Bình Giang – Hải Dương: Thực Hư Việc Người Dân Tố Cáo Chủ Tịch ...

Bình Giang - Hải Dương: Thực hư việc người dân tố cáo Chủ tịch thị trấn Lấn chiếm đất công 

Công trình kiên cố 2,3 tầng mọc trên nguồn gốc đất công

Cụ thể theo đơn thư phản ánh đến Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, trong giai đoạn năm 2008 – 2011 tại UBND xã Tráng Liệt nay là UBND thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, tố ông Phạm Đỗ Lâm hiện đang đương nhiệm Chủ tịch UBND thị trấn Kẻ Sặt ngang nghiên san lấp, lấn chiếm khu ao Cát – Đo đạc và xây dựng, sau đó nhiều hộ cũng ra lấn chiến và nhiều ngôi nhà cấp 4 được xây dựng.

Cũng theo đơn thư, trong thời điểm đó khu ao Cát bị nhiều hộ lấn chiếm nên không còn nguồn nước tưới tiêu thủy lợi không cấy, trồng được vì thế đã có khoảng gần chục hộ xã viên đội sản xuất số 8 phải nhượng lại ruộng canh tác 03. Từ đó đến nay việc san lấp trái phép trở nên rầm rộ, không những vậy còn có dấu hiệu mua bán thu lợi bất chính nhiều tỉ đồng, đặc điệt những công trình kiên cố 2,3 tầng mọc lên trong đó có nhà ông Phạm Đỗ Lâm.

Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tại khu ao Cát giống như một khu phân lô bán nền, những ngôi nhà 2,3 tầng mọc san sát nhau. Việc đơn thư của người dân phản ánh cõ lẽ là có cơ sở.

Bình Giang - Hải Dương: Thực hư việc người dân tố cáo Chủ tịch thị trấn Lấn chiếm đất công 

Công trình kiên cố 2,3 tầng mọc trên nguồn gốc đất công

Được biết, năm 2018 UBND huyện Bình Giang có dự án quy hoạch xây dựng khu dân cư mới ven Quốc lộ 38 từ Cầu Sặt đến ngã Năm mới, do Công ty TNHH Toàn Gia là chủ đầu tư, toàn bộ diện tích khu ao Cát đã xây dựng có dấu hiệu trái phép đã nằm trong quy hoạch phải giải tỏa.

Để làm rõ sự việc, PV Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đã liên hệ với ông Phạm Đỗ Lâm - Chủ tịch UBND thị trấn Kẻ Sặt cho biết: Việc tố cáo tôi lấn chiếm, xây dựng trên nguồn gốc đất công là không đúng. Khoảng những năm 1999, 2000 ông Phạm Văn Hà là em ruột tôi có cùng một số người khác sử dụng để thả cá, trồng rau, trong quá trình sử dụng ông Hà và các hộ dân có đổ vật liệu xây dựng, đất, cát để bồi lấp ao, đến khoảng năm 2004 ông Hà có xây ngôi nhà trên đất đó với diện tích khoảng 100m2 và đón bố mẹ tôi ra ở, các hộ khác cùng nuôi cá, trồng rau với ông Hà cũng san lấp và xây nhà rồi đã chuyển nhượng lại cho các chủ sử dụng khác. Đến năm 2014 bố tôi qua đời, đến đầu năm 2017 vợ chồng tôi có dọn ra ở cùng với mẹ tôi để tiện việc trông nom, phụng dưỡng. Đến năm 2018 khi UBND huyện Bình Giang có dự án quy hoạch xây dựng khu dân cư mới ven Quốc lộ 38 đoạn từ Cầu Sặt đến Ngã năm mới, với tư cách là cán bộ, Đảng viên tôi đã vận động mẹ tôi và các em trong gia đình trả lại đất để UBND huyện thực hiện dự án. Hiện nay toàn bộ diện tích đất và tài sản trên đất đã được bàn giao cho Công ty TNHH Toàn Gia (là đơn vị trúng thầu thực hiện dự án). Tuy nhiên, hiện nay Công ty TNHH Toàn Gia chưa thi công đến vị trí trên nên vẫn đang cho gia đình ở nhờ trên khu đất đó trong thời gian gia đình chuẩn bị chỗ ở mới.

Bình Giang - Hải Dương: Thực hư việc người dân tố cáo Chủ tịch thị trấn Lấn chiếm đất công 

Ông Phạm Đỗ Lâm - Chủ tịch UBND thị trấn Kẻ Sặt cho biết và trả lời bằng văn bản

Thiết nghĩ việc em trai của Chủ tịch thị trấn và một số hộ trên địa bàn “ngang nhiên” lấn chiến đất công và xây dựng nhà trái phép mà cơ quan chức năng không có động thái để cho các công trình mọc lên như vậy? Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đề nghị UBND huyện Bình Giang chỉ đạo, xác minh làm rõ trường hợp của ông Phạm Đỗ Lâm - Chủ tịch UBND thị trấn Kẻ Sặt và các công trình lấn chiếm, xây dựng trái phép, cần xem xét trách nhiệm trước tiên của người đứng đầu địa phương và các cá nhân liên quan để tránh việc đơn thư khiếu kiện kéo dài.

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Bài tiếp theo các trường hợp xây dựng trái phép tại đường Bạch Đằng.

Sỹ Tùng - Huy Thế

Từ khóa » Cầu Sặt Bình Giang Hải Dương