Bình áp Của Máy Lọc Nước RO Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động, Cấu Tạo

Bình áp của máy lọc nước là bộ phận không thể thiếu trong máy lọc nước RO, giúp duy trì áp lực nước ổn định. Mời bạn cùng Điện máy XANH tìm hiểu về bình áp của máy lọc nước RO là gì, nguyên lý hoạt động và cấu tạo của bộ phận này nhé!

Xem thêm: Máy lọc nước RO là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

1Bình áp máy lọc nước RO là gì?

Bình áp máy lọc nước là một bộ phận rất quan trọng đối với máy lọc nước RO. Bộ phận này thường có hình trụ, được sơn màu trắng hoặc xanh với dung tích dao động từ 10 - 15 lít. Thông thường, bình áp máy lọc nước được làm từ nhựa cao cấp hoặc kim loại, không chứa chất độc hại nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.

Để tìm hiểu thêm, xem ngay: Máy lọc nước RO loại nào tốt nhất? Nên mua của hãng nào?Bình áp trên máy lọc nước RO Kangaroo Hydrogen KGRP09HQ 9 lõi có dạng hình trụ, phủ gam màu trắng với dung tích 10 lít

Bình áp trên máy lọc nước RO Kangaroo Hydrogen KGRP09HQ 9 lõi có dạng hình trụ, phủ gam màu trắng với dung tích 10 lít

2Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bình áp

Về cơ bản, bình áp máy lọc nước là một bình rỗng và bên trong có bóng cao su chứa khí. Phía trên bóng cao su là bóng chứa nước được làm bằng butyl. Trên đỉnh bình có một lỗ dẫn nước vào và ra khỏi bình. Thân bình thường sẽ có một chốt màu xanh, đây chính là van khí, nơi mà khí sẽ được bơm vào bình khi cần.

Về nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO, nước đi qua các bộ lọc và sẽ được đưa vào bình áp. Khi rỗng, áp suất của bình áp khoảng 5 - 10 psi. Áp suất trong bình áp sẽ tăng khi nước được đưa vào bình. Khi áp suất trong bình đạt 2/3 áp suất của dòng chảy nước máy thì van ngắt thủy lực của hệ thống lọc RO sẽ hoạt động để ngừng đưa nước vào.

Khi bạn mở vòi nước, nước trong bình áp sẽ được đẩy ra nhờ áp suất không khí, đồng thời hệ thống lọc tiếp tục đưa nước vào bình áp để bù lại áp suất hao hụt từ phần nước mà bạn lấy. Cứ như vậy, bình áp sẽ điều chỉnh áp suất của hệ thống và điều phối nước ra, vào.

Để có thể tham khảo thêm, xem ngay: 6 hiểu lầm cơ bản về máy lọc nước RO nhiều người mắc phảiKhi bạn mở vòi nước, nước trong bình áp của máy lọc nước RO không vỏ Sunhouse SHA88117KV 10 lõi sẽ được đẩy ra ngoài nhờ áp suất không khí

Khi bạn mở vòi nước, nước trong bình áp của máy lọc nước RO không vỏ Sunhouse SHA88117KV 10 lõi sẽ được đẩy ra ngoài nhờ áp suất không khí

3Công dụng bình áp của máy lọc nước RO

Tác dụng của bình áp là dùng để chứa nước và duy trì áp lực nước. Nước lọc chảy trực tiếp từ màng lọc RO qua bình áp để dự trữ, nếu bộ phận này có vấn đề thì nước từ máy lọc sẽ chảy yếu hoặc không có nước.

Bên cạnh đó, bình áp còn giúp duy trì áp lực ổn định trong hệ thống RO để máy vận hành ổn định, hiệu quả, tránh gây lãng phí nước, đồng thời tiết kiệm điện năng cho gia đình.

Bình chứa trên máy lọc nước RO Karofi S-s217 7 lõi giúp duy trì áp lực nước ổn định, tránh gây lãng phí nước

Bình chứa trên máy lọc nước RO Karofi S-s217 7 lõi giúp duy trì áp lực nước ổn định, tránh gây lãng phí nước

4Cách bơm khí cho bình áp máy lọc nước RO

Bước 1: Khóa đầu vào và tắt nguồn điện

Khóa đầu vào của nước và tắt nguồn điện trước khi tiến hành bơm khí cho bình áp sẽ giúp bảo vệ thiết bị khỏi hư hỏng, vỡ bình áp do áp lực quá cao. Đồng thời, khi tắt nguồn điện bạn có thể dễ dàng điều chỉnh áp lực mà không lo rò rỉ nước hay mất an toàn.

