Bill Of Lading Là Gì ? Vai Trò Của B/L Trong Xuất Nhập Khẩu
Có thể bạn quan tâm
Bill of lading (B/L) hay còn gọi là vận đơn đường biển được hiểu là chứng từ vận chuyển do người vận chuyển đường biển lập ra hoặc do đại diện của họ lập, kí và giao cho người giao hàng hoặc chủ hàng để vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng giữa người mua và người bán.
- 1. Phân loại vận đơn.
- 1.1. Căn cứ phê chú trên đơn sẽ được phân làm 2 loại:
- 1.2. Căn cứ vào tình trạng bốc dở hàng hóa sẽ được phân làm 2 loại:
- 1.3. Căn cứ tính sở hữu của vận đơn sẽ được phân làm 2 loại:
- 1.4. Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn sẽ được chia làm 2 loại:
- 1.5. Căn cứ vào hành trình chuyên chở vận đơn sẽ chia làm 3 loại :
- 2. Các chức năng của vận đơn.
- 3. Các nội dung trên vận đơn đường biển.
1. Phân loại vận đơn.
1.1. Căn cứ phê chú trên đơn sẽ được phân làm 2 loại:
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Là vận đơn cho thấy hàng hóa đang trong tình trạng tốt khi được vận chuyển.
- Vận đơn không hoàn hảo ( Unclean B/L hay dirty B/L) : Cho biết hàng hóa đã có những thiệt hại trước khi vận chuyển ( hàng có mùi hôi, bao bì bị ẩm ướt…..)
1.2. Căn cứ vào tình trạng bốc dở hàng hóa sẽ được phân làm 2 loại:
- Vận đơn đã bốc hàng lên tàu : Thể hiện hàng hóa đã được bốc qua lan can tàu và nằm trong khoang tàu. Vận đơn sẽ được ghi chú shipped on board, on board.
- Vận đơn nhận hàng để chở : Thể hiện người vận chuyển đã nhận hàng và cam kết đưa hàng đến cảng đích.
Xem Thêm : Ưu nhược điểm của L/C tròng xuất nhập khẩu |
1.3. Căn cứ tính sở hữu của vận đơn sẽ được phân làm 2 loại:
- Vận đơn đích danh ( Straight B/L) : Thể hiện tên, địa chỉ người nhận hàng và người chuyên chở chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn đó.
- Vận đơn theo lệnh (To order B/L ) : Là vận đơn được ký hậu ở mặt sau của tờ vận đơn
- To order of named person : Với vận đơn này, hàng sẽ được giao theo lệnh của người, công ty hay tổ chức nào đó được ghi trong cột “Consignee” hoặc “To order of” của vận đơn bằng cách người đó sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn và ghi tên người nhận hàng vào đó.
- To order of a issuing bank : Giống với “ To order of named person” nhưng ngân hàng sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn.
- To order of shipper : Với vận đơn này, hàng sẽ được giao cho người được chỉ định của người kí hậu chính là chủ hàng hay người gửi hàng.
- Vận đơn vô danh ( To bearer B/L): Là vận đơn không ghi tên người nhận hàng, bất cứ ai cầm vận đơn này đều là chủ hàng.
Xem thêm: Phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 2017 |
1.4. Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn sẽ được chia làm 2 loại:
- Vận đơn gốc (Original B/L) : Là vận đơn được ký bằng tay, có thể giao dịch, chuyển nhượng được.
- Vận đơn bản sao (Copy B/L) : Là bản sao của vận đơn gốc, không có chữ ký tay, thường có dấu “copy” và không giao dịch được.
1.5. Căn cứ vào hành trình chuyên chở vận đơn sẽ chia làm 3 loại :
- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) : Là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ cảng đi đến cảng đích mà không phải chuyển tải.
- Vận đơn chở suốt ( Through B/L) : Được sử dụng trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian.
- Vận đơn đa phương thức (Intermodal B/L hay Combined B/L) : Là vận đơn dược phát hành cho việc chuyên chở hàng hóa theo phương thức “ door to door”, theo đó hàng hóa được vận chuyển bằng nhiều tàu hoặc bằng nhiều phương thức vận tải khác nhau.
