Bình Dân Học Vụ: Hơn Nửa Thế Kỷ Vọng Dư âm

ĐÓNG Nóng 24h 7
  • Trung Quốc lên kế hoạch mang các mẫu đá từ sao Hỏa về Trái đất Trung Quốc lên kế hoạch mang các mẫu đá từ sao Hỏa về Trái đất
  • Nga sẽ cung cấp vaccine ung thư miễn phí vào năm 2025 Nga sẽ cung cấp vaccine ung thư miễn phí vào năm 2025
  • Edward H. Johnson - Người sáng tạo đèn trang trí cây thông Noel Edward H. Johnson - Người sáng tạo đèn trang trí cây thông Noel
  • AI dự đoán 3/4 trái đất sẽ nóng thêm 3 độ C AI dự đoán 3/4 trái đất sẽ nóng thêm 3 độ C
  • Pin kim cương-hạt nhân cung cấp năng lượng trong hàng nghìn năm Pin kim cương-hạt nhân cung cấp năng lượng trong hàng nghìn năm
  • Vì sao Trạm Vũ trụ Quốc tế không bốc cháy khi quay quanh Trái đất? Vì sao Trạm Vũ trụ Quốc tế không bốc cháy khi quay quanh Trái đất?
  • Cân bằng giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống AI Cân bằng giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống AI
  • Tìm thấy thiên hà rất giống Dải Ngân hà thuở sơ khai Tìm thấy thiên hà rất giống Dải Ngân hà thuở sơ khai
  • Phát hiện da có hệ thống miễn dịch riêng Phát hiện da có hệ thống miễn dịch riêng
  • Cần tăng cường kỹ năng ứng phó với động đất ở Việt Nam Cần tăng cường kỹ năng ứng phó với động đất ở Việt Nam
Tìm kiếm Trang chủ Chính sách

Hơn nửa thế kỷ trước, giữa vòng vây của giặc ngoại xâm và giặc đói, không ai có thể tưởng tượng là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn non trẻ đã gấp rút xây dựng Bình dân học vụ, một chương trình đem lại ánh sáng tri thức cho 10 triệu người vừa bước khỏi vòng nô lệ.

Không chỉ hoàn thành mục tiêu xóa nạn mù chữ vào thời điểm đó, kỳ tích giáo dục Bình dân học vụ còn đem tới những tác động lâu dài mà tới tận hôm nay, các nhà khoa học mới có thể đong đếm được.

Bác Hồ thăm lớp học tại Lương Yên, Hà Nội, 1956. Ảnh: VietnamnetBác Hồ thăm lớp học tại Lương Yên, Hà Nội, 1956. Ảnh: Vietnamnet

Có lẽ ở thời điểm hiện nay, với một nguồn lực đầy đủ hơn thì không khó để hình dung ra việc thiết lập và triển khai một chương trình cấp quốc gia như vậy. Nhưng đặt chương trình Bình dân học vụ vào thời điểm đất nước vỏn vẹn một tuần tuổi giữa bối cảnh lịch sử “nghìn cân treo sợi tóc” khi nạn đói vừa mới qua đỉnh điểm vào tháng 5/1945 và 20 vạn quân Tưởng kéo vào miền Bắc, quân Anh kéo vào miền Nam để mở đường cho Pháp quay lại mới thấy những khó khăn của việc “tay không đánh giặc dốt”. Không ai có thể ngờ rằng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên chiến với “giặc dốt” bằng việc ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ vào ngày 8/9/1945. Sau đó, trên báo Cứu quốc số 58, ngày 4/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học” mà vang âm của nó thấu động tâm can, trong đó có đoạn:

“Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.

