Biểu đồ Nồng độ HCG - Mang Thai - Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Nồng độ hCG là gì?
  • Nồng độ hCG trong thời kỳ mang thai
  • Làm sao để biết cơ thể mình đang tiết ra hCG?
  • Những điều cần biết về hCG
  • Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm beta hCG
  • Điều thú vị về hCG
  • Những ý nghĩa khác của hCG
  • Những lời khuyên cho mẹ về chỉ số beta hCG

hCG là một khái niệm không phải ai cũng biết. Với những mẹ bầu lần đầu làm mẹ, khái niệm này còn rất nhiều điều mới lạ và ngỡ ngàng. Huggies mời mẹ cùng tìm đọc thông tin về loại nội tiết tố hCG thú vị này trong bài viết dưới đây nhé!

Nồng độ hCG là gì?

  • hCG (Human Chorionic Gonadotropin) gồm hai tiểu đơn vị là alpha và beta có cấu trúc và bản chất khác nhau. Đây là một trong những loại hormone được sản xuất từ bánh nhau của cơ thể mẹ. Đây là hormone đặc trưng "báo tin vui" cho mẹ nếu mẹ đã chính thức mang thai.
  • TheoHiệp hội mang thai Hoa Kỳ, nồng độ hCG sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 72 giờ từ lúc trứng được thụ tinh và đạt đỉnh điểm vào tuần thứ 8 - 11 của thai kỳ, sau đó sẽ có xu hướng giảm dần và chững lại trong thời gian còn lại của thai kỳ.
  • Hormone hCG có bản chất peptid này sẽ gửi tín hiệu đến não bộ của mẹ để tạm thời dừng chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời kích thích sản sinh các nội tiết tố oestrogen và progesteron giúp niêm mạc tử cung dày lên, cung cấp máu cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, hCG còn kích thích sản sinh các hormone sinh dục, hình thành giới tính tương lai của thai nhi.

Vì vậy, việc theo dõi nồng độ hCG ngay từ những ngày đầu tiên sẽ giúp các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe thai kỳ của cả mẹ và bé. 

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà giải thích như sau: 

bac si

Những phân tử hCG đầu tiên xuất hiện trong máu mẹ kể từ ngày thứ 10 sau thụ tinh. Lúc này hội bào nuôi tiếp xúc trực tiếp với máu mẹ, sau khi đã phá vỡ được các mạch máu xoắn ốc của nội mạc. Sự có mặt của hormone hCG là bằng chứng của sự hiện diện của nguyên bào nuôi, chứng  tỏ hoạt động làm tổ của trứng thụ tinh hay hCG chính là bằng chứng sinh hóa của thai kỳ. Tuy nhiên, có sự chênh lệch rất lớn giữa tỉ lệ có thai sinh hóa và tỉ lệ có thai lâm sang vì tỉ lệ làm tổ thất bại của trứng đã thụ tinh khá cao. Chỉ có khoảng chưa đến 30% số chu kỳ có phóng noãn và thụ tinh là đi đến thai lâm sàng.

bac si

Nội tiết tố hCG là loại hóc môn tạo ra các dấu hiệu của việc mang thai như ngực căng, nhạy cảm, buồn nôn v.v. Tất cả các triệu chứng này xuất hiện là do Nồng độ hCG đang cao dần lên trong cơ thể bạn. 

Nồng độ hCG trong thời kỳ mang thai

  • Nồng độ hCG sẽ tăng dần trong khoảng10-12 tuần đầu mang thai và sau đó có xu hướng ổn định, hoặc thậm chí sẽ giảm xuống. Đây là lí do tại saomang thai 3 tháng đầu triệu chứng nghén lại  nặng hơn hai tam cá nguyệt tiếp theo.
  • Trong thời kỳ đầu mang thai nồng độ hCG thường tăng gấp đôi trong vòng 2-3 ngày. Tất nhiên, việc tăng giảm này cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và còn phụ thuộc vào việc mang thai đơn hay đa thai. Phản ứng cơ thể với việc mang thai của mỗi người là khác nhau, không ai giống ai.
  • Nếu nồng độ hCG cao ngay từ lúc ban đầu, không có nghĩa là chúng sẽ tiếp tục tăng cao thêm nữa trong các giai đoạn về sau. Với những bà bầu mà nồng độ hCG ban đầu tăng chậm thì tốc độ tăng sẽ nhanh hơn những bà bầu khác. Có vẻ như tạo hóa biết rằng sự tồn tại và khỏe mạnh của bào thai phụ thuộc vào tốc độ tăng của hCG nên đã cho cơ thể người phụ nữ một cơ chế tự điều chỉnh hGG về mức thích hợp.

Dưới đây là bảng theo dõi nồng độ  hCG dựa trên tuổi thai (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng):

 
3 tuần 5 – 50 mIU/ml
4 tuần 5 – 426 mIU/ml
5 tuần 18 – 7,340 mIU/ml
6 tuần 1,080 – 56,500 mIU/ml
7-8 Tuần 7, 650 – 229,000 mIU/ml
9-12 tuần 25,700 – 288,000 mIU/ml
13-16 tuần 13,300 – 254,000 mIU/ml
17-24 tuần 4,060 – 165,400 mIU/ml
25-40 tuần 3,640 – 117,000 mIU/ml
Phụ nữ không mang thai

Từ khóa » Tốc độ Tăng Beta Hcg