Xem Thêm : Vai trò của packing list trong xuất nhập khẩu |
2. Các chức năng của vận đơn.
Một bill of lading sẽ có 3 chức năng sau:
- Biên nhận hàng hóa : Việc sử dụng chủ yếu của vận đơn như một biên nhận của người vận chuyển khi hàng hóa đã được đưa lên tàu. Giấy xác nhận này có thể được sử dụng như bằng chứng về lô hàng cho hải quan và mục đích bảo hiểm, và cũng có thể làm bằng chứng thương mại hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.
- Chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa : Khi người mua nhận hàng từ người vận chuyển, vận đơn có chức năng như quyền sở hữu hàng hóa.
- Bằng chứng về hợp đồng chuyên chở : Vận tải hàng hóa từ người vận chuyển đến người gửi hàng có thể được sử dụng làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển do thực tế người vận chuyển đã nhận hàng. Trong trường hợp này, vận đơn được sử dụng như một hợp đồng chuyên chở.
3. Các nội dung trên vận đơn đường biển.
SHIPPER/CONSIGNOR/SENDER : Người gửi hàng, thường là bên bán.
SHIPPING COMPANY : Công ty vận tải biển.
CONSIGNEE : Người có quyền nhận hàng hóa.
B/L NO : Đượcviết tắt Bill of lading No, còn gọi là số vận đơn.
FILE NO : Số lô hàng.
TRACKING NO : Số vận chuyển.
BOOKING NO : Số chỗ lô hàng trên tàu.
EXPORT REFERENCE: Giấy phép xuất khẩu.
FORWARDING AGENT : Đại lý forwader.
NOTIFY PARTY : Bên nhận thông báo
FOR DILIVERY APPLY TO : Nơi lấy D/O đầu nhập.
VESSEL AND VOYAGE NO : Tên con tàu và số hiệu con tàu.
PORT OF LADING : Cảng bốc hàng lên tàu.
PORT OF DISCHARGE : Cảng dở hàng.
PLACE OF DELIVERY : Cảng trả hàng cho người nhận hàng.
TYPE OF MOVE : Phương thức vận chuyển.
NUBER OF PACKAGES : Số kiện hàng.
DESCRIPTION OF PACKAGES AND GOODS : Mô tả hàng hóa.
GROSS WEIGHT : Trọng lượng bao gồm cả bao bì.
NET WEIGT : Trọng lượng tịnh.
VOLUME : Sản lượng.
Một số hình ảnh về Bill of lading
4.4/5 - (8 votes)Từ khóa » Bl Là Gì
-
BL Có Nghĩa Là Gì? Viết Tắt Của Từ Gì? - EXP.GG
-
BL Là Gì? Nghĩa Của Boy Love Là Gì Trong Phim Và Bl Trong Vận Chuyển
-
Bật Mí Thông Tin BL Là Gì? Nên Hiểu BL Theo Những Cách Nào?
-
BL Có Nghĩa Là Gì? Viết Tắt Của Từ Gì? - Chiêm Bao 69
-
Vận đơn Là Gì? Bill Of Lading - B/L Là Gì? - Blog Của Mr. Logistics Việt ...
-
B/L Là Gì? Vai Trò Của B/L Trong Xuất Nhập Khẩu - Luật ACC
-
Bl Là Gì - Bl Nghĩa Là Gì - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021
-
Chia Sẻ BL Là Gì? Nghĩa Của Bl Trong Phim Và B/l Trong Vận Chuyển
-
Định Nghĩa BL- Yaoi, “BL- Yaoi” Là Gì ? – CoTvn - Blog Anime
-
Bl Là Gì - Bl Nghĩa Là Gì - Thienmaonline
-
Bl Là Gì - Nghĩa Của Từ Bl - Cùng Hỏi Đáp
-
Định Nghĩa Bl Là Gì ? Bill Of Lading Nghĩa Của Bl Trong Phim Và B ...
-
B/L Hay Bill Of Lading Là Gì? Phân Loại, Vai Trò Của Vận đơn đường Biển
-
Vận đơn Bill Of Lading (B/L) Là Gì?
-
Phí B/L Là Gì? Vai Trò Của B/L Trong Hoạt động Vận Tải đường Biển
-
BL Là Gì? Chức Năng Của Vận đơn đường Biển - LACCO
-
Bill Of Lading Là Gì? Chức Năng Của Vận Đơn Đường Biển