Biểu đồ Cột Chồng: Dấu Hiệu Và Bài Tập

Biểu đồ cột chồng là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh nắm được các dấu hiệu nhận biết, cách nhận xét để giải bài tập Địa lí nhanh chóng hơn.

Cách nhận biết biểu đồ cột chồng

Biểu đồ cột chồng hay được gọi là biểu đồ thanh xếp chồng cũng như tên gọi, nó được vẽ thành các thanh cột giá trị xếp chồng lên nhau. Trong biểu đồ thanh xếp chồng, các phần của dữ liệu liền kề (trong trường hợp thanh ngang) hoặc xếp chồng lên nhau (trong trường hợp thanh dọc, còn gọi là cột. Biểu đồ cột chồng được sử dụng để thể hiện sự phân bố của các thành phần trong một tổng. Qua đó giúp bạn hiểu được tỷ lệ và mức độ của các thành phần trong một tổng, cũng như so sánh được các tổng khác nhau. Ngoài ra các bạn xem thêm: biểu đồ cột, biểu đồ đường, cách nhận biết các dạng biểu đồ.

Biểu đồ cột chồng

  • 1. Biểu đồ cột chồng là gì?
  • 2. Các loại biểu đồ cột chồng 
  • 3. Biểu đồ cột chồng dùng để làm gì?
  • 4. Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột chồng
  • 5. Cách vẽ biểu đồ cột chồng
  • 6. Cách nhận xét biểu đồ cột chồng
  • 7. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ cột chồng
  • 8. Bài tập về biểu đồ cột chồng

1. Biểu đồ cột chồng là gì?

Biểu đồ cột chồng hay còn gọi là biểu đồ thanh xếp chồng, cũng như tên gọi của nó thì chúng được vẽ thành các cột giá trị xếp chồng lên nhau.

Trong biểu đồ cột chồng thì các phần dữ liệu liền kề (đối với trường hợp thanh ngang) hoặc xếp chồng lên nhau (đối với trường hợp thanh dọc, còn gọi là cột).

2. Các loại biểu đồ cột chồng

- Biểu đồ cột chồng cũng có hai cách chồng :

+ Chồng nối tiếp: ví dụ : sản lượng thủy sản khai thác chồng tiếp sản lượng thủy sản nuôi trồng; số dân thành thị chồng tiếp số dân nông thôn. Như vậy ,cột có chiều cao phản ánh tổng sản lượng thủy sản, tổng dân số năm đó.

+ Chồng từ gốc tọa độ : Ví dụ cột tỉ suất sinh, chồng lên đó là cột tỉ suất tử vong . Phần chênh lệch thể hiện tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên

- Biểu đồ cột chồng có thể vẽ theo đại lượng tuyệt đối :Khi đó, ta có thể quan sát được cả qui mô, cơ cấu ( nếu vẽ theo biểu đồ cột chồng liên tiếp ). Nếu chuỗi số liệu theo thời gian thì ta quan sát được động thái của hiện tượng theo thời gian còn chuỗi số liệu theo không gian ( Vùng ,tỉnh ...) thì ta quan sát được sự biến đổi của hiện tượng trên không gian.

- Biểu đồ cột chồng còn vẽ được theo đại lượng tương đối: Khi đó sẽ quan sát được cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu theo thời gian hoặc theo không gian...

- Biểu đồ thanh ngang: là một dạng đặc biệt của biểu đồ cột, khi ta quay trục giá trị( hàm số ) thành trục ngang, còn trục định loại (đối số) là trục đứng. Ta cũng gặp các biểu đồ thanh ngang đơn và thanh ngang chồng như đối với biểu đồ cột.

- Tháp tuổi là một dạng đặc biệt khác của biểu đồ thanh ngang, thực ra ở đây có hai biểu đồ thanh ngang được vẽ đối nhau qua trục tung (Trục thể hiện nhóm tuổi) để thể hiện cả cơ cấu tuổi và giới tính của dân số nam và dân số nữ.

3. Biểu đồ cột chồng dùng để làm gì?

- Các thanh có cùng màu haу các ký hiệu giống nhau thể hiện thành phần giống nhau nhưng giá trị khác nhau. Định dạng nàу giúp dễ dàng ѕo ѕánh cả hình ảnh ᴠà các thành phần của mỗi thanh. Biểu đồ thanh хếp chồng cho phép người dùng thấу những thaу đổi trong một loạt dữ liệu là nơi chúng хảу ra.

- Ngoài ra dạng biểu đồ cột còn có kiểu biểu đồ chồng 100%. Trong biểu mẫu nàу, mỗi thanh có cùng chiều cao hoặc chiều dài ᴠà các phần được hiển thị dưới dạng phần trăm của thanh chứ không phải là giá trị tuуệt đối.

4. Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột chồng

- Biểu đồ cột chồng: Có từ gợi mở như “cơ cấu”, đơn vị là % , từ 1 mốc đến 3 mốc thời gian; Trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần.

- Cột chồng: Nhiều đối tượng liên quan đến nhau ( cùng chung tổng số)

5. Cách vẽ biểu đồ cột chồng

Bước 1: Xử lí số liệu tính ra tỉ lệ % nếu bảng số liệu là tuyệt đối.

Bước 2: Dựng một hệ trục toạ độ như khi vẽ biểu đồ cột, khoảng cách các cột vừa phải dễ quan sát, chiều ngang cần thiết không bé quá để thể hiện các thành phần bên trong.

Bước 3: Vẽ chiều cao các cột bằng 100%, vẽ các thành phần đầu tiên được chồng từ gốc toạ độ căn cứ vào thứ tự rồi chồng tiếp thành phần còn lại (đối với biểu đồ có 3 đối tượng trở lên để vẽ cho chính xác, và nhanh hơn thì khi vẽ thành phần thứ 2 lấy tỉ lệ cộng với tỉ lệ của thành phần 1 rồi vẽ tiếp lên).

Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Kí hiệu các thành phần, ghi số liệu vào từng ô của các thành phần; lập bảng chú giải, tên biểu đồ.

6. Cách nhận xét biểu đồ cột chồng

* Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)

+ Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? Và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia cho cũng được)

+ Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý năm nào không liên tục)

+ Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.

Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.

Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm) … (có từ hai yếu tố trở lên)

– Nhận xét xu hướng chung.

– Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn)

– Kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột)

– Có một vài giải thích và kết luận

* Trường hợp cột là các vùng, các nước…

– Nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì.

– Tiếp theo hãy xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì… thấp nhất (cần chi tiết). Rồi so sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi.

* Một vài điều kết luận và nhận xét.

* Trường hợp cột là lượng mưa. (biểu đồ khí hậu)

– Mưa tập trung vào mùa nào? Hay mưa dàn trải đều trong các tháng. Mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng nào đến tháng nào, ( khu vực nhiệt đới tháng mưa từ 100 mm trở lên được xem là mùa mưa, còn ở ôn đới thì chỉ cần 50 mm là được xếp vào mùa mưa).

– Nêu tổng lượng mưa (cộng tổng tất cả lượng mưa các tháng trong năm) và đánh giá tổng lượng mưa.

– Tháng nào mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng nào khô nhất, mưa bao nhiêu?

– So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất (có thể có hai tháng mưa nhiều và hai tháng mưa ít).

– Đánh giá biểu đồ thể hiện vị trí địa điểm thuộc miền khi hậu nào? (căn cứ vào mùa mưa tập trung; tháng mưa nhiều hay dàn trải, tháng mưa ít; kết hợp cùng sự biến thiên nhiệt độ để xác định vị trí).

7. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ cột chồng

Biểu đồ cột chồng là một dạng rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn có một số lỗi thường xảy ra nếu bạn không chú ý. Đó là:

  • Bạn ghi thiếu số liệu trên cột, thiếu đơn vị tính trên trục tung và trục hoành.
  • Bạn đang thiếu một số không ở gốc.
  • Có thể chia năm sai trên trục hoành, thang đo sai trên trục tung.
  • Độ rộng cột khác nhau
  • Cùng một đối tượng nhưng khác ký hiệu.
  • Một số tính năng bổ sung khác: thiếu biểu đồ hoặc tên bảng thuật ngữ.

8. Bài tập về biểu đồ cột chồng

Câu 1: Cho bảng số liệu dưới đây:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ 2010

(Đơn vị: nghìn tấn)

NămSản lượng thuỷ sản
Tổng sốKhai thácNuôi trồng
1990890,6728,5162,1
20105142,72414,42728,3

a) Hãy vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta năm 1990 và năm 2010.

b) Nhận xét

Trả lời

a. Biểu đồ sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, năm 1990 và năm 2010

b. Nhận xét

Từ biểu đồ và bảng số liệu, ta thấy sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của chúng ta giai đoạn 1990 – 2010 tăng đáng kể.

Xu hướng tăng sản lượng nuôi trồng góp phần tích cực trong cơ cấu giá trị thủy sản cũng như góp phần bảo vệ và gia tăng số lượng đàn thủy sản.

Câu 2

Căn cứ vào bảng

Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh

Năm199520002002
Nông thôn1174,3845,4855,8
Thành thị3466,14380,74623,2

Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở TP. Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.

Trả lời

*Vẽ biểu đồ:

* Nhận xét:

Quan sát biểu đồ ta thấy, trong thời kì 1995 – 2002, ở Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Tổng số dân tăng thêm 838,6 nghìn người.
  • Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm ở các năm
  • Tử 1995 – 2002, tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.

-> Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ công nghiệp hóa nhanh.

Câu 3

Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017

Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2017?

b) Nhận xét tình hình phát triển của ngành thủy sản ở nước ta và giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản qua các năm đều tăng.

  • Tổng sản lượng thủy sản tăng: 1661 nghìn tấn; trong đó sản lượng thủy sản khai thác tăng thêm 433 nghìn tấn, nuôi trồng tăng 1228 nghìn tấn.
  • Giá trị sản xuất tăng: 18182 nghìn tỉ đồng.

- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.

- Năm 2005, sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng. Nhưng từ năm 2010, sản lượng nuôi trồng đã vượt lên trên sản lượng khai thác.

* Giải thích

- Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản là do nước ta mở rộng được thị trường quốc tế, trong nước). Ngoài ra, do một vài nguyên nhân khác về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

- Từ 2010, sản lượng nuôi trồng vượt sản lượng khai thác do có tốc độ tăng nhanh hơn, trong khi đó khai thác gặp một số khó khăn về phương tiện, nguồn lợi hải sản ven bờ suy giảm,...

Câu 4

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2010 - 2018.

b) Nhận xét tình hình sản xuất lúa của nước ta và giải thích.

Hướng dẫn trả lời

a) Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Diện tích lúa cả năm và diện tích lúa mùa đều có xu hướng giảm (266 nghìn ha đối với lúa cả năm và 342 nghìn ha đối với lúa mùa).

- Năng suất lúa cả năm tăng liên tục (từ 42,4 tạ/ha lên 52,3 tạ/ha).

* Giải thích

- Diện tích lúa có xu hướng giảm chủ yếu là do kết quả của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa (đất nông nghiệp chuyển sang thành đất chuyên dùng, đất ở).

- Năng suất lúa cả năm tăng do thâm canh, tăng vụ,...

Từ khóa » Bài Tập Vẽ Biểu đồ Cột Chồng