Khóa đầu vào của bình áp và tắt nguồn điện

Khóa đầu vào của bình áp và tắt nguồn điện

Bước 2: Khóa van bình áp, rút dây cấp nước và mang bình áp ra ngoài

Điều này là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bạn trong quá trình bơm khí vào bình áp, giúp ngăn ngừa nguy cơ rò rỉ nước. Đồng thời, khi khóa van bình áp bạn có thể dễ dàng kiểm tra các bộ phận của máy lọc nước, sau đó thay thế hoặc sửa chữa, giúp nâng cao tuổi thọ cho máy lọc nước.

Khóa van bình áp, rút dây cấp nước và mang bình áp ra ngoài để đảm bảo an toàn

Khóa van bình áp, rút dây cấp nước và mang bình áp ra ngoài để đảm bảo an toàn

Bước 3: Mở khóa van bình áp

Mở khóa van bình áp sẽ giúp cho nước chảy vào bình dễ dàng hơn, sau đó nước áp lực này được đẩy qua màng lọc RO và tạo ra nguồn nước tinh khiết phục vụ cho người dùng mà không tiêu tốn nhiều điện năng.

Đồng thời, khi mở khóa van bình áp để nước chảy cho đến khi nước ngừng chảy thì bạn có thể tiến hành kiểm tra bình áp:

  • Nếu nước chảy hết nghĩa là bình áp hoạt động bình thường.
  • Nếu nước trong bình còn nhiều thì bạn bơm bình áp đến khi nào nước chảy hết. Sau đó bạn lắp vào máy lọc nước rồi kiểm tra lại. Nếu nước vẫn không chảy hết thì bình áp đã bị rò khí hoặc bị thủng, lúc này bạn cần thay bình áp mới để sử dụng.
Mở khóa van bình áp để nước dễ chảy vào bình hơn, giúp bạn tạo ra nguồn tinh khiết mà không tốn nhiều điện năng

Mở khóa van bình áp để nước dễ chảy vào bình hơn, giúp bạn tạo ra nguồn tinh khiết mà không tốn nhiều điện năng

Bước 4: Lắp bình áp vào lại máy lọc nước

Bình áp là một bộ phận quan trọng trong hệ thống máy lọc nước RO, do vậy bạn cần lắp bình áp vào máy đúng cách để hệ thống lọc nước có thể vận hành ổn định, tạo áp lực nước đủ để đẩy qua màng lọc RO và tạo ra nước tinh khiết.

Bên cạnh đó, việc lắp bình áp vào lại máy lọc nước còn giúp máy tránh hư hỏng, kéo dài tuổi thọ, từ đó giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc sửa chữa.

Cùng Điện máy XANH giải đáp: Các lưu ý an toàn khi sử dụng máy lọc nước bạn nên biếtLắp bình áp vào lại máy lọc nước để hệ thống lọc nước vận hành ổn định

Lắp bình áp vào lại máy lọc nước để hệ thống lọc nước vận hành ổn định

5Những lưu ý khi sử dụng bình áp máy lọc nước RO

Để quá trình sử dụng bình áp máy lọc nước hiệu quả, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vị trí lắp đặt: Bình áp cần được lắp đặt ở nơi có đủ không gian và mức độ cao đủ để tạo ra áp lực cần thiết. Đồng thời, bạn cần đảm bảo rằng bình áp không bị nghiêng để có thể hoạt động ổn định nhé!
  • Bảo trì định kỳ: Việc kiểm tra và vệ sinh bình áp định kỳ sẽ giúp bạn loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của nước cũng như hiệu suất của hệ thống lọc nước.
  • Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất: Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, bảo trì và thay thế bình áp định kỳ để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Kiểm tra quả bóng khí bên trong bình áp: Bạn nên vệ sinh quả bóng khí sau khoảng 18 - 24 tháng sử dụng để nước có thể chảy ổn định từ vòi.
  • Bơm khí vừa đủ: Bạn chỉ nên bơm khí cho bình áp nặng dưới 20kg với lượng nhỏ từ 2 - 3 lần, tránh bơm quá căng vì có thể làm nổ quả bóng khí bên trong.
Xem thêm: Cách sử dụng máy lọc nước mới mua về đúng cách, hiệu quảBảo trì và vệ sinh bình áp của máy lọc nước RO Toshiba TWP-N1686UV(W1) 3 lõi định kỳ giúp duy trì hiệu suất lọc ổn định

Bảo trì và vệ sinh bình áp của máy lọc nước RO Toshiba TWP-N1686UV(W1) 3 lõi định kỳ giúp duy trì hiệu suất lọc ổn định

Xem thêm:

  • Bộ cốc lọc trên máy lọc nước là gì? Có công dụng gì? Vì sao nên mua?
  • Tấm điện cực máy lọc nước là gì? 3 lưu ý về tấm điện cực khi chọn mua máy lọc nước ion kiềm
  • Chỉ số TDS trên máy lọc nước là gì?

Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bình áp của máy lọc nước RO là gì, nguyên lý hoạt động và cấu tạo của chúng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Từ khóa » Cấu Tạo Bình áp Máy Lọc Nước Ro