Bình điện Xe Nâng Dùng Trong Bao Lâu? Sạc Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Xe nâng điện đang ngày càng được ứng dụng phổ biến hiện nay. Vậy nhưng bình điện xe nâng có cấu tạo như thế nào? vai trò ra sao? Dưới đây là tổng hợp thông tin cần biết về bình ắc quy xe nâng điện mà nhiều người đang tìm hiểu.
Nội dung
1. Bình ắc quy xe nâng điện là gì?
Bình điện xe nâng là một loại bình axit chì có chức năng tích điện được sử dụng để cung cấp nguồn năng lượng cho động cơ xe nâng hàng hoạt động. Theo đó, bình điện axit chì này được cấu tạo từ các tấm chì dạng hở nằm trên môi trường axit sunfuric (có thể bổ sung dung dịch axit và nước cất từ bên ngoài vào).
Cấu tạo bình điện xe nâng bao gồm các bản cực bằng chì và oxit chì. Chúng được ngâm trong môi trường axit sunfuric đặc và có dạng cấu trúc được tạo nên có dạng hình phẳng, dẹp, được làm từ khung lưới và thêm các hạt hóa chất.
Hiện nay, có nhiều loại ắc quy như: ắc quy khô, ắc quy nước hay ắc quy kín phù hợp với từng loại xe nâng điện hay các thiết bị khác nhau. Tuỳ thuộc vào loại xe cũng như nhu cầu sử dụng mà người mua có thể lựa chọn loại tương thích.
2. Bình điện xe nâng có vai trò gì?
Không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống mà ắc quy xe nâng điện còn đóng vai trò vô cùng quan trọng với xe nâng, đặc biệt trong hệ thống nhiên liệu của động cơ thiết bị. Chúng được ví như một chiếc bơm máu đi nuôi dưỡng & cung cấp năng lượng cho các cơ quan, mọi bộ phận của xe để có thể vận hành.
Ắc quy lưu trữ điện và giúp xe vận hành trong khoảng thời gian nhất định. Có thể nói, bình điện xe nâng như trung tâm, trái tim giúp xe nâng điện hoạt động trơn tru và nâng hạ, di chuyển hàng hoá tốt nhất.
3. Các lỗi bình điện xe nâng thường gặp
Một số lỗi mà ắc quy xe nâng điện có thể gặp phải phổ biến như sau:
3.1 Cong vênh bản cực
Đây là một trong những lối khá phổ biến của bình điện xe nâng. Trường hợp khi vỏ bình bị phồng, nắp bình ắc quy xe nâng điện đội lên không đều ở phía bản cực dương. Điều này diễn ra sở dĩ do người dùng nạp điện với dòng điện quá lớn, thời gian nạp quá lâu sẽ khiến nồng độ axit trong dung dịch bị tăng quá cao khiến bản cực bị giảm độ bền hoặc dẫn đến cong, vênh.
Để hạn chế tình trạng trên thì tốt nhất người dùng nên nạp thêm điện hoặc đổ thêm nước cất. Đây cũng là cách xử lý đơn giản mà người dùng nên chú ý.
3.2 Ắc quy điện bị Sunfat hóa
Cũng có thể nhiều người chưa biết, khi dung dịch trong bình tăng cao sẽ khiến bản cực nô lên cũng như hiệu điện thế tăng nhanh. Tuy nhiên, nồng độ dung dịch và hiệu điện thế tăng không tương xứng với nhau sẽ khiến bề ngoài lá cực xuất hiện nhiều đốm trắng phủ trên chỗ bản cực và tấm ngăn. Dẫn đến việc bình ắc quy xe nâng điện phóng điện nhanh hết hoặc không phóng điện.
Với trường hợp bình điện xe nâng bị sunfat hoá, cách xử lý là châm thêm nước cất hoặc nạp bình ắc quy lại. Trong trường hợp bình phóng điện nhanh hoặc dung dịch bẩn thì thay dung dịch mới rồi nạp đầy bình điện. Lưu ý hãy kiểm tra bình điện thường xuyên, thêm nước cất và vệ sinh chúng sạch sẽ.
3.3 Nạp đầy bình điện xe nâng nhưng sau một đêm đã yếu
Có thể nói đây là một trong những vấn đề mà bình điện thường xuyên gặp phải. Chúng cũng là dấu hiệu nhận biết ắc quy gặp vấn đề mà người dùng nên lưu ý. Nếu gặp phải tình trạng trên thì chứng tỏ bình bình ắc quy xe nâng điện đang gặp vấn đề. Lúc này, dung lượng ắc quy và thời gian sử dụng tỉ lệ nghịch với nhau.
Với trường hợp này, để xử lý thì cách đơn giản là người dùng hãy lau chùi, súc bình, làm sạch ắc quy và thay dung dịch mới rồi nạp lại điện cho bình đầy. Nếu ắc quy xe nâng điện dù đã sạc đủ nhưng chỉ sau một đêm đã yếu và tình trạng ngày càng nhiều thì cần thay thế ắc quy mới để đảm bảo quá trình hoạt động của xe nâng được liên tục, với hiệu suất cao.
