BIM Là Gì? Tìm Hiểu Về BIM Trong Xây Dựng

BIM là gì? Building Information Modeling - Mô hình thông tin công trình có đủ để diễn đạt về BIM? Revit có phải là BIM? Chúng ta hãy tìm hiểu trong bài chia sẻ này cùng HocThatNhanh nhé

BIM là gì - Dự án BIM trong Xây dựng

BIM LÀ GÌ?

  • BIM viết tắt của Building Information Modeling có nghĩa là mô hình thông tin công trình
  • Nhưng nếu chúng ta dịch nghĩa tiếng Việt từ B.I.M chỉ là Mô hình thông tin xây dựng thì dường như không thoát hết ý nghĩa của BIM
  • BIM không chỉ là một mô hình, mà đây là một quá trình đi từ việc tạo lập, quản lý đến khai thác những thông tin công trình đã được số hóa, từ khâu thiết kế, thi công đến vận hành dự án, đưa công trình đi vào hoạt động.
  • Nói đến BIM, bạn có thể hình dung đó là hồ sơ đã được số hóa bao gồm các thông tin thiết kế gắn liền với mô hình 3D của công trình. Các thông tin có sự ràng buộc với nhau cả về trên yếu tố không gian, lẫn số lượng, kích thước, đặc tả vật liệu của từng bộ. Tùy theo mức độ yêu cầu chi tiết cho dự án, Chủ đầu tư và các bên thiết kế, thi công có thể khai thác sử dụng mô hình này cho việc triển khai dự án

Mô hình BIM - Hình 1-1

Mô hình BIM - Hình 2-1

Công nghệ BIM hình thành như thế nào?

Lợi ích khi áp dụng BIM cho dự án

  • Trực quan hóa, tăng cường tính minh bạch của thiết kế cho tất cả các bên liên quan
  • Hỗ trợ quá trình kiểm soát chất lượng thiết kế, chi phí và tiến độ
  • Hỗ trợ phối hợp giữa các bên liên quan trong dự án
  • Hỗ trợ kiểm soát chất lượng trong thiết kế, thi công

Theo dòng thời gian

  • Với sự hỗ trợ của phần mềm, các bộ phận chi tiết của công trình được mô phỏng bằng mô hình 3D trong quy trình BIM sẽ giúp các bên khai thác sử dụng cho tất cả các giai đoạn trong một dự án, từ chuẩn bị dự án, thực hiện đến kết thúc đưa vào sử dụng. Các thông tin mô hình BIM được thiết lập chính xác ngay từ đầu sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả đầu tư, đảm bảo chất lượng, tiến độ và tiết kiệm chi phí.
  • Chính vì vậy BIM đã là một xu hướng và đang trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong ngành xây dựng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Mô hình BIM - Hình 5 Dòng thời gian của lịch sử phát triển BIM gắn với các ứng dụng (via Mr.Tony):

  • 1957 - Pronto software. Computer-Aided Machining (CAM) phần mềm hổ trợ thiết kế đầu tiên ra đời
  • 1961 - DAC (Design Automated by Computer)
  • 1963 - Sketchpad, CAD.
  • 1966 - Teknillinen laskenta Oy Tiền thân của phần mềm Tekla được thành lập.
  • 1975 - Building Description System (BDS)
  • 1977 - Graphical Language for Interactive Design (GLIDE)
  • 1982 - 2D CAD
  • 1984 - Radar CH
  • 1985 - Vectorworks
  • 1986 - Really Universal Computer-Aided Production System (RUCAPS)
  • 1987 - ArchiCAD / Tekla
  • 1988 - Pro/ENGINEER
  • 1992 - Building Information Model Định nghĩa về BIM được Autodesk công bố
  • 1993 - Building Design Advisor
  • 1994 - miniCAD
  • 1995 - International Foundation Class (IFC) file format. Định dạng dữ liệu IFC ra đời
  • 1997 - ArchiCAD’s Teamwork
  • 1999 - Onuma
  • 2000 - Revit
  • 2001 - NavisWorks
  • 2002 - Autodesk mua lại Revit
  • 2003 - Generative Components
  • 2004 - Revit 6 update
  • 2006 - Digital Project
  • 2007 - Autodesk mua lại NavisWorks
  • 2008 - Parametricist Manifesto
  • 2012 - Formit

Tại Việt Nam

  • Năm 2016: Quyết định 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Năm 2017: Quyết định 1057/QĐ-BXD ngày 11/10/2017 công bố Hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
  • Năm 2021: Quyết định 348/QĐ-BXD ngày 22/4/2021 Công bố Hướng dẫn chung áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
  • Năm 2023: Quyết định 258/QĐ-TT ngày 17/3/203 về việc Phê duyệt Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành (Click vào để tải QĐ258)

Mô hình BIM - Hình 3 Mô hình BIM - Hình 4

Tài liệu chuẩn quốc tế về BIM là gì?

