Bình đẳng Giới Là Gì? Pháp Luật Quy định Thế Nào Là Bình đẳng Giới?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Bình đẳng giới là gì?
- 2 2. Đặc điểm bình đẳng giới:
- 3 3. Nội dung quy định bình đẳng giới:
- 4 4. Ý nghĩa của luật bình đẳng giới:
1. Bình đẳng giới là gì?
Theo Điều 26 của Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
Một cách hiểu khác đầy đủ hơn và tương đối phổ biến thì bình đẳng giới là “sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa nữ giới và nam giới.’ Nam giới và nữ giới đều có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau. Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006:
“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.
2. Đặc điểm bình đẳng giới:
Từ các định nghĩa trên có thể thấy đặc điểm của bình đẳng giới như sau:
– Nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau về mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
– Nam và nữ đều được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển, tuy nhiên cần tính đến những đặc thù về giới tính giữa nam và nữ.
– Nam nữ đều bình đẳng với nhau trong việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực và các lợi ích.
– Nam, nữ bình đẳng với nhau trong việc tham gia bàn bạc và ra quyết định.
– Nam, nữ đều bình đẳng với nhau trong việc thụ hưởng thành quả của sự phát triển.
3. Nội dung quy định bình đẳng giới:
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
– Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.
– Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.
– Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
– Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
Xem thêm: Quyết định 409/QĐ-UBDT ngày 27 tháng 07 năm 2016– Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:
+ Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;
+ Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
Để thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, chúng ta phải bắt đầu từ chính sách, pháp luật. Các văn bản luật và văn bản dưới luật hiện nay quy định tương đối đồng bộ giúp hướng tới việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới cho thấy sự quan tâm của Quốc hội, cử tri cả nước tới công tác phụ nữ. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội và cả 3 ủy viên Bộ chính trị đều là nữ giới, không những vậy trong mọi hoạt động lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội thì phụ nữ Việt Nam có những đóng góp vô cùng quan trọng.
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế
– Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
– Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế bao gồm:
+ Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;
+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.
Việt Nam đã đạt được một số thành tựu to lớn trong công tác bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, tuy vậy rào cản về bất bình đẳng đối với phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế hiện nay vẫn còn rất lớn.
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
– Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
– Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
– Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:
+ Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;
+ Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực lao động việc làm, dù Luật Bình đẳng giới năm 2006 và một số văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ về bảo đảm việc làm, chống phân biệt đối xử, nhất là quyền được bảo vệ sức khỏe… nhưng trên thực tế, lao động nữ vẫn chưa được đối xử công bằng và chịu nhiều thiệt thòi. Những rào cản tạo ra sự bất bình đẳng giới tính thể hiện rất đa dạng như tỷ lệ lao động nữ thấp hơn lao động nam, nữ thanh niên thất nghiệp nhiều hơn nam, lao động nữ làm các công việc không ổn định dễ bị tổn thương hơn nhiều so với lao động nam, tiền lương bình quân tháng của lao động nữ thấp hơn lao động nam và nhiều sự bất bình đẳng trong lĩnh vực lao động việc làm.
Xem thêm: Bình đẳng giới trong kỷ luật, an toàn, vệ sinh lao động và quấy rối tình dục- Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
– Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
– Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo.
– Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
– Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
– Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
+ Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;
+ Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
– Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
– Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao
– Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
– Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.
- Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
– Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế.
– Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
- Bình đẳng giới trong gia đình
– Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Xem thêm: Nghị luận xã hội về Đấu tranh cho bình đẳng giới hay nhất– Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
– Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
– Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
– Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, nó gây thiệt hại rất nghiêm trọng về tinh thần và thể chất đối với con người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Ở nước ta trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề phòng chống bạo lực gia đình. Chính vì vậy Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản luật trực tiếp cũng như gián tiếp ví dụ như Hiến pháp, Luật hôn nhân gia đình và đặc biệt là Luật phòng chống bạo lực gia đình và Luật bình đẳng giới.
Việc triển khai các văn bản luật này đã góp phần tích cực trong việc phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên hiện nay có lúc, có nơi hành vi bạo lực gia đình vẫn còn diễn ra thường xuyên là thực trạng của bạo lực gia đình. Gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những đoạn phim ghi lại những cảnh phụ nữ bị bạo hành một cách thô bạo và tàn nhẫn, điều đáng buồn là người đánh đập phụ nữ lại chính là người chồng cho nên nạn bạo hành gia đình vẫn diễn ra khá phổ biến. Theo thống kê mới đây của Liên hợp quốc công bố giữa tháng 9 năm 2019 thì ở Việt Nam có trên 50% phụ nữ là nạn nhân của một trong các hành vi bạo lực gia đình.
4. Ý nghĩa của luật bình đẳng giới:
Với quy định như vậy, quyền bình đẳng giới nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới; Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ; đồng thời thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Pháp luật đã đưa ra những quy định nghiêm cấm những hành vi sau đây:
- Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới;
- Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức;
- Bạo lực trên cơ sở giới;
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật
Từ khóa » Khái Niệm Bất Bình đẳng Giới Là Gì
-
Bất Bình đẳng Giới –nguyên Nhân Chính Của Bạo Lực Gia đình
-
Ví Dụ Về Bất Bình đẳng Giới - Luật Hoàng Phi
-
Nâng Cao Nhận Thức Về Bình đẳng Giới
-
Bình đẳng Giới Là Gì Và Tại Sao Chúng Ta Cần Bình đẳng Giới
-
Những Nội Dung Cơ Bản Về Giới Và Bình đẳng Giới
-
Bình đẳng Giới Và Xã Hội Hiện đại
-
Nguyên Nhân Bất Bình đẳng Giới? Biểu Hiện Và Hậu Quả Của Nó
-
Bài Học: Giới & Bình đẳng Giới - Giáo Dục Giới Tính
-
đáp Về Luật Bình đẳng Giới - Cổng Thông Tin Hội Liên Hiệp Phụ Nữ ...
-
Bình đẳng Giới - UNFPA Vietnam
-
Định Kiến Giới, Bất Bình đẳng Giới: Rào Cản Cần Xóa Bỏ
-
Bình đẳng Giới Trong Lao động Và Tiếp Cận Việc Làm Quản Lý Doanh ...
-
Bất Bình đẳng Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bình đẳng Và Phân Biệt đối Xử (Văn Phòng Hà Nội) - ILO