Bill Of Lading Là Gì? Những Thuật Ngữ Trên Vận đơn Cần Biết

Door to Door Việt luôn sẵn sàng cho bất kỳ câu hỏi nào từ Quý vị.

Bộ phận hỗ trợ chúng tôi hoạt động 24/7.

Bạn có thể liên hệ đến Hotline: 0886 28 8889. Hoặc vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới:

Gõ chữ: DTDV

-

Skip to Content

Những thuật ngữ trên vận đơn (Bill of lading) cần biết Những thuật ngữ trên vận đơn (Bill of lading) cần biết

Date: 11/25/2024

By Door to Door Viet

Những thuật ngữ trên vận đơn (Bill of lading) cần biết

Trong lĩnh vực vận tải và thương mại quốc tế, Bill of Lading (B/L) là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong quá trình giao nhận hàng hóa. Được xem như “hợp đồng vận chuyển”, B/L là một giấy tờ quan trọng, chứng nhận việc vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích và xác định quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.

1. Vận đơn là gì? ( bill of lading là gì? )

Bill of lading (B/L) gọi tắt là bill là vận đơn vận chuyển hàng hóa. Được xem như là một hợp đồng chứng nhận cho việc nhận hàng hóa vận chuyển mà người vận chuyển xác nhận cho người gửi hàng. Là chứng từ để nhận hàng tại cảng đích, đặc biệt là trong vận chuyển đường biển.

Theo điều Điều 148 của Bộ Luật Hằng Hải số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015 có ghĩ rõ: ” Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

Những thông tin được thể hiện trên vận đơn gồm những thông tin sau đây gồm có: thông tin chung của người gửi, người nhận, đại lý; thông tin về tuyến đường, thông tin tàu; thông tin về hàng hóa; thông tin về thời gian địa điểm phát hành vận đơn.

2. Chức năng của Bill of Lading

Chứng nhận chủ quyền vận chuyển: Bill of Lading xác nhận rằng hàng hóa đã được nhận và đang được vận chuyển bởi người vận chuyển. Nó xác định chủ sở hữu và quyền lợi của người gửi và người nhận hàng trong suốt quá trình vận chuyển.

Chứng từ thanh toán: B/L thường được sử dụng làm tài liệu chứng từ thanh toán trong giao dịch thương mại quốc tế. Người mua có thể sử dụng B/L để thanh toán cho người bán hoặc nhận hàng.

Chứng minh tiêu chuẩn hàng hóa: Bill of Lading cung cấp thông tin về hàng hóa, số lượng, trọng lượng, tình trạng, và điều kiện đóng gói. Điều này giúp đảm bảo rằng hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của người nhận hàng.

3. Loại hình Bill of Lading

Bill of Lading giấy tờ (Straight Bill of Lading): Được sử dụng khi hàng hóa đã được thanh toán hoặc không yêu cầu thanh toán bổ sung. B/L giấy tờ chỉ giao hàng trực tiếp cho người nhận hàng được chỉ định, không yêu cầu chứng thư và không thể chuyển nhượng.

Bill of Lading chuyển nhượng (Negotiable or Order Bill of Lading): Được sử dụng khi người nhận hàng có thể chuyển nhượng quyền sở hữu của hàng hóa cho người khác. B/L chuyển nhượng có thể được sử dụng làm công cụ thanh toán và giao dịch.

4. Thủ tục và quy trình sử dụng Bill of Lading

Cấp B/L: Người vận chuyển sẽ cấp Bill of Lading sau khi nhận hàng và chuẩn bị cho quá trình vận chuyển. B/L bao gồm thông tin về hàng hóa, người gửi, người nhận hàng và điểm đến.

Chuyển nhượng B/L: Trong trường hợp B/L chuyển nhượng, người nhận hàng có thể chuyển nhượng quyền sở hữu của hàng hóa cho người khác bằng cách trình B/L cho người được uỷ quyền.

Giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp có tranh chấp hoặc khiếu nại về hàng hóa hoặc vận chuyển, Bill of Lading có thể được sử dụng làm bằng chứng trong việc giải quyết vụ việc.

5. Những thông tin trên B/L

Bill of Lading phải tuân thủ các quy định pháp luật và quy định vận tải hàng hóa cụ thể của từng quốc gia và liên quốc gia. Điều này đảm bảo tính pháp lý và sự minh bạch trong quá trình giao nhận hàng hóa.

5.1. Những thông tin chung về shipper, consignee, đại lý

Shipper là người gửi hàng người, người xuất khẩu, hoặc là người bán hàng thường. Shipper là người sẽ phải chịu tiền cước vận chuyển.