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố các tiêu chuẩn đầu tiên về BIM với số hiệu ISO19650, tới thời điểm hiện tại có 5 phần chính thức và 1 phần đang cập nhật:

  1. ISO 19650-1:2018 Organization and digitization of information about buildings and civil engineering works, including building information modelling (BIM) — Information management using building information modelling — Part 1: Concepts and principles - Tổ chức và số hóa thông tin về tòa nhà và công trình kỹ thuật dân dụng, bao gồm mô hình hóa thông tin tòa nhà (BIM) — Quản lý thông tin bằng mô hình hóa thông tin tòa nhà — Phần 1: Khái niệm và nguyên tắc
  2. ISO 19650-2:2018 Organization and digitization of information about buildings and civil engineering works, including building information modelling (BIM) — Information management using building information modelling — Part 2: Delivery phase of the assets - Phần 2: Giai đoạn bàn giao tài sản
  3. ISO 19650-3:2020 Organization and digitization of information about buildings and civil engineering works, including building information modelling (BIM) — Information management using building information modelling — Part 3: Operational phase of the assets - Phần 3: Giai đoạn vận hành của tài sản
  4. ISO 19650-4:2022 Organization and digitization of information about buildings and civil engineering works, including building information modelling (BIM) — Information management using building information modelling — Part 4: Information exchange - Phần 4: Trao đổi thông tin
  5. ISO 19650-5:2020 Organization and digitization of information about buildings and civil engineering works, including building information modelling (BIM) — Information management using building information modelling — Part 5: Security-minded approach to information management - Phần 5: Cách tiếp cận bảo mật để quản lý thông tin
  6. ISO/CD 19650-6 Organization and digitization of information about buildings and civil engineering works, including building information modelling (BIM) — Information management using building information modelling — Part 6: Health and Safety [Under development] - Phần 6: Sức khỏe và An toàn (Đang cập nhật)

Dưới đây là tài liệu rất quý và hiếm song ngữ Anh-Việt về tiêu chuẩn 19650-1:2018 mà Học Thật Nhanh sưu tầm được. Bạn có xem ngay tại đây hoặc Tải về ở cuối bài viết:

BIM và Revit

  • Khi nhắc đến BIM người ta nghĩ ngay đến Revit, nhanh đến mức làm người mới bắt đầu có thể nghĩ rằng Revit là BIM. Nhưng chính xác Revit là một trong những phần mềm mạnh mẽ nhất hỗ trợ để thiết kế mô hình 3D đáp ứng được yêu cầu của dự án BIM.
  • Revit hỗ trợ trong 3 bộ môn chính: Thiết kế kiến trúc (Architecture), thiết kế kết cấu (Structure) và cơ điện (MEP)
  • Phần mềm Revit được Autodesk cập nhật và bổ sung không ngừng. Mỗi phiên bản ngày một hoàn thiện thêm tính năng và kế thừa mọi ưu thế từ hãng phần mềm lớn nhất về kỹ thuật đó là Autodesk. Bạn có thể học Revit để thiết kế dự án một cách xuyên suốt từ kiến trúc, kết cấu đến MEP, trích xuất dữ liệu và đồng bộ với các phần mềm khác của Autodesk như AutoCAD, Navisworks, Infraworks, 3Ds Max, Inventor và cả các ứng dụng của những hãng khác.

Mô hình BIM 3D, 4D, 5D, 6D, 7D là gì?

Mô hình BIM được tạo lập và phát triển dựa trên các thông tin cần thiết. Kết nối mô hình BIM với các thông tin khác (khối lượng, chi phí và tiến độ...) là nền tảng để phát triển các ứng dụng BIM khác như lập dự toán chi phí, quản lý tiến độ,…

  • BIM 4D: mô hình được tích hợp thêm yếu tố thời gian (quản lý tiến độ công trình) cho phép tính toán và kiểm soát tiến độ thi công, nguồn cung và nhân lực trong quá trình thi công.
  • BIM 5D: mô hình tích hợp thêm yếu tố Chi phí, ứng dụng để lập dự toán chi phí, kiểm soát vốn cho dự án.
  • BIM 6D: mô hình tích hợp các thông số về năng lượng trong và ngoài công trình, sử dụng để tính toán các chỉ số năng lượng, quyết định thiết kế tối ưu về năng lượng cho công trình
  • BIM 7D: mô hình được tích hợp các thông tin về các hệ thống thiết bị trong công trình, được sử dụng trong quá trình vận hành hệ thống, bảo dưỡng bảo trì thiết bị công trình trong quá trình sử dụng.

Giai đoạn phát triển dự án BIM Sau khi đã thành thạo về BIM 3D, bạn có thể tiếp tục nghiên cứu và phát triển kiến thức của mình về 4D, 5D BIM để trở thành một chuyên gia về BIM

Kết luận

Trên đây là một số điều dẫn nhập cơ bản nhất mà HocThatNhanh muốn chia sẻ với các bạn đang muốn tìm hiểu về BIM trong Xây dựng.

Như các bạn đã thấy, BIM không phải là một phần mềm, nó là một quá trình hay một quy trình để quản lý công trình.

Và để bắt đầu với BIM, bạn cần làm chủ một số ứng dụng hỗ trợ, phổ biến và thông dụng nhất hiện nay bạn có thể tiếp cận là Revit.

Hiện nay việc học Revit không còn khó khăn trở ngại, HocThatNhanh sẽ tiếp tục chia sẻ những bài viết của mình về BIM và hướng dẫn tự học Revit online với mong muốn giúp các bạn đặt những viên gạch đầu tiên trở thành Kỹ sư giỏi, chuyên gia BIM, nắm bắt các công nghệ tiên tiến nhất trong Xây dựng.

Chúc các bạn thành công!

BẤM ĐỂ TẢI ISO 19650-1:2018

Tư vấn hỗ trợ đăng ký chứng thư số công cộng đấu thầu

Từ khóa » Phần Mềm Bim Trong Xây Dựng