Biết để Xử Lý đúng Với Hiện Tượng Chướng Bụng đầy Hơi ở Trẻ Sơ Sinh
Có thể bạn quan tâm
1. Lý giải nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh
1.1. Mối liên hệ giữa chướng bụng với hội chứng Colic ở trẻ sơ sinh
Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ giữa hội chứng Colic với hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh và nó được đặt tên là cơn đau do chướng hơi. Hội chứng Colic xảy ra ở khoảng 1/5 trẻ sơ sinh, chủ yếu khởi phát từ 3 tuần tuổi và kéo dài hơn 3 giờ/ ngày, hơn 3 ngày/tuần, đạt đỉnh điểm vào 6 tuần và kết thúc vào 16 tuần. Những trường hợp này có liên quan đến chướng hơi và nó sẽ giảm rõ rệt khi giải quyết được hiện tượng chướng bụng.
Hội chứng Colic có liên quan mật thiết với hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh
Mối liên quan này được giải thích như sau: áp lực trong bụng sẽ tăng lên khi bụng chứa nhiều hơi, khiến cho dịch và hơi phải tìm cách để đi ra ngoài. Khả năng đóng mở tâm vị thực quản ở trẻ sơ sinh chưa tốt nên áp lực này sẽ đè lên các mạch máu thành ruột làm cho quá trình hấp thu kém đi.
1.2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hiện tượng chướng bụng đầy hơi
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh, trong đó phổ biến nhất là:
- Hội chứng Colic như đã nói đến ở trên.
- Không tiêu hóa hoặc tiêu hóa kém protein trong sữa. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở trẻ dùng sữa công thức hoặc xảy ra từ nguồn thức ăn của mẹ.
- Không dung nạp được lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức nên cơ thể trẻ sơ sinh không có đủ enzyme để tiêu hóa lượng đường lactose mới được nạp vào cơ thể.
- Dùng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt lợi khuẩn trong đường ruột, khiến cho hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ có nhiều thực phẩm khó tiêu nên khi bú sữa mẹ trẻ bị chướng bụng đầy hơi.
- Ăn dặm quá sớm làm hệ tiêu hóa của trẻ phải tiếp xúc với thực phẩm không phù hợp, thức ăn không tiêu được tồn đọng lại và lên men trong đường ruột tạo thành hơi.
- Khoảng cách giữa các bữa ăn các gần nhau hoặc ăn quá no làm hệ tiêu hóa của trẻ quá tải.
- Thực phẩm bé ăn bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn.
2. Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi
2.1. Dấu hiệu nhận biết
Hầu hết các trường hợp chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh có các biểu hiện sau:
- Ợ hơi nhiều
Do bị đầy hơi, chướng bụng nên cơ thể phải sinh ra phản ứng loại bỏ khí nên trẻ sẽ ợ hơi tương đối nhiều. Nếu thấy trẻ vừa ợ hơi nhiều vừa nôn trớ thì khả năng cao trẻ đang bị chướng bụng đầy hơi.
- Bụng sưng phù và chướng
Do nuốt phải nhiều không khí ở bên ngoài và khí này ứ đọng lại trong dạ dày nên làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn. Khi áp lực trong đường ruột và dạ dày tăng lên bụng của trẻ sẽ căng, chướng, đôi khi còn sưng phù hoặc đau làm trẻ rất khó chịu.
Trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi dễ nôn trớ sau khi ăn
- Nôn trớ sau ăn
Nôn trớ sau ăn cũng là hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do trẻ không phù hợp với thành phần có trong sữa hoặc dị ứng với sữa.
- Thường xuyên xì hơi
Chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh còn có biểu hiện là xì hơi liên tục vì hơi không những trào ngược lên thực quản mà còn bị đẩy xuống đường ruột với áp lực mạnh.
- Quấy khóc thường xuyên
Chính vì bụng bị chướng, đầy hơi nên trẻ luôn có cảm giác khó chịu từ đó sinh ra quấy khóc.
- Giấc ngủ không ngon
Các bé bị chướng bụng đầy hơi thường cảm thấy khó chịu nên giấc ngủ cũng không được sâu. Nếu kéo dài tình trạng này thì sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu.
