Biểu Tượng Giác Ngộ Unalome Trong Văn Hóa Thái Lan | Sợi Chân ...

Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua.

Biểu tượng này được sử dụng một cách chính thức trong các tổ chức chính phủ luôn.

Ở khu vực thờ, cổng vào chung cư hay khách sạn, các nhà sư thường vẽ các biểu tượng này. Hai quyển hộ chiếu ngăn chủ nhân được xuất cảnh cũng do vẽ biểu tượng này vào bìa.

BIỂU TƯỢNG GIÁC NGỘ TRONG VĂN HÓA THÁI LAN

Biểu tượng này được cho là 'mô tả' một sợi chân mày của Đức Phật.

Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.

Trong hệ thống trường thiền Theravāda, thì Unalome là một biểu tượng đặc trưng được chấp nhận sử dụng trong dòng thiền của ngài Ajahn Chah. Đây là một dòng thiền ở chốn rừng núi (Phra Kammatthaan) tại Thái Lan với rất nhiều những vị Ajahn (ācariya) được biết đến trên thế giới.

Điều đáng ghi nhận là biểu tượng này được sử dụng một cách chính thức trong các tổ chức chính phủ. Các huy hiệu của Hoàng Gia Thái Lan và quân lực của Hoàng Gia đều có sử dụng biểu tượng Unalome. Còn tại Campuchia thì biểu tượng Unalome hiện diện trên Quốc Huy của nước này.

UNALOME TRONG TIẾNG PĀLI

Theo một số giải thích không chính thống thì Unalome là biểu tượng của sự giác ngộ trong Phật giáo. Một số khác thì cho rằng đây là biểu tượng của sợi tóc mọc giữa đỉnh đầu của một người chứng đắc A La Hán. Tuy nhiên, nếu truy tầm từ Unalome trong từ điển Pāli thì chúng ta có thể nhận ra rằng từ này được kết hợp bởi 2 từ Pāli là uṇṇa và loma với ý nghĩa như sau:

  • uṇṇa: sợi lông trắng giữa hai chân mày của Đức Phật.
  • loma: lông ở trên thân thể.

Sợi lông trắng giữa hai chân mày, còn được gọi là Bạch Hào, là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật và được đề cập đến rất nhiều trong các bài kinh

Kinh Tướng (DN 30: Lakkhaṇasutta) trong Trường Bộ Kinh đã ghi nhận về tướng Bạch Hào của Đức Phật như sau:

“Setā susukkā mudu,tūla,sannibhā,

Uṇṇā sujātā bhamukantare ahu;

Na lomakūpesu duve ajāyisuṃ,

Ekekalomūpacitaṅgavā ahu.”

Nghĩa Việt:

“Trắng, rực rỡ, mềm mịn như bông

Bạch hào khéo mọc giữa chặng chân mày

Không mọc hai sợi trên cùng lổ chân lông

Một mà thôi, lông mọc trên cơ thể.”

Và trong một đoạn khác:

“Taṃ lakkhaṇaññū bahavo samāgatā,

Byākaṃsu uppāda­nimitta­kovidā;

Uṇṇā ca lomā ca yathā susaṇṭhitā,

Upavattatī īdisakaṃ bahujjano.”

Nghĩa Việt:

“Khi nhiều vị biết xem tướng hội họp

Những vị am tường vế sinh tướng tiên đoán

Người với tướng bạch hào khéo mọc

Số đông sẽ đến với người này.”

Ngoài ra trong các kinh khác của Nikāya như Kinh Đại Bổn (DN 14: Mahāpadānasutta), Kinh Brahmayu (MN 91: Brahmāyusutta) đều có đề cập đến tướng Unalome (Bạch Hào).

GIẢI THÍCH VỀ TƯỚNG BẠCH HÀO

Các bài kinh Pāli chỉ mô tả sơ qua sợi lông trắng giữa hai chân mày của Đức Phật thì mềm mịn, ngoài ra không ghi nhận rõ thêm về các chi tiết khác của Bạch Hào. Đặc điểm chi tiết của Bạch Hào trong hệ thống văn bản Pāli chỉ được biết đến thông qua phần Chú Giải (Aṭṭhakathā) Trường Bộ Kinh của luận sư Buddhaghosa, trong đó mô tả sợi lông này khi được kéo dãn ra thì có chiều dài bằng phân nửa cánh tay của Đức Phật, nó luôn ở hình thức xoắn theo hướng phải, trực chỉ về phía trước và chiếu sáng như đốm bạc trên thoi vàng, tỏa ra ánh sáng dịu dàng.