Một lời phát động, hàng triệu nam phụ lão ấu cùng hưởng ứng. Trên khắp đất nước, người ta có thể chứng kiến những cảnh tượng xúc động về các “lớp học giữa trời”, “lớp hỏi chữ” ở khắp mọi nơi, trong nhà dân, đình, chùa, miếu…, học ở ngoài đồng, học ở chợ, có lúc học ngày, có nơi lại học đêm. Bảng không có thì dùng cánh cửa, tấm ván mộc; phấn viết không có thì dùng gạch, hoặc que viết xuống đất. Không những thế, các Ty, Ban Bình dân học vụ còn tổ chức các hoạt động cổ vũ như diễu hành, rước đuốc, rước các hình mẫu sách, bút, lọ mực… tạo thành khí thế khuyến khích, vận động những người chưa biết chữ đi học, phổ biến những câu văn vần dễ nhớ “o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thời thêm râu…” thân thuộc như đồng dao khiến ai cũng có thể nhẩm học.

Tất cả những hoạt động đó khiến Việt Nam trở thành biệt lệ. “Các nghiên cứu ở trên thế giới đều cho thấy chiến tranh sẽ dẫn đến tàn phá trường học, cơ sở hạ tầng, thiếu giáo viên do cần người để phục vụ chiến tranh và thiếu nguồn lực để đầu tư cho giáo dục. Điều này dẫn đến làm trình độ giáo dục của người dân giảm sút. Ví dụ điển hình như khi quân Đồng minh đánh bom ở Đức khiến trường học bị phá hủy, tỉ lệ đi học ở Đức giảm hẳn”, TS Hoàng Xuân Trung, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nói. “Còn Việt Nam thì không giống như vậy, mặc dù tập trung tổng lực cho chiến tranh nhưng Việt Minh vẫn nâng cao được dân trí. Đây là một kỳ tích hiếm có”.

Tăng trình độ giáo dục

Sau nửa thế kỷ, Bình dân học vụ vẫn là trường hợp điển hình để nghiên cứu. Nếu các nhà nghiên cứu nước ngoài vẫn cất công lật giở lại lịch sử để cắt nghĩa “thành công của phong trào xóa nạn mù chữ, trong đó điều quan trọng là giải thích được động lực văn hóa, xã hội trong các cộng đồng miền Bắc Việt Nam trong suốt phong trào”1 thì TS Hoàng Xuân Trung và cộng sự đánh giá tác động lâu dài của phong trào lên những người được xóa mù chữ ở vùng tự do, đối sánh làm rõ cả những cơ hội bị đánh mất đối với những người sống cùng thời nhưng không may rơi vào vùng bị Pháp chiếm đóng2.

Tác phẩm “Bình dân học vụ” (160x130cm, 1955), sơn dầu trên vải của họa sĩ Lưu Công Nhân.Tác phẩm “Bình dân học vụ” (160x130cm, 1955), sơn dầu trên vải của họa sĩ Lưu Công Nhân.

Việc đánh giá tác động của một phong trào, một chính sách đầu tư vào nguồn vốn con người lại không dễ dàng kể cả khi nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Thông thường, chúng ta vẫn tính toán một cách cơ học bằng cách đong đếm số người đã được Bình dân học vụ xóa mù chữ ở các vùng tự do. Nhưng thực ra, muốn chỉ ra tính ưu việt, tính nhân văn của chính quyền cách mạng trong việc đầu tư cho nguồn lực con người hơn hẳn so với chính quyền thực dân trong cùng thời kỳ, các nhà khoa học xã hội phải “đánh giá được tác động thực sự, tức là phải so sánh trình độ giáo dục của người dân ở vùng tự do với trình độ giáo dục của người dân ở vùng Pháp chiếm, thấy được sự chênh lệch về trình độ giáo dục này là do tác động của phong trào bình dân học vụ”. Tuy nhiên “để có được chuỗi số liệu đầy đủ về trình độ học vấn của người dân trước chiến tranh ở vùng tự do, ở vùng Pháp chiếm và cả số liệu về trình độ giáo dục của người dân ở hai vùng này sau chiến tranh là một điều không tưởng”, TS Hoàng Xuân Trung nói. “Vì thời kỳ đó không có cơ quan nào đi thu thập số liệu cả”.