Consignee là người nhận hàng, người nhập khẩu, hoặc là người mua hàng. Consignee là người có quyền sở hữu, định đoạt hàng hóa. Đôi khi trên mục consignee có ghi là “To order of XYZ bank …Mr/Ms…”. Điều này đồng nghĩa với việc vận đơn này là vận đơn ký hậu và hàng chỉ được giao khi cá nhân/ tổ chức được thể hiện lên ô này ký vào mặt sau của chức từ xác nhận chuyển giao hàng.

Notify party là người được thông báo. Khi tàu cập thì người được thể hiện trên mục này sẽ được nhận thông báo hàng đến “Arrival notice”. Người thể hiện trên mục này không có quyền định đoạt đối với lô hàng.

Booking no. (số của booking) là một dãy số hoặc chữ số. Số booking là để cho nhà vận tải “carrier”, hãng tàu “shipping line” theo dõi số đặt chổ trên tàu.

B/L no. (bill of lading no.) là số vận đơn được đặt bởi nhà vận tải để tiện theo dõi.

Export references là mã số người xuất khẩu (mã khách hàng). Mã khách hàng do nhà vận chuyển tự đặt.

Forwarding Agent references là thông tin đại lý, nơi mà consignee sẽ mang bill đến nhận lệnh giao hàng (D/O).

Point and Country of Origin: Nơi phát hành vận đơn.

5.2. Thông tin về tuyến đường, thông tin tàu và thông tin đại lý

Also Notify / Domestic Routing / Export instructions: Người được thông báo khác / tuyến vận chuyển nội địa / chỉ dẫn của người xuất khẩu.

Pre-Carriage by: nghĩa là có những phương tiện chuyển tải hàng từ cảng phụ đến cảng chính để xuất phát. Chỗ này thường được dùng trong trường hợp chuyển tải thì được nghi lên đây.

Place of reciept: Nơi nhận hàng thường được ghi lên trên là tên địa phương ở nơi gửi hàng.

Ocean vessel/Voyage no.: Tên tàu và số chuyến. Mỗi con tàu đề được đặt tên được mang quốc tịch được treo cờ. Số chuyến do nhà vận tải đặt ra, để thuận tiện trong việc quản lý và theo dõi.

Port of Loading: Cảng xếp hàng.

Port of discharge: Cảng dỡ hàng.

Place of delivery: nơi giao hàng. Có những cửa khẩu, depot ở sâu trong đất liền hoặc là những quốc gia không có biển, những khi gửi hàng thì shipper yêu cầu hãng tàu giao hàng đến những địa điểm này.

5.3. Thông tin hàng hóa trên bill of lading

Container No/ Seal No.: số container/số seal (xem cách kiểm tra số container ở đây)

Marks and numbers: ký mã hiệu đóng gói và số hiệu. Nghĩa là đối với những lô hàng rời, không đi nguyên container thì khi giao hàng người gửi hàng – shipper sẽ đánh số và ký mã hiệu nhận dạng hàng tại cảng đích.

Kind of package hoặc là other pkgs: loại kiện hàng. Ví dụ: drum – thùng đựng rượu vang hoặc tương tự, pallet, cartons…

Description of Packages and Goods: mô tả về kiện đóng gói và hàng hóa.

Shipper’s load, count and seal: nghĩa là người gửi hàng tự xếp hàng, kiểm đếm và bấm seal. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà vận tải khi xẩy ra gửi cố về hàng hóa vd: có hàng cấm trong contaier. Hàng bị mất trong khi container còn nguyên và seal còn nguyên.

Container said to contain: Tàng hóa được kê khai trong container. “Said” nghĩa là người khác nói, điều này là do nhà vận tải giảm trách nhiệm giống như lý do ở phái trên.

Gross weight: Tổng trọng lượng hàng bao gồm cả bao, đai kiện đùng để đóng gói. Đơn vị tính là Ki-lô-gam.

Measurement: Thể tích của toàn bộ hàng đơn vị tính là CBM – mét khối.

5.4. Những thông tin khác về thông tin về thời gian địa điểm phát hành vận đơn

Copy/ non-negotiable: Bản coppy không có giá trị chuyển nhượng. Đồng nghĩa với việc vận đơn có thể hiện các dòng chữ này chỉ có chức năng thông báo không có chức năng sở hưu hàng hóa, không thể dùng để trao đổi, mua bán.

Original: vận đơn gốc nghĩa là vận đơn được cấp trực tiếp bởi chủ tàu cho shipper không phải bản photo coppy. Người nào sở hữu vận đơn này thì đồng nghĩa với việc là người có quyền định đoạt lô hàng có thể đem ra mua bán, trao đổi.

Telex release: điện giao hàng nghĩa là khi có thông báo của người gửi hàng thì hãng tàu mới được giao hàng cho consignee. Nếu không có điện thông báo này mà hãng tàu vẫn giao hàng thì hãng tàu phải chịu trách nhiệm về lô hàng. Thuật ngữ này thường đi kèm với từ surrender bill.