2.2. Cách xử trí
Khi phát hiện ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể giúp trẻ giảm khó chịu bằng cách:
- Nhẹ nhàng massage bụng trẻ
Sau khi trẻ bú hoặc ăn, cha mẹ hãy đặt hai đầu ngón tay trỏ và giữa lên bụng trẻ và xoa theo chiều kim đồng hồ, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Động tác gập chân giúp đẩy hơi trong bụng trẻ đi ra ngoài, giảm cảm giác khó chịu
- Cử động chân giống như đi xe đạp
Cha mẹ hãy để con mình nằm ngửa rồi đưa một chân bé kéo ngược nhẹ nhàng lên ngực sau đó nhẹ nhàng đẩy xuống kết hợp với đẩy chân kia lên giống như cử động đạp xe sẽ giúp khí trong bụng trẻ được đẩy ra ngoài.
- Cho trẻ bú với tư thế đúng
Tư thế bú cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc tạo hơi trong bụng. Muốn giảm chướng bụng đầy hơi gây nôn trớ, khi cho con bú mẹ hãy giữ đầu trẻ cao hơn dạ dày để sữa dễ dàng chảy xuống dạ dày hơn, giảm nuốt khí vào bụng và dễ dàng ợ hơi hơn.
- Cho trẻ ợ hơi sau khi bú
Động tác vỗ ợ hơi đúng sẽ giúp trẻ đẩy được hơi trong dạ dày ra bên ngoài, nhờ đó mà không còn cảm thấy khó chịu nữa. Muốn đạt được hiệu quả này, mẹ nên để bé tựa đầu vào vai, nằm sấp trên đùi hoặc tay rồi dùng tay còn lại khum vỗ nhẹ nhàng vào lưng của trẻ.
- Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Một số loại men vi sinh có tác dụng cải thiện chứng chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh rất tốt. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra loại men phù hợp cho con mình.
- Điều chỉnh lượng sữa
Cha mẹ cần kiểm tra xem con mình bú đã đủ no chưa, có bú nhiều quá không vì cung cấp lượng sữa vừa đủ không những giúp hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tốt mà còn góp phần giảm thiểu nguy cơ bị chướng bụng đầy hơi.
Hầu hết các trường hợp chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh không cần can thiệp y tế, tuy nhiên, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi:
- Trẻ tiêu chảy hoặc táo bón không rõ nguyên nhân.
- Phân của trẻ có màu lạ.
- Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú, ngủ khó.
- Trẻ đi ngoài có máu trong phân.
- Trẻ bị sốt.
Mặc dù chướng bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh là không hiếm gặp nhưng cũng không nên chủ quan vì khi nó kéo dài mà không tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý hiệu quả thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu cần được hỗ trợ về vấn đề này, cha mẹ đừng quên tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng đồng hành cùng cha mẹ để xử trí chính xác các vấn đề về sức khỏe của trẻ.
Từ khóa » Xì Hơi Phải Rặn
-
Mệt Mỏi Khi Phải Cố Rặn để Xì Hơi, Dấu Hiệu Ung Thư? - AloBacsi
-
Khó Chịu ở Vùng đại Tràng, Trực Tràng, Hậu Môn....???
-
Rối Loạn Chứng Năng Tiêu Hóa Do Hội Chứng Ruột Kích Thích
-
Xì Hơi Nhiều Lần Trong Ngày Là Do 7 Thủ Phạm Quen Thuộc Này
-
Các Kiểu Rối Loạn đại Tiện Thường Gặp | Vinmec
-
Tại Sao Bạn Cứ Xì Hơi? | Vinmec
-
Hội Chứng Ruột Kích Thích: Biểu Hiện đặc Trưng Là Gì?
-
Bé Không đi Tiêu được, Xì Hơi Và Rặn Nhiều - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Có Bình Thường Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Bé Xì Hơi Nhiều Nhưng Không ị: Những điều Mẹ Cần Biết - MarryBaby
-
Bé Xì Hơi Nhiều, Mẹ Có Cần Phải Lo Lắng? - MarryBaby
-
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình đánh Hơi Có Phải Bất Thường Hay Không ?
-
Gặp Những Dấu Hiệu Táo Bón Này, Mẹ Cần Làm Gì? - Bio-acimin
-
Sôi Bụng, Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?