Lục tìm sử liệu, lịch sử Đảng bộ các tỉnh thời kỳ này, tập trung vào ba tỉnh tự do là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, nhóm nghiên cứu đã thiết lập một cách đo lường để hoàn toàn không cần tới dữ liệu nhân khẩu học trong quá khứ. Cách “đi đường vòng” là sử dụng bộ số liệu Điều tra Mức sống hộ gia đình năm 1998, tức là hơn một nửa thế kỷ sau khi Bình dân học vụ bắt đầu, các nhà nghiên cứu chọn mẫu những người ở độ tuổi đi học khi bắt đầu thực hiện bình dân học vụ (những người sinh trong khoảng 1940-1945), sau đó chia hai nhóm và so sánh trình độ giáo dục – giữa nhóm ở vùng tự do được tham gia phong trào bình dân học vụ và vùng Pháp chiếm.

Kết quả phân tích số liệu cho thấy, phong trào bình dân học vụ không chỉ tăng khả năng biết đọc biết viết mà còn tăng trình độ giáo dục, nghĩa là tăng số năm đi học của người dân sau này - tỉ lệ tốt nghiệp tiểu học và trung học tăng lên. Quan sát riêng ở nhóm nữ cho thấy: trong khi những phụ nữ ở vùng tự do và vùng Pháp chiếm sinh ra trước khi có phong trào bình dân học vụ có số năm đi học không khác biệt (thể hiện bằng chiều hướng đồ thị song song trong hình 1), còn số năm đi học của nhóm sinh năm 1940-1945 - nhóm được hưởng chương trình bình dân học vụ - ở vùng tự do tăng đột biến so với vùng Pháp chiếm (thể hiện bằng khoảng cách doãng hẳn ở hình 1). Khoảng cách này dần thu hẹp lại khi cả hai nhóm đối tượng này đều cùng được hưởng chương trình bình dân học vụ, tức là ở những người sinh từ 1950-1961.

Hình 1: Số năm đi học của những người sinh ra ở vùng tự do so với những người ở vùng Pháp chiếm

Đo lường này không cho thấy tác động rõ rệt với nam giới, theo lý giải của TS Hoàng Xuân Trung, có thể bởi vì trước đó nam giới đã từng được đi học - tỉ lệ nhập học của nam từ trước khi có chương trình Bình dân học vụ cũng đã tương đối cao: 22% nam giới từng được đi học, còn nữ giới chỉ vỏn vẹn có 4%. Kết quả tác động rõ rệt lên nữ giới cũng tiếp tục cho thấy một điểm ưu trội nữa của chính quyền cách mạng: hướng đến xóa mù cho nữ giới và toàn xã hội nói chung với mục đích “giáo dục thuần túy nhằm nâng cao hiểu biết cho người dân”, khác hoàn toàn so với giai đoạn trước đó “giáo dục nhằm cung cấp lao động cho thị trường”.

Tác động cả đời người và cả thế hệ sau

Nhưng nếu giáo dục chỉ để nhằm nâng cao hiểu biết mà không giúp phụ nữ tham gia vào thị trường lao động thì làm thế nào đo lường tiếp được giá trị của Bình dân học vụ tới cuộc đời của những người phụ nữ về sau này? Vẫn phải dựa vào cách “đi đường vòng”, so sánh mức sống những năm sau này thì thấy phụ nữ được học Bình dân học vụ có mức sống cao hơn so với phụ nữ sống ở vùng Pháp chiếm. Tương tự, phụ nữ có giáo dục tốt hơn do được hưởng lợi từ phong trào bình dân học vụ có xu hướng lấy được chồng có trình độ học vấn cao hơn so với phụ nữ sống ở vùng Pháp chiếm. Quan trọng hơn, Bình dân học vụ không chỉ tác động lên cuộc đời của một thế hệ mà còn đem lại ảnh hưởng tích cực hơn tới đời sau, đó là con cái của những phụ nữ có trình độ học vấn tốt hơn do học phong trào Bình dân học vụ lại có trình độ học vấn cao hơn so với con cái của những phụ nữ sống ở vùng Pháp chiếm. Như vậy, Bình dân học vụ không chỉ tác động đến học vấn của người phụ nữ mà còn có tác động lâu dài và ảnh hưởng tích cực đến cả trình độ giáo dục của con cái họ sau này.

