Biểu đồ Tăng Trưởng Của Trẻ: Cân Nặng, Chiều Cao | Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Biểu đồ tăng trưởng của trẻ là gì?
  • Các loại biểu đồ tăng trưởng trẻ em
  • Hướng dẫn đọc biểu đồ tăng trưởng của bé chính xác
  • Biểu đồ tăng trưởng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO
  • Biểu đồ tăng trưởng của bé có thể sai không?
  • Những yếu tố ảnh hưởng sự tăng trưởng và phát triển của bé
  • Câu hỏi thường gặp về biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh

Nuôi con, mẹ không thực sự cần phải theo một chuẩn mực hay gò bó theo một tiêu chuẩn của bất kỳ biểu đồ theo dõi tăng trưởng của trẻ nào. Tuy nhiên, biểu đồ tăng trưởng cho trẻ đã được các bác sĩ nhi khoa công nhận là một công cụ hữu ích giúp mẹ hiểu rõ hơn về cân nặng và chiều cao của con. Mời mẹ tìm hiểu biểu đồ tăng trưởng, phát triển của trẻ theo chuẩn WHO ngay trong bài viết này nhé!

>> Một số loại tã cho bé mẹ có thể tham khảo: 

  • Tã dán là gì? Thông tin mẹ cần biết và kinh nghiệm mua tã dán an toàn cho bé
  • Tã, bỉm quần là gì? Có nên cho trẻ mặc dạng quần không?
  • Tã giấy là gì? Hướng dẫn mẹ lựa chọn tã giấy cho trẻ sơ sinh

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ là gì?

Biểu đồ tăng trưởng là công cụ giúp theo dõi sự phát triển của trẻ theo thời gian, được các bác sĩ nhi khoa và những người chăm sóc sức khỏe khác sử dụng. Biểu đồ này được xây dựng dựa trên việc quan sát sự tăng trưởng liên tục của trẻ em khỏe mạnh trong một mẫu lớn, nhằm cung cấp cái nhìn tổng quát về sự phát triển bình thường của trẻ.

Thường thì biểu đồ này được sử dụng để đo ba chỉ số chính: chiều dài, cân nặng và vòng đầu của bé. Mỗi lần đưa bé đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ nhi khoa sẽ thực hiện cả ba phép đo này để đảm bảo sự phát triển đúng hướng của trẻ.

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái, một phần do sự khác nhau trong giai đoạn dậy thì và chiều cao cuối giai đoạn trưởng thành. Ngoài ra, những trẻ mắc các hội chứng như Down và Turner cũng có đường cong tăng trưởng khác biệt so với trẻ em khỏe mạnh. Biểu đồ này được thiết kế để mô tả các mô hình tăng trưởng dự kiến cho một số tình trạng di truyền. Hơn nữa, vì tốc độ tăng trưởng bình thường khác nhau giữa trẻ bú sữa mẹ và trẻ sử dụng sữa công thức, biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới phản ánh tốt hơn mô hình phát triển của trẻ sơ sinh khỏe mạnh, với trẻ bú sữa mẹ được coi là tiêu chuẩn cho trẻ em dưới hai tuổi tại Mỹ.

>> Tham khảo:

  • Trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg mỗi tháng là đạt chuẩn?
  • Các Giai Đoạn Vàng Phát Triển Chiều Cao Của Trẻ Mẹ Nên Biết

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ được đo qua 3 chỉ số: chiều cao, cân nặng và vòng đầu

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ được đo qua 3 chỉ số: chiều cao, cân nặng và vòng đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại biểu đồ tăng trưởng trẻ em

Có hai loại biểu đồ được in trên hai mặt của một tờ giấy:

  • Mặt A: Biểu đồ theo dõi cân nặng theo tuổi.
  • Mặt B: Biểu đồ theo dõi chiều cao theo tuổi.

Lưu ý: Chiều cao trẻ dưới 24 tháng tuổi được đo nằm trên thước đo nằm. Đối với chiều cao trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên được đo đứng bằng thước đo đứng.