Chúng ta nhận thấy rằng nội dung mô tả của Buddhaghosa không tồn tại trong các kinh của chánh tạng Pāli. Việc Ngài ấy căn cứ vào đâu để ghi nhận điều này là vấn để chưa được biết rõ. Tuy nhiên, Buddhaghosa là một cao tăng vừa là một học giả uy tín có công rất lớn trong việc hệ thống hóa Tạng Pali, thì những gì Ngài nêu ra chắc hẳn phải trên nguồn tư liệu đáng tin cậy nào đó ngoài chánh tạng và tất nhiên là việc làm này không thể thực hiện một cách võ đoán.

Về nguyên nhân để có được tướng Bạch Hào thì kinh Pāli giảng thích rằng do những khiếp trong quá khứ Đức Phật đã sống với hạnh chân thật, tránh xa điều giả dối.

Nguyên văn trong Kinh Tướng (DN 30: Lakkhaṇasutta) ghi nhận như sau:

“Saccappaṭiñño purimāsu jātisu,

Advejjhavāco alikaṃ vivajjayi;

Na so visaṃvādayitāpi kassaci,

Bhūtena tacchena tathena bhāsayi.

Nghĩa Việt:

“Trong quá khứ Ngài là người nói thật,

Không nói lời hai lưỡi, khước từ sự giả dối,

Là người không bao giờ thất hứa,

Bất cứ điều gì Ngài nói đều đúng và chân thật.”

BẠCH HÀO TRONG HỆ THỐNG KINH ĐIỂN SANKRIT VÀ HÁN NGỮ

Trong tiếng Sanskrit thì Bạch Hào được gọi là ūṛṇā hoặc ūṛṇā-kośa, và được từ điển Buddhist Hybrid Sanskrit của Edgerton giải thích là vòng xoắn giữa chặng hai chân mày của Đức Phật, là nơi mà Đức Phật phóng ra những tia hào quang.

Hệ thống Hán Tạng ghi nhận rất rõ về Bạch Hào. Bạch Hào trong hệ thống A Hàm được ghi nhận qua các kinh như Kinh Tam Thập Nhị Tướng (MA 59), Kinh Phạm Ma (MA 161). Nội dung trong kinh A Hàm có mô tả rằng sợi lông trắng này xoay theo hướng bên phải. Bên cạnh đó, các kinh thuộc hệ thống kinh điển Đại Thừa ghi chép rất nhiều về tướng Bạch Hào của Đức Phật. Phật Quang Đại Từ Điển giải thích đây là một trong 32 tướng của Như Lai. Khoảng giữa hai chân mày của Thế Tôn có sợi lông trắng nhu nhuyễn tinh tế, kéo dãn ra thì được một tầm (lại nói lúc sơ sinh thì dài 5 thước, lúc thành đạo thì dài 1 trượng 5 thước), thả ra thì xoay trở lại về bên phải, như xoáy ốc. Sáng sủa khiết tịnh , giống như trân châu, như mặt trời giữa trưa, có khả năng phóng ra ánh sáng, gọi là bạch hào quang. Chúng sinh nào gặp được ánh sáng này thì có thể tiêu trừ nghiệp chướng, thân tâm được an lạc.

Tổng kế lại về Unalome

Sợi lông trắng giữa hai chân mày của Đức Phật được ghi nhận trong cả 2 hệ thống kinh điển Nam truyền và Bắc truyền. Tướng này là một trong 32 tướng tốt của Đức Thế Tôn và là kết quả tích lũy của hạnh sống chân thật từ trong vô số kiếp quá khứ của Ngài.

Bạch Hào Tướng trong truyền thống Phật giáo Khmer-Thái có tên gọi là Unalome, lưu truyền qua nhiều thế hệ và nay đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong dân chúng. Mặc dù ngày nay đa số mọi người không hiểu nhiều về nguồn gốc của Unalome nhưng biểu tượng này mang một giá trị tâm linh sâu sắc đối với người dân bản địa tại Thái Lan và Campuchia.

Từ khóa » Hình Xăm Unalome Cho Nữ