Sea way bill: vận đơn đường biển (nghĩa là vận đơn được nhân hàng một cach vô điều kiện, người có tên trên mục consignee được quyền nhận hàng không điều kiện trừ việc phải thanh toán cước vận chuyển)

On boad date: Ngày hàng xếp lên tàu

Total number of containers or other packages or units received by the carrier (by words): tổng số container, số kiện hàng, số hàng thực tế mà người vận tải nhận lên tàu (viết bằng chữ).

Freight & charges: cước vận chuyển và phí người vận chuyển ghi số tiền cước và phí vận chuyển lên đây. Nhưng vì yếu tố giá cả nhạy cảm nên không được ghi lên đây, thông thường nhà vận tải ghi lên đây mục này.

Rate: số tiền cước

Units/per: đơn giá cước

Prepaid: cước trả trước

Collect: cước trả sau.

Exchange rate: tỷ giá

Prepaid at: Cước được trả trước tại

Number of Original B/L: số bản vận đơn gốc được cấp

6. Kết luận

Bill of Lading là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong giao nhận hàng hóa và thương mại quốc tế. Nó chứng nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan và đóng vai trò quan trọng trong việc thanh toán và kiểm soát hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Đảm bảo bạn hiểu rõ về Bill of Lading và tuân thủ đúng quy định khi thực hiện giao dịch vận tải và thương mại quốc tế.

Tất cả các thuật gửi trên là những thuật ngữ cơ bản nhất được thể hiện trên vận đơn. Tùy vào những lô hàng cụ thể mà sẽ có thêm các thuật gửi được thêm vào cho phù hợp với tính chất đặc thù hàng hóa.

Bên cạnh vận đơn đường biển thì chúng tôi đã có bài viết về vận đơn đường không (air way bill) cũng có rất nhiều điều quan tâm quý vị có thể xem.

Bài viết trên đây giải thích đầy đủ cho quý vị bill of lading là gì?, những thông tin chính trên vận đơn và ý nghĩa của những nội dung được thể hiện trên vận đơn. Có thể nội dung chưa hay hoặc chưa đủ ý rất mong được sự đóng góp từ độc giả.

Mọi thắc mắc, đóng góp ý kiến, tư vấn dịch vụ vận chuyển vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc hotmail của công ty.

Thông tin liên hệ

Kenny (Mr..) – Overseas Business Development Manager

Cell Phone : (+84) 886 28 8889 or (+84) 91253 29 39

Email: kenny@doortodoorviet.com

Ngoài những thông tin trên vận đơn thì để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu; lịch tàu quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt để được cập nhật những bài viết mới nhất.

Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !

← Previous PostNext Post →
  • Bài viết mới

    • quy trình xuất khẩu tôm đông lạnhThủ tục xuất khẩu tôm đông lạnh18/12/2024
    • Tokyo ve hai phongCước vận chuyển từ Tokyo về Hải Phòng đường biển17/12/2024
    • cước vận chuyển hcm đi kolkataCước vận chuyển từ Cát Lái HCM đi Kolkata Ấn Độ17/12/2024
    • vận chuyển hàng hóa từ hcm đi nhật bảnCước vận chuyển hàng hóa từ Hồ Chí Minh đi Nhật Bản17/12/2024
    • quy trình xuất khẩu thép và sản phẩm thépThủ tục xuất khẩu thép13/12/2024
    • quy trình nhập khẩu động cơ điệnThủ tục nhập khẩu động cơ điện13/12/2024
  • logo
  • Chúng tôi đem đến cho quý khách hàng sự tin tưởng, hài lòng với dịch vụ vận tải nhanh nhất và tiết kiệm nhất.

CÔNG TY TNHH DOOR TO DOOR VIỆT

ĐKKD: 0314732766 Do sở KH và ĐT TP HCM cấp ngày 13/11/2017

CN-1: Số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM

CN-2: Số 05 Nguyễn Thị Nhung, Vạn Phúc, Thủ Đức, TP. HCM

CN-3:Số 441 Đường Đà Nẵng, P. Đông Hải 1, Quận Hải An, TP Hải Phòng

Hotline: 0886 28 8889

Hotmail: info@doortodoorviet.com

TIỆN ÍCH

Tính lượng hàng xếp vào container Tính chargeable weight Kiểm tra số container Chính sách thanh toán Chính sách đổi trả/bảo hành Chính sách bảo mật thông tin

LIÊN KẾT

bảo mật theo DMCAtham gia WCA ID 134064 quy trình nhập khẩu máy đóng kiện rơm cỏThủ tục nhập khẩu máy đóng kiện rơm, cỏ may cat mang nhiet nhap khauThủ tục nhập khẩu máy cắt bao bì PP tự động error: Nội dung có bản quyền ! messenger Zalo Phone

Từ khóa » Bl Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu