm để xác định rõ hơn về đặc tính của biến thể virus này.”

deltacron là biến thể lai mới
Deltacron là một biến thể lai mới, kết hợp gene của hai biến thể Omicron và Delta.

Biến thể Deltacron có gì đáng lo ngại, nguy hiểm thế nào?

Sự xuất hiện của Deltacron đã dấy lên nhiều lo ngại về tốc độ lây nhiễm, nguy cơ tăng tỷ lệ nhập viện, tăng tỷ lệ biến chứng ở nhiều đối tượng, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng còn quá sớm để lo lắng về Deltacron. So với các biến thể trước đó, chẳng hạn như Delta và Omicron, biến thể mới này dường như không dễ dàng lây truyền. 

Các nhà khoa học cho biết, biến thể Deltacron “cực kỳ hiếm” và không phải là “biến thể đáng quan ngại” (VOC) theo phân loại của WHO. Hầu hết các protein gai của biến thể lai này xuất phát từ biến thể Omicron vốn ít nguy hiểm hơn, trong khi phần còn lại trong bộ gene của Deltacron có liên quan đến biến thể Delta.

Maria Von Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật tại WHO cho biết: Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy bất kỳ sự thay đổi nào về mức độ nghiêm trọng của biến thể mới so với các biến thể trước đây trong dịch tễ học. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng biến thể mới này được dự báo sẽ lây lan và “đại dịch còn tiếp tục kéo dài.”

Đến thời điểm hiện tại, chỉ có số lượng ít các trường hợp người bệnh nhiễm Deltacron được xác định, giới chuyên gia vẫn chưa có đủ dữ liệu về mức độ nghiêm trọng và độc lực của biến thể mới hoặc mức độ bảo vệ của vắc xin chống lại Deltacron. 

Độ lây lan thế nào?

Đến thời điểm hiện tại, số ca mắc Deltacron chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các ca mắc Covid-19 trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ “theo dõi và thảo luận” sau khi nghiên cứu kỹ về độ lây lan biến thể Detacron. Hiện chưa có dữ liệu rõ ràng chứng tỏ Deltacron lây lan mạnh hơn các chủng virus trước đó. 

Bà Catherine Smallwood, quan chức cấp cao xử lý tình huống khẩn cấp của WHO chia sẻ, không ai có thể biết được khả năng lây lan cũng như nguy cơ tiềm ẩn từ biến thể mới Detacron. Tình hình tại các nước châu Âu và các khu vực khác đang rất căng thẳng với số ca mắc mới gia tăng đột biến và những tác động toàn diện của tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn là điều khó dự đoán trước.

lây lan theo cấp số nhân
Tính đến thời điểm hiện tại, biến thể lai Deltacron tương đối hiếm và vẫn chưa cho thấy khả năng lây lan theo cấp số nhân.

Các triệu chứng Deltacron

Các nhà khoa học phỏng đoán các đột biến đặc biệt của Omicron cũng là nguyên nhân khiến khả năng gây triệu chứng nặng của nó thấp hơn. Biến thể này sử dụng protein gai xâm nhập thành công tế bào trong mũi, họng và đường hô hấp trên, nhưng nó không hoạt động sâu trong phổi. Biến thể tái tổ hợp như Deltacron có thể hoạt động theo xu hướng này. (3)

Thực tế, virus tái tổ hợp như Deltacron đến từ người nhiễm hai biến thể cùng một lúc. Ví dụ, người bệnh đến một nơi đông đúc, lây nhiễm từ nhiều F0. Hai loại biến thể xâm nhập vào cùng một tế bào, sau khi tế bào sản sinh virus mới, vật liệu di truyền của chúng bị trộn lẫn, khả năng cao tạo ra biến thể lai mới.

Chuyên gia virus học tại Viện Pasteur ở Paris (Pháp) – Etienne Simon-Loriere – người đã tham gia vào việc xác nhận biến thể lai ở Pháp, nhấn mạnh: “Bề mặt của biến thể virus lai rất giống với biến thể Omicron, vì vậy cơ thể con người có thể sẽ nhìn nhận nó tương tự như biến thể Omicron. Và giống như biến thể Omicron, biến thể lai này cũng có thể ít gây ra tình trạng bệnh nặng hơn so với các biến thể trước đó”.

Các nhà khoa học cho rằng, các protein gai đặc thù của biến thể Omicron cũng đóng vai trò trong việc gây ra tình trạng bệnh Covid-19 ít nghiêm trọng hơn. Mặc dù biến thể Omicron sử dụng các protein gai để xâm nhập các tế bào vùng mũi và đường hô hấp trên, nhưng dường như nó lại không xâm nhập sâu vào trong phổi. Và biến thể lai Deltacron có thể hoạt động theo cơ chế tương tự như vậy.

Về những dự đoán ban đầu, các triệu chứng của Deltacron có thể tương tự như biến thể Omicron với các dấu hiệu nhận biết ít nghiêm trọng như sau: đau họng, ho, sổ mũi, mệt mỏi, đau đầu, hắt xì,… Đặc biệt, những dữ liệu tự báo cáo này cho thấy rằng những người gần đây có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 có thể ít bị mất khứu giác và vị giác hơn.

Điều trị Deltacron

Với những người mắc Deltacron không có bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào có thể được điều trị bệnh chủ yếu bằng các biện pháp hỗ trợ như mắc các biến thể trước đó. Khi bị nhức đầu, đau cơ hoặc sốt các bác sĩ khuyên nên sử dụng ACETAMINOPHEN (Tylenol) để làm giảm tình trạng bệnh. Đồng thời, để giảm sổ mũi và nghẹt mũi cũng có thể sử dụng thuốc thông mũi không kê đơn và siro ho.

Evusheld có giúp phòng ngừa biến chủng Deltacron được không?

Nhờ sự kết hợp của hai kháng thể đơn dòng tác dụng kéo dài, Evusheld có lợi thế về cải thiện hiệu quả bằng cách giảm nguy cơ thoát/kháng thuốc khi các biến thể SARS-CoV-2 mới xuất hiện. Các kết quả thống nhất trong nhiều nghiên cứu độc lập sử dụng virus giả lập hay virus thực đã chứng minh Evusheld vẫn duy trì khả năng trung hòa biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 ở mức độ có thể đem lại lợi ích cho bệnh nhân.

Evusheld là liệu pháp kháng thể đầu tiên trên Thế giới được cấp phép sử dụng cho những đối tượng có nguy cơ cao với khả năng trung hòa biến thể Omicron, cũng như các biến thể đáng lo ngại khác đã được đưa vào nghiên cứu từ trước tới nay.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang gấp rút tiến hành các nghiên cứu để đánh giá về hiệu quả của Evusheld có duy trì mức độ tạo ra được một lớp “phòng thủ ngay tức thì” để bảo vệ người tiêm giảm nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng và không có trường hợp nào bệnh nặng hay tử vong ở nhóm dùng Evusheld trong suốt 6 tháng ở biến thể lai Deltacron như Omicron hay không. Dự kiến, kết quả sẽ có trong thời gian tới.

Vào tháng 12/2021, FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho “cocktail” kháng thể đơn dòng tác dụng kéo dài của tập đoàn dược phẩm AstraZeneca – là hỗn hợp kháng thể đầu tiên dùng đường tiêm bắp được phê duyệt để phòng ngừa Covid-19 (dự phòng trước phơi nhiễm) cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi với cân nặng từ 40kg trở lên, bị suy giảm miễn dịch trung bình đến nặng hoặc chống chỉ định với các vaccine Covid – 19.

Liệu pháp kháng thể này của AstraZeneca cũng đã trở thành kháng thể đơn dòng đầu tiên được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép nhập khẩu đặc biệt cho dự phòng trước phơi nhiễm Covid-19 tại Việt Nam. Hệ thống BVĐK Tâm Anh tự hào là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đưa kháng thể đơn dòng Evusheld của AstraZeneca về Việt Nam, kịp thời bảo vệ nhóm người dễ bị tổn thương trước Covid-19 và các biến thể mới liên tục xuất hiện. 

tixagevimab và cilgavimab
Hai kháng thể đơn dòng là tixagevimab và cilgavimab (màu xanh và tím) trong thuốc Evusheld gắn vào protein gai của virus SARS-CoV-2 (màu đỏ) để khống chế virus xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh của cơ thể và tiêu diệt các tế bào đã nhiễm virus.

Các loại vaccine Covid – 19 hiện này ngăn ngừa biến thể Deltacron được không?

Về hiệu quả của vắc xin đối với biến thể mới Deltacron, các nhà nghiên cứu khoa học cho biết, protein gai là yếu tố quan trọng quyết định khả năng xâm nhập tế bào của virus và cũng là mục tiêu chính của các kháng thể sinh ra sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm cũng như sau khi tiêm vắc xin.

Bản chất protein gai Deltacron là sự kết hợp giữa 2 biến thể Delta và Omicron. Do đó, các loại vắc xin Covid – 19 hiện nay vẫn sẽ đạt hiệu quả phòng ngừa biến thể Deltacron tương tự như hiệu quả đạt được với các biến thể khác đang phổ biến hiện nay. Mặt khác, các nghiên cứu ban đầu cho thấy bề mặt của Deltacron “siêu giống” Omicron, vì vậy cơ thể sẽ nhận ra biến thể lai này tương tự như việc nhận ra Omicron, từ đó vắc xin vẫn có hiệu quả “tiêu diệt” được biến thể lai này.

Bộ Y tế Việt Nam khẳng định: Vắc xin phòng Covid-19 hiện nay vẫn đặc biệt hiệu quả trong giảm mức độ nặng, ca tử vong và nhập viện, kể cả với biến thể Omicron BA2. Nếu tỷ lệ bao phủ vắc xin cao, đặc biệt là đã có giải pháp phòng ngừa đặc biệt bằng kháng thể đơn dòng cho nhóm người yếu thế, nhóm bệnh nhân ung thư, có bệnh nền mãn tính hoặc nhóm người không thể tiêm vắc xin Covid-19… thì tỷ lệ tử vong, tỷ lệ nhập viện do trở nặng trên phạm vi toàn quốc sẽ giảm sâu, góp phần khống chế dịch bệnh. 

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Biến thể Deltacron ở thời điểm hiện tại vẫn đang còn tương đối hiếm và chưa cho thấy khả năng lây lan theo cấp số nhân. Tuy nhiên, Deltacron vẫn đang là mối quan tâm mới nên việc tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng dịch, trong đó có việc chủng ngừa sớm vắc xin Covid-19 và kháng thể đơn dòng Evusheld để giảm thiểu nguy cơ biến thể mới, giảm tỷ lệ nhập viện, điều trị khẩn cấp và biến thể lai mới này.

Từ khóa » Các Biến Chủng Covid Delta