Ngoài ra, các biểu đồ này cũng được phân chia theo giới: biểu đồ dành cho trẻ trai có màu xanh, còn biểu đồ dành cho trẻ gái có màu hồng.

>> Tham khảo: 

  • [WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
  • Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
 biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh 

Có 2 loại biểu đồ tăng trưởng của trẻ chia theo cân nặng, chiều cao bé trai và bé gái (Nguồn: Viện Dinh Dưỡng)

Hướng dẫn đọc biểu đồ tăng trưởng của bé chính xác

Cách theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé

  • < -3SD: Suy dinh dưỡng nặng
  • < -2SD: Suy dinh dưỡng vừa
  • -2SD – +2SD: Bình thường
  • > +2SD: Thừa cân

Đối với biểu đồ cân nặng

  • Màu vàng: cân nặng cao hơn so với tuổi
  • Xanh nhạt: Cân nặng bình thường.
  • Cam nhạt: suy dinh dưỡng vừa
  • Cam đậm: suy dinh dưỡng nặng

Đối với biểu đồ chiều cao, chiều dài

  • Màu vàng: chiều dài đứng, chiều cao đứng cao hơn tuổi
  • Xanh nhạt: chiều dài đứng, chiều cao đứng cao bình thường
  • Cam nhạt: thấp còi độ 1
  • Cam đậm: thấp còi độ 2

>> Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho trẻ suy dinh dưỡng

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO

Biểu đồ cân nặng bé gái

Biểu đồ cân nặng của bé gái

Biểu đồ tăng trưởng của bé gái theo cân nặng (Nguồn: Sưu tầm)

Biểu đồ phát triển chiều cao của bé gái

Biểu đồ phát triển chiều cao của bé gái

Biểu đồ tăng trưởng bé gái theo chiều cao (Nguồn: Sưu tầm)

Biểu đồ cân nặng bé trai

Biểu đồ cân nặng của bé trai

Biểu đồ phát triển của trẻ trai theo cân nặng (Nguồn: Sưu tầm)

Biểu đồ phát triển chiều cao của bé trai

Biểu đồ phát triển chiều cao của bé trai

Biểu đồ tăng trưởng bé trai theo chiều cao (Nguồn: Sưu tầm)

Biểu đồ tăng trưởng của bé có thể sai không?

Mặc dù những biểu đồ tăng trưởng này là công cụ uy tín để đo lường sức khỏe của trẻ, nhưng bố mẹ cũng cần lưu ý rằng có nhiều yếu tố khác cần xem xét. Chẳng hạn, việc trẻ bú sữa mẹ hay bú sữa công thức và môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển. Ví dụ, trẻ bú mẹ thường có xu hướng tăng cân nhanh hơn so với trẻ bú sữa công thức, điều này có thể dẫn đến những kết luận khác nhau về sự phát triển của trẻ trên biểu đồ.

Tuy nhiên, biểu đồ tăng trưởng vẫn là một hướng dẫn hữu ích để theo dõi sự phát triển tổng thể của trẻ, giúp đảm bảo rằng con bạn đang lớn lên một cách khỏe mạnh. 

>> Tham khảo: 

  • 15 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt nhất được khuyên dùng
  • Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng trong 30 ngày tăng cân, dễ tiêu hóa

Những yếu tố ảnh hưởng sự tăng trưởng và phát triển của bé

Mẹ thân mến, thực tế, cân nặng khi sinh không mang tính quyết định trong việc phát triển của bé. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao – cân nặng của con trong tương lai chính là:

  • Di truyền: Theo các nhà nghiên cứu, trẻ được thừa hưởng hầu hết gen của bố và mẹ. Vì vậy, di truyền được coi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Yếu tố di truyền quyết định khoảng 23% chiều cao của trẻ. Chế độ dinh dưỡng: Trong những năm đầu, trẻ bú sữa mẹ thường tăng cân chậm hơn so với trẻ uống sữa công thức. Tuy nhiên, đến khi bé 2 tuổi, cân nặng của cả hai nhóm sẽ tương đương nhau.
  • Tuổi thai: Nếu em bé sinh ra sau ngày dự sinh, có thể bé sẽ lớn hơn mức trung bình. Ngược lại, những bé sinh non thường nhẹ cân và nhỏ hơn so với tiêu chuẩn.
  • Giới tính: Bé gái thường có kích thước nhỏ hơn bé trai về cả chiều cao và cân nặng. Điều này giải thích tại sao có hai biểu đồ tăng trưởng riêng cho bé trai và bé gái.
  • Môi trường sống: Khí hậu ô nhiễm, ít được tổng hợp vitamin D từ nắng mặt trời có thể ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé.
  • Tình trạng sức khỏe của mẹ trong thai kỳ: Nếu mẹ bầu bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết như: sắt cho bà bầu, axit folic, canxi cho bà bầu, dha cho bà bầu,... thì con sẽ phát triển tốt cả về sức khỏe tinh thần, lẫn trí tuệ và kỹ năng vận động.  
  • Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ: Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé cũng xuất phát từ mặt "sức khỏe tinh thần". Những bé được ba mẹ gần gũi chăm sóc sẽ phát triển đúng chuẩn và khỏe mạnh hơn.
  • Vận động thể chất: Với trẻ dưới 1 tuổi, các hoạt động thể chất sẽ không nhiều. Nhưng đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng chiều cao - cân nặng của bé không thể không kể đến.
  • Chất lượng giấc ngủ của trẻ: Trong quá trình bé ngủ sâu, các hormones phát triển cơ xương vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ, đặc biệt là trong 5 năm đầu đời, giúp bé đạt chiều cao lý tưởng.
  • Bệnh lý mãn tính: Trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh.

>> Tham khảo: Danh sách 20 bài nhạc ru bé ngủ ngon thông minh hay nhất

Những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của bé

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp về biểu đồ tăng trưởng của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào?

Trẻ sơ sinh có thể tăng từ 1 đến 1.2 kg mỗi tháng trong ba tháng đầu. Về sau, tốc độ tăng cân của con sẽ chậm lại: khoảng 600 gram mỗi tháng từ 4 đến 6 tháng tuổi, và khoảng 300 đến 400 gram trong các giai đoạn tiếp theo. Trong vòng 12 tháng, chiều dài của trẻ có thể tăng 1.5 lần, và chu vi vòng đầu tăng thêm 11 cm.

>> Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi chuẩn WHO

Trẻ 4 tuổi nặng bao nhiêu kg?

Chiều cao trung bình của trẻ 4 tuổi vẫn tăng từ 6 đến 7cm mỗi năm. Chiều cao của bé trai 4 tuổi thường khoảng 100 đến 105 cm, và  chiều cao của bé gái 4 tuổi trung bình khoảng 100 đến 102.7 cm. Về cân nặng, các bé trai 4 tuổi thường nặng từ 15.5 đến 16.5 kg, còn các bé gái nặng từ 15 đến 16.1 kg.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách theo từng tháng tuổi

Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Theo bảng chiều cao cân nặng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng của trẻ 2 tháng tuổi dao động từ 4 đến 5.4 kg đối với bé gái và từ 4.3 đến 6 kg đối với bé trai. 

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có cái nhìn tổng quát về biểu đồ tăng trưởng của trẻ. Nếu mẹ còn những thắc mắc về quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, đừng ngại gửi câu hỏi về Góc chuyên gia Huggies để được giải đáp nhé.

>> Có thể mẹ quan tâm:

  • Nên dùng tã dán hay tã quần? Loại nào tốt? Cách chọn tã phù hợp cho bé
  • Tã bỉm cho bé 20kg vừa vặn, siêu thấm cho bé thỏa thích vận động
  • Cách Chọn Bỉm Mùa Hè Cho Bé Thoáng Mát, Không Bị Hăm Tã
  • Cách chọn size bỉm (tã) cho bé theo độ tuổi và cân nặng chuẩn xác nhất
  • [HƯỚNG DẪN] Cách đóng bỉm cho trẻ sơ sinh và thay tã đúng CHUẨN

>> Nguồn Tham khảo

  • https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards 
  • https://www.rcpch.ac.uk/resources/uk-who-growth-charts-2-18-years

Từ khóa » Bản đồ Phát Triển Của Trẻ Em