Biểu Hiện Triệu Chứng - Bệnh Tích Của Bệnh Tụ Huyết Trùng Trên Gà

Bệnh tụ huyết trùng trên gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loài vi khuẩn có tên là pasteurella multocida gây ra trên gà với các biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng huyết cấp tính và gây chết gà đột ngột. Ngoài ra, bệnh cũng có thể tồn tại trên gà ở dạng mãn tính mà không có biểu hiện rõ ràng nào bên ngoài. Dưới đây là tổng hợp toàn bộ các triệu chứng bệnh tích có thể tìm thấy trên những con gà nhiễm bệnh tụ huyết trùng cả thể cấp và mãn tính.

Xem thêm:»› Các bệnh thường gặp trên gà»› Cập nhật thông tin giá cả thị trường

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tụ huyết trùng gà

- Bệnh phổ biến nhất ở gà trên 16 tuần tuổi.

- Bệnh gặp nhiều nhất vào mùa đông.

Bệnh tụ huyết trùng trên gà ở thể cấp tính

Gà chết đột ngột khi chưa có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào khác. Tỷ lệ chết tăng nhanh. Trong nhiều trường hợp bệnh kéo dài, gà thường ủ rũ, chán ăn, tiết dịch nhầy từ miệng, lông xù, tiêu chảy và tăng nhịp hô hấp. Viêm phổi đặc biệt phổ biến ở gà tây.

Gà chết đột ngột khi chưa có biểu hiện gì
Gà chết đột ngột khi chưa có biểu hiện gì
Gà có biểu hiện tiêu chảy
Gà có biểu hiện tiêu chảy
Gà có biểu hiện xù lông, ủ rũ
Gà có biểu hiện xù lông, ủ rũ

Bệnh tụ huyết trùng trên gà thể mãn tính

Trường hợp gà bị tụ huyết trùng mãn tính, các dấu hiệu và tổn thương thường liên quan đến nhiễm trùng cục bộ của túi pha bào gồm:

- Viêm sưng khớp chân. Què.

- Chảy nước mũi, miệng.

- Viêm kết mạc tiết dịch.

- Phần đầu có thể sưng phồng.

- Gà có thể bị vẹo cổ nếu như viêm nhiễm lan vào tận màng não, tai giữa hoặc xương sọ.

- Gà ủ rũ, xù lông, giảm ăn, khó thở.

- Gà tiêu chảy

Gà bị viêm khớp dẫn đến què.
Gà bị viêm khớp dẫn đến què.
Gà bệnh bị viêm kết mạc mắt.
Gà bệnh bị viêm kết mạc mắt.

Dưới đây là tổng hợp các ví dụ về một số ca bệnh đã được phát hiện để các bạn dễ hình dung sự xuất hiện của bệnh trong thực tế.

Bảng phân tích biểu hiện bệnh tụ huyết trùng gà trên thực tế
Đối tượng gà bị ảnh hưởng Lịch sử bệnh của đàn gà Triệu chứng bệnh tích mổ khám Các phương pháp xét nghiệm đã dùng
Gà tây 18 tuần tuổi Tiền sử gà đi lại khó khăn, ủ rũ và tử vong, không có dấu hiệu hô hấp. Viêm bao hoạt dịch nặng và viêm khớp chân sau, nơi P. multocida được phân lập. Mổ khám; nuôi cấy vi khuẩn
8 con gà mái đẻ từ một đàn gà thương phẩm được nuôi tự do (không nuôi nhốt trong lồng) Gà ủ rũ, chết. Viêm xoang, viêm màng phổi, viêm gan đa nang và viêm lách. Phân lập thấy sự có mặt của P. multocida . Mổ khám; nuôi cấy vi khuẩn
Bệnh gặp trên nhiều gà tây 10 tuần tuổi Sự hiện diện của bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm lách và viêm khớp. P. multocida được phân lập từ nhiều mô. Mổ khám; nuôi cấy vi khuẩn
Đàn gà gô 18 tuần tuổi 5-7% tử vong trong 3 ngày liên tiếp.

Lách sưng nhẹ với nhiều nốt mụn xanh trắng lấm tấm, gan viêm nhẹ.Phân lập được số lượng lớn P. multocida từ gan, thận và lá lách.