Độ lùi nửa thế kỷ thời gian đã trao thêm cho các nhà nghiên cứu một cái nhìn toàn diện khác, đó là độ bao phủ rất lớn của nó: trình độ giáo dục không chỉ tăng với người Kinh mà còn tăng với người dân tộc thiểu số, các tôn giáo khác nhau. “Điều đó cho thấy đây thực sự là một chính sách mở, có trọng tâm, thu hút được đông đảo tất cả mọi thành phần trong xã hội tham gia diệt giặc dốt”, TS Hoàng Xuân Trung nói và lý giải “Điều gì khiến người dân cứ nguyện dâng bản thân mình cho dân tộc, chen vai góp sức như vậy? Người ta tin rằng mình có thể đem lại đổi thay cho xã hội, tin theo chính phủ vì ở đó họ thấy rằng chính phủ đang hoạt động vì nhân dân. Và trên hết, sự thành công đó cũng cần phải có một lãnh tụ mà ở đó người dân tin tưởng, lãnh tụ đó không ai khác chính là Hồ Chí Minh”.

TS Hoàng Xuân Trung cho rằng, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm sáng tỏ hơn thành tựu giáo dục của Việt Nam ngày hôm nay. Các đánh giá độc lập gần đây của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc đều cho thấy, so với các nước ở cùng một mức thu nhập trung bình như Việt Nam, số năm đi học của nữ giới luôn cao hơn so với mức trung bình của thế giới. “Kết quả hiện nay phải xuất phát từ gốc rễ lâu rồi, có thể từ những ngày Bình dân học vụ chứ không phải tự nhiên mà có được”, anh nói./.

Chú thích:

(1) Công bố vào năm 2012 của GS Shaun Kingsley Malarney, Đại học Công giáo, Tokyo. [Xóa mù chữ cho quần chúng: Hiệu quả của cuộc vận động xóa mù chữ của cách mạng Việt Nam] “Literacy for the masses: the conduct and consequences of the literacy campaign in revolutionary Vietnam”. In Literacy for dialogue in multilingual societies: Proceedings of the Linguapax Asia Symposium 2011. Tokyo: Linguapax Asia, pp. 83–91.

(2) Dang, Hai-Anh H. & Hoang,Trung Xuan & Nguyen,Ha Minh, 2018. “The long-run and gender-equalizing impacts of school access : evidence from the first Indochina war,” Policy Research Working Paper Series 8480, The World Bank.

Thu Quỳnh

TIN LIÊN QUAN

Đại học Trung Quốc có thể phát triển đến đâu?

Đại học Trung Quốc có thể phát triển đến đâu?

Tác động kinh tế của đợt phong tỏa mới trên thế giới

Tác động kinh tế của đợt phong tỏa mới trên thế giới

Người thầy của trường học ngày mai

Người thầy của trường học ngày mai

TIN KHÁC

Viện Lowy (Úc): Việt Nam chống dịch tốt thứ hai thế giới

Viện Lowy (Úc): Việt Nam chống dịch tốt thứ hai thế giới

Trò chuyện với tác giả báo cáo: "Trường chuyên dưới góc nhìn của học sinh chuyên"

Trò chuyện với tác giả báo cáo: "Trường chuyên dưới góc nhìn của học sinh chuyên"

Covid có thúc đẩy tăng trưởng năng suất?

Covid có thúc đẩy tăng trưởng năng suất?

TIN TIÊU ĐIỂM

Trường chuyên: Nguyên nhân gây mất bình đẳng giáo dục?

26/07

Nỗi lo về kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa nguôi giảm

15/05

Anh cam kết tăng cường hợp tác khoa học với Việt Nam

21/09

AI nào cho Việt Nam?

10/09

Sự kiện

Kinh tế số

Kinh tế số

KH&CN thúc đẩy nông sản chủ lực Bắc Giang

KH&CN thúc đẩy nông sản chủ lực Bắc Giang

Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ

Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ

Nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ

Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024

CHUYÊN MỤC

  • Sự kiện
  • Chính sách
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • Khám phá
  • Sống - Khỏe
  • Địa phương
  • Ảnh - Clip
  • Khoa học quốc tế
  • Kết quả nghiên cứu mới

Từ khóa » Hình ảnh Lớp Bình Dân Học Vụ