Biểu Diễn Lực - Chuyên đề Môn Vật Lý Lớp 8
Có thể bạn quan tâm
Chuyên đề Vật lý lớp 8: Biểu diễn lực được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Vật lý lớp 8 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Vật Lý 8 bài 4: Biểu diễn lực
- A. Lý thuyết
- B. Trắc nghiệm
A. Lý thuyết
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Lực là gì?
- Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
Khi vận tốc của vật thay đổi, ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật.
Ví dụ: Mọi người đẩy chiếc xe ô tô, dưới tác dụng của lực đẩy, vận tốc của ô tô tăng dần từ giá trị 0 đến một giá trị nào đó.
- Dưới tác dụng của lực, ngoài làm thay đổi vận tốc của vật, lực còn có thể làm cho vật bị biến dạng.
Ví dụ: Quả bóng bị biến dạng dưới tác dụng của lực.
- Đơn vị của lực là Niutơn (kí hiệu là N)
2. Biểu diễn lực
- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+ Gốc là điểm đặt của lực (điểm mà lực tác dụng lên vật).
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
+ Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.
- Vectơ lực được kí hiệu là F→ , cường độ (độ lớn) của lực kí hiệu là F.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách biểu diễn lực trên hình vẽ
- Biểu diễn lực bằng một mũi tên, ta cần xác định đúng các yếu tố:
- Điểm đặt của lực ở trên vật để xác định gốc của mũi tên.
- Phương và chiều của lực để xác định phương và chiều của mũi tên.
- Cường độ (độ lớn) của lực để chọn tỉ xích cho phù hợp.
Ví dụ: Biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ xích 1 cm ứng với 100 N.
Trọng lực P→ tác dụng lên vật có:
- Điểm đặt tại G (trọng tâm của vật).
- Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
- Cường độ P = 50.10 = 500 N (ứng với 5 cm).
2. Diễn tả các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ
Để diễn tả các yếu tố của lực, ta cần xác định:
- Gốc của mũi tên ở đâu? Đó chính là điểm đặt của lực.
- Phương và chiều của mũi tên như thế nào? Đó chính là phương và chiều của lực.
(Đặc biệt nếu phương của mũi tên không trùng với phương thẳng đứng hay phương ngang thì phải xem phương đó tạo với phương thẳng đứng hay tạo với phương ngang một góc bao nhiêu độ).
- Trên mũi tên có mấy khoảng và mỗi khoảng ứng với tỉ xích đã chọn là bao nhiêu để xác định đúng cường độ của lực.
Ví dụ: Diễn tả các yếu tố của lực vẽ ở hình sau:
Lực F→ tác dụng lên vật có:
- Điểm đặt tại A.
- Phương tạo với phương nằm ngang một góc
300 (có chiều quay ngược với chiều kim đồng hồ),
chiều hướng lên.
- Cường độ: F = 3.15 = 45 N
B. Trắc nghiệm
Bài 1: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ như thế nào?
A. Vận tốc không thay đổi
B. Vận tốc tăng dần
C. Vận tốc giảm dần
D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.
Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần, vì lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật.
⇒ Đáp án D
Bài 2: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: ..... là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
A. Vectơ | B. Thay đổi |
C. Vận tốc | D. Lực |
Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động
⇒ Đáp án D
Bài 3: Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật?
A. Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.
B. Điểm đặt trên vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20N.
C. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.
D. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N.
Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N\(C. F_1 > F_2 > F_3\)
⇒ Đáp án A
Bài 4: Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?
\(A. F_3 > F_2 > F_1\) | \(B. F_2 > F_3 > F_1\) |
\(C.F_1>F_3>F_2\) | D. Một cách sắp xếp khác |
F3 > F2 > F1 vì F3 = 2F2 = 3F1
⇒ Đáp án A
Bài 5: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
D. Một vật bị biến dạng là do lực tác dụng vào nó.
Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật
⇒ Đáp án A.
Bài 6: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động?
A. Gió thổi cành lá đung đưa.
B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại.
C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống.
D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bị bật ngược trở lại cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động
⇒ Đáp án B.
Bài 7: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào do tác dụng của trọng lực?
A. Xe đi trên đường.
B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.
C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung.
D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.
Chuyển động của thác nước đổ từ trên cao xuống là chuyển động do tác dụng của trọng lực
⇒ Đáp án B
Bài 8: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:
A. Phương, chiều
B. Điểm đặt, phương, chiều.
C. Điểm đặt, phương, độ lớn.
D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn.
Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: điểm đặt, phương, chiều, độ lớn
⇒ Đáp án D
Bài 9: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng?
A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc.
B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc.
C. Có phương vuông góc với vận tốc.
D. Có phương bất kì so với vận tốc.
Ta phải tác dụng một lực cùng phương cùng chiều với vận tốc
⇒ Đáp án A
Bài 10: Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ:
Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng?
A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.
B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.
C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.
D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.
Lực F1→ cùng hướng với v1 ⇒ Làm tăng chuyển động của vật ⇒ Vật 1 tăng vận tốc.
Lực F2→ ngược hướng với v2 ⇒ Làm giảm chuyển động của vật ⇒ Vật 2 giảm vận tốc.
⇒ Đáp án A
Câu 11: Nêu các tác dụng của lực tác dụng vào một chiếc xe ôtô đang chạy đều trên đường biết xe có khối lượng 3 tấn
Hướng dẫn giải
Các lực đó là:
+ Lực hút của Trái Đất (Trọng lực)
+ Lực ma sát với mặt đường
+ Lực kéo của động cơ xe
Câu 12: Mặt Trăng chuyển động tròn đều quanh Trái Đất. Lực tác dụng lên Mặt Trăng là lực hút của Trái Đất, có điểm đặt tại Mặt Trăng và hướng về tâm Trái Đất. Lực này có tác dụng làm thay đổi yếu tố nào của chuyển động?
Hướng dẫn giải
Lực này có tác dụng làm thay đổi phương chuyển động của Mặt Trăng.
Câu 13: Một người nhảy dù, thời gian ban đầu người đó chưa bung dù. Trong thời này người đang rơi nhanh dần theo phương thẳng đứng. Nêu và so sánh phương và chiều của trọng lực với phương và chiều chuyển động. Lực này có tác dụng làm thay đổi yếu tố nào của chuyển động và thay đổi như thế nào?
Hướng dẫn giải
- Phương và chiều tác dụng lên người của trọng lực:
+ Phương: Thẳng đứng
+ Chiều từ trên xuống dưới
- Phương và chiều chuyển động:
+ Phương: Thẳng đứng
+ Chiều: Từ trên xuống dưới
- Lực này có tác dụng làm thay đổi tốc độ của chuyển động, làm cho người chuyển động nhanh hơn.
Với chuyên đề: Biểu diễn lực trên đây chúng ta có thể hiểu rõ về khái niệm về lực, cách biểu diễn lực, các yếu tố của lực.-----------------------------------------------=> Bài tiếp theo: Sự cân bằng lực - Quán tính- Mời bạn đọc tham khảo thêm tài liệu: Bài tập Vật lý 8 Bài 4: Biểu diễn lực
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 8, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 8 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 8 . Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Vật lý 8: Biểu diễn lực. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 8, Giải bài tập Vật lý lớp 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc
Từ khóa » Các Lực Lớp 8
-
Lý Thuyết Về Biểu Diễn Lực | SGK Vật Lí Lớp 8
-
Cách Biểu Diễn Lực (lực Kéo, Trọng Lực) Và Bài Tập Vận Dụng - Vật Lý 8 ...
-
Lý Thuyết Vật Lí 8 Bài 4: Biểu Diễn Lực Hay, Chi Tiết
-
Cách Giải Bài Tập Cách Biểu Diễn Lực Cực Hay
-
Vật Lý 8 Bài 4: Biểu Diễn Lực - Hoc247
-
Bài C1 Trang 17 SGK Vật Lý 8 - TopLoigiai
-
Biểu Diễn Lực Là Gì? Cách Biểu Diễn Lực? Giải đáp Vật Lý 8
-
Lý Thuyết & Bài Soạn Bài 4: Biểu Diễn Lực - Chương I - Vật Lý Lớp 8
-
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 8 - Bài 4: Biểu Diễn Lực
-
Câu 6 Trang 62 SGK Lý 8, Nêu Các Yếu Tố Của Lực Và Cách Biểu Diễn ...
-
Bài C3 Trang 16 Vật Lí 8, Diễn Tả Bằng Lời Các Yếu Tố Của Các Lực Vẽ ...
-
Biểu Diễn Lực - Học Trực Tuyến Miễn Phí - ICAN - ICAN
-
Chuyên đề Vật Lý 8: Lực - Sự Cân Bằng Lực - Lực Ma Sát
-
Giải Bài Tập Vật Lí 8 - Bài 4: Biểu Diễn Lực