4. Hướng dẫn sạc ắc quy xe nâng điện đúng cách
Khi sạc xe nâng điện cần đảm bảo đúng quy trình để bảo vệ bình điện xe nâng hoạt động tốt nhất cũng như tuổi thọ được duy trì. Những bước cơ bản cần thực hiện như sau:
- Lựa chọn vị trí đặt sạc thích hợp, rộng rãi, thoáng, tránh xa khu vực dễ cháy nổ.
- Chỉ sạc bình ắc quy xe nâng điện khi lượng pin ở mức dưới 30%
- Giữ nắp van khi sạc điện
- Chọn nguồn điện sạc tương ứng, không sử dụng bộ sạc lớn hơn bình ắc quy.
- Luôn tắt bộ sạc khi ắc quy đầy điện
- Giữ cho đầu sạc ắc quy luôn khô ráo
- Không sạc điện ắc quy trong những môi trường dễ cháy nổ
- Đảm bảo khi sạc xong, bình luôn sạch sẽ trước khi lắp vào xe nâng.
Quy trình thực hiện các bước khi sạc bình ắc quy cần đúng cách, khoa học. Lưu ý nếu thao tác sai, thường xuyên sạc có thể dẫn đến những vấn đề đối với bình điện xe nâng, điển hình là giảm tuổi thọ của chúng. Đây cũng là một trong những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng xe nâng điện mà người dùng nên nắm rõ.
»Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết sạc bình ắc quy xe nâng điện đúng cách, an toàn
5. Những thông tin liên quan
5.1 Bình điện xe nâng sạc trong bao lâu
Đây là một trong những vấn đề đang khiến nhiều người băn khoăn. Hiện nay, thông thường các xe nâng có sạc tiêu chuẩn kèm theo ắc quy thì thời gian sạc khoảng 10 -12 giờ.
Người dùng nên lưu ý, phải sạc đầy bình mới đem ắc quy ra sử dụng. Đồng thời, nên kiểm tra dung lượng pin dưới 30% mới tiến hành sạc pin cho ắc uy. Sau khi sạc cần kiểm tra kỹ càng trước khi lắp vào xe nâng.
Với thời gian sạc như trên thì xe nâng có thể hoạt động trong thời gian bao lâu? Theo đó, thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví như 1 ắc quy có dung lượng 400Ah nếu dùng với dòng điện 40A thì sẽ sử dụng được trong 10 giờ. Nhưng thông thường bình điện xe nâng hoạt động tốt và liên tục trong khoảng 6-8 giờ đồng hồ.
5.2 Tuổi thọ bình ắc quy điện
Bình điện xe nâng có tuổi thọ bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điển hình là số lần nạp. Nếu nạp càng nhiều thì khả năng nạp điện của ắc quy bị giảm và tuổi thọ cũng giảm. Thông thường, ắc quy có tuổi thọ trung bình khoảng 1200 – 1500 lần. Ví dụ nếu nạp – xả 1 lần trong ngày thì tuổi thọ trung bình của ắc quy khoảng 4 năm. Nếu nạp – xả ắc quy 2 lần trong ngày thì tuổi thọ trung bình rút ngắn lại còn khoảng 2 năm.
Bên cạnh đó, tuổi thọ của ắc quy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: sử dụng bộ nạp phù hợp, châm nước, theo dõi dung dịch axit để không bị cạn,… hay quá trình bảo dưỡng bình điện xe nâng có thường xuyên hay không?…
5.3 Ắc quy xe nâng điện bao lâu nên thay 1 lần?
Thông thường, chu trình bảo dưỡng định kỳ cho xe nâng điện đứng lái là khoảng 2 tháng một lần nếu dùng nhiều. Trường hợp sử dụng ít thì có thể bảo dưỡng 4 tháng một lần. Việc bảo dưỡng xe giúp phát hiện những vấn đề phát sinh, các sự cố, lỗi thường gặp của bình điện xe nâng, từ đó có hướng xử lý kịp thời, đảm bảo ắc quy hoạt động tốt nhất cũng như độ bền được duy trì.
Sau thời gian bảo dưỡng và kiểm tra, nếu ắc quy có vấn đề thì cần xử lý. Trường hợp ắc quy hư hỏng nặng thì cần thay mới ngay lập tức. Với trường hợp thông thường, không xảy ra sự cố thì tuổi thọ của bình ắc quy xe nâng điện là bao nhiêu cũng chính là thời gian nên thay mới của chúng. Đây là vấn đề mà người dùng nên lưu ý.
5.4 Hướng dẫn cách thay bình điện xe nâng chuẩn nhất
Khi cần thay mới ắc quy xe nâng điện thì người dùng nên thực hiện đúng các bước theo quy trình, bao gồm:
- Đầu tiên, lấy cụm ắc quy ra khỏi xe.
- Tiếp đến, hãy vệ sinh lau chùi các cực của các cell ắc quy.