Mổ khám; nuôi cấy vi khuẩn, chẩn đoán mô bệnh học
Gà lôi 10 tuần tuổi Cẳng chân và khớp chân sưng. Tỷ lệ tử vong tăng (trong quá khứ). Nhiễm trùng huyết; lá lách sưng, màu đỏ sậm và lốm đốm. Phổi đỏ sậm, túi Fabricius tiết dịch, và tinh hoàn màu đỏ sậm và phù nề được thấy ở một số con. P. multocida được phân lập từ khớp, lá lách và gan. Mổ khám; nuôi cấy vi khuẩn, chẩn đoán mô bệnh học
Đàn gà đẻ thương mại thuần chủng 12 tuần tuổi trước đó đã có gà tử vong Mổ khám cho thấy dấu hiệu viêm màng ngoài tim và viêm buồng trứng, với lách sưng nhẹ. P. multocida được nuôi cấy từ trứng, màng ngoài tim và gan. Kết quả nuôi cấy âm tính với salmonella. Mổ khám; nuôi cấy vi khuẩn
Gà đẻ lớn ở nông trại nuôi thả tự do Trước khi nổ dịch thì trại vừa trải qua một trận lũ lụt.Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm gà tử vong đột ngột và tỷ lệ tử vong gia tăng. Toàn bộ gà mái của trại đều đang trong giai đoạn khai thác (đẻ trứng) nhưng buồng trứng của gà lớn và mềm hơn bình thường với một đường ống dẫn trứng rỗng. Đa phần gà đều có phổi bình thường ngoại trừ một số con bị bệnh nặng khi mổ khám thấy phổi hơi sưng, tắc nghẽn và xuất huyết.Lấy mẫu bệnh phẩm từ phổi, tủy xương và gan để nuôi cấy vi khuẩn thì phát hiện thấy sự có mặt của P.multocida. Mổ khám; nuôi cấy vi khuẩn
Gà đẻ nâu 44 tuần tuổi từ 1 đàn gà nuôi thương mại Tăng tỷ lệ tử vong trong một tuần và giảm sản lượng trứng. Mổ khám bệnh tích thấy: lách hoại tử, gan viêm đa nang và hoại tử, Viêm nội tâm mạc (màng trong tim).Lấy mẫu bệnh phẩm từ lá lách và nuôi cấy vi khuẩn thì cho thấy sự hiện diện của P. multocida . Mổ khám; nuôi cấy vi khuẩn

Bệnh tích khi mổ khám gà mắc bệnh tụ huyết trùng

Bệnh tụ huyết trùng thể cấp tính

Các tổn thương quan sát thấy ở dạng cấp tính và bán cấp tính của bệnh chủ yếu là:

- Rối loạn mạch máu. Tăng huyết áp thụ động và tắc nghẽn mạch máu toàn thân.

- Xuất huyết mỡ vành tim.

- Ruột viêm, xuất huyết.

- Gan và lá lách viêm, sưng.

- Xuất huyết lốm đốm có giới hạn hoặc tràn lan trên nhiều cơ quan tổ chức.

- Các vết bầm tím được tìm thấy ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các vị trí dưới da và dưới niêm mạc.

- Dịch màng bụng và màng ngoài tim tăng nhiều hơn bình thường.

- Viêm buồng trứng cấp tính với buồng trứng sưng to.

- Trong trường hợp thể bệnh bán cấp tính: quan sát thấy nhiều nốt hoại tử nhỏ lốm đốm khắp mặt gan và lá lách.

- Viêm khớp có mủ.

Ruột của gà mắc bệnh tụ huyết trùng bị viêm, xuất huyết.
Ruột của gà mắc bệnh tụ huyết trùng bị viêm, xuất huyết.
Biểu hiện bệnh tích trên gan và buồng trứng
Biểu hiện bệnh tích trên gan và buồng trứng
Biểu hiện bệnh tích trên ruột và tim
Biểu hiện bệnh tích trên ruột và tim

Bệnh tụ huyết trùng gà thể mãn tính

Các tổn thương của gà bệnh thể mãn tính có mặt ở hầu khắp các cơ quan, bộ phận trong cơ thể và thường liên quan đến đường hô hấp, kết mạc, và các mô liền kề của phần đầu. Cụ thể:

- Phổi viêm, sưng to.

- Viêm kết mạc mắt chảy dịch.

- Mô phần đầu viêm sưng và có thể hình thành cục u bã đậu to.

- Trường hợp viêm khớp, viêm xoang phúc mạc và viêm buồng trứng là những bệnh tích thường thấy trên những con gà bị bệnh tụ huyết trùng mạn tính.

- Mỗi khi thấy phổi viêm và hoại tử thì nên nghi ngờ gà nhiễm tụ huyết trùng mạn tính.

- Viêm da ở một số vùng như: phần da bụng, phần da ở phía cuối của lưng.

Tùy mức độ và thể bệnh khác nhau mà mỗi đàn gà khi bị bệnh sẽ có những biểu hiện, bệnh tích cũng như tiến triển khác nhau. Nắm được bức tranh tổng quát về các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích khi mổ khám sẽ là cơ sở giúp mỗi chủ trang trại có thể chẩn đoán sớm bệnh và can thiệp kịp thời.

Bạn có muốn xem thêm!!!
  • Bệnh tụ huyết trùng trên gà
  • Các bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà
  • Cập nhật kiến thức chuyên ngành chăn nuôi - thú y

VietDVM team

Từ khóa » Hình ảnh Gà Bị Bệnh Tụ Huyết Trùng