- Kiểm tra tình trạng bình ắc quy chủ yếu là dung dịch (nước cất) giúp cho tuổi thọ của ắc quy và xe nâng tăng lên.
- Cuối cùng, lắp cụm bình điện xe nâng vào xe.
Trong quá trình thay thế bình ắc quy xe nâng điện mới thì người sử dụng cần lưu ý như sau:
- Đầu tiên, cần chọn đúng ắc quy phù hợp để cung cấp điện áp, tránh trường hợp xảy ra sự cố hư hỏng do chênh lệch điện áp.
- Tiếp đến, chú ý đến các thông số dòng khởi động (CA – cranking amps) và dòng khởi động nguội (CCA- cold cranking amps). Đây là những yếu tố rất quan trọng nhằm đảm bảo độ an toàn cho xe, là cường độ dòng điện tối đa mà ắc-quy có thể cung cấp trong vòng 30 giây ở nhiệt độ 0 độ C, và điện áp của mỗi ngăn ắc-quy vẫn đạt được mức tối thiểu là 1,2V. Người dùng cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.
- Cần chọn kích thước ắc quy phù hợp với xe nâng.
- Tiếp theo, chọn bình ắc quy của những thương hiệu uy tín.
- Cuối cùng, khi thay bình điện xe nâng không mang nhẫn, vòng, đồng hồ hoặc dây chuyền khi ở gần ở ắc-quy vì nếu chẳng may làm ngắn mạch, dòng điện cao chạy qua có thể gây bỏng nặng cho bạn.
Bên cạnh những thông tin trên thì hiện nay trên thị trường có nhiều loại bình điện xe nâng đến từ các thương hiệu khác nhau. Tuỳ thuộc vào nhu cầu, người dùng nên tham khảo ý kiến, tư vấn từ đội ngũ kỹ thuật viên của hãng xe nâng đã mua để có thể mua đúng loại ắc quy phù hợp với xe nâng cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Trong các hãng xe nâng có mặt tại Việt Nam hiện nay thì Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn được nhiều người lựa chọn. Thiên Sơn là tổng đại lý phân phối chính hãng xe nâng HangCha số 1 Trung Quốc, cung cấp phụ tùng và dịch vụ bảo hành sau bán hàng chuyên nghiệp. Với hệ thống sản phẩm đa dạng cùng mức giá luôn rẻ nhất, Công ty Thiên Sơn nhận đánh giá cao từ khách hàng và luôn đứng TOP đầu về công ty xe nâng tại nước ta hiện nay.
Hiện Thiên Sơn có hệ thống đại lý chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam như: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh,… giúp hỗ trợ khách hàng tối đa.
Với những thông tin về bình điện xe nâng cũng như địa chỉ phân phối xe nâng chính hãng, giá tốt như trên hy vọng sẽ hữu ích cho nhiều người. Nếu có nhu cầu mua xe nâng, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0869 285 225 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn chi tiết!
Đánh giá post Bài viết cùng chuyên mục Mua xe nâng Trung Quốc chính hãng ở đâu uy tín? So sánh động cơ chổi than và không chổi than trên xe nâng Hướng dẫn sử dụng xe nâng điện đứng lái Xe nâng ở Cần Thơ: Xe dầu, điện, xe nâng tay Giá Rẻ Vô Địch Xe nâng ở Bến Tre: GIÁ RẺ NHẤT, BẢO HÀNH TRỌN ĐỜI! Xe nâng điện và ứng dụng trong ngành dệt may Kích thước Pallet gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc Tế Có nên mua xe nâng điện 5 tấn không? 5 ưu điểm vượt trộiTừ khóa » Diện Xe Nâng
-
Xe Nâng điện Mini - Chính Hãng
-
"Báo Giá" Xe Nâng Điện ''Chuẩn" Chính Hãng Nhật Bản
-
Đại Lý Xe Nâng Hàng Nhập Khẩu Giá Rẻ | CNSG
-
Xe Nâng Điện Cũ Giá Rẻ Nhập Khẩu Chính Hãng Tại Nhật Bản
-
Xe Nâng điện Là Gì? Phân Loại, Cấu Tạo Và ưu điểm Của Xe Nâng điện
-
Xe Nâng điện Từ 1 Tấn đến 8 Tấn, Chính Hãng, GIÁ RẺ
-
Đại Lý Xe Nâng, Ắc Quy Xe Nâng, Lốp, Phụ Tùng Chính Hãng
-
Bình Điện Xe Nâng - Bình Ắc Quy Xe Nâng
-
Xe Nâng Điện Cao, Xe Nâng Tay Điện Tự Động 1 Tấn, 2 Tấn Cũ ...
-
Xe Nâng điện CPD15F8 1,5 Tấn
-
XE NÂNG ĐIỆN LÀ GÌ - OLYMPIA VIET NAM INDUSTRIES
-
Xe Nâng điện CPD10/12TVE3
-
Ắc Quy Trên Xe Nâng điện Bao Gồm Những Loại Nào?