Bình Luận - Nghiên Cứu Quốc Tế

Skip to content

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Trump Can Earn a Place in History That He Did Not Expect,” New York Times, 19/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liệu sự trở lại của Donald Trump có báo hiệu hồi kết cho áp lực của Mỹ lên người Israel và người Palestine về giải pháp hai nhà nước hay không? Câu trả lời là không. Vì điều đó phụ thuộc vào việc Donald Trump nào sẽ nắm giữ Nhà Trắng.

Liệu đó sẽ là Trump – người vừa bổ nhiệm Mike Huckabee, một người ủng hộ việc Israel sáp nhập Bờ Tây, làm đại sứ mới của mình tại Jerusalem? Hay đó sẽ là Trump – người từng cùng với con rể Jared Kushner, xây dựng và công bố kế hoạch chi tiết nhất cho giải pháp hai nhà nước kể từ chính quyền Bill Clinton? Continue reading “Chính sách Trung Đông của Trump có đưa ông vào lịch sử?”

Nguồn: James Palmer, “Mass Attacks in China Spark Concern, Censorship,”  Foreign Policy, 19/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Một loạt các vụ bạo lực gần đây có thể khơi mào một vòng xoáy, bắt đầu từ sự phẫn nộ và kết thúc bằng việc bị đàn áp.

Tiêu điểm tuần này: Thông tin về các vụ tấn công bạo lực gây lo ngại cho công chúng và bị kiểm duyệt; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 thường niên tại Rio de Janeiro; Lựa chọn Bộ trưởng Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Continue reading “Các vụ tấn công hàng loạt ở Trung Quốc gây lo ngại và bị kiểm duyệt”

Nguồn: Mie Hoejris Dahl, “The Belt and Road Isn’t Dead. It’s Evolving.” Foreign Policy, 13/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở Mỹ Latinh, Trung Quốc đang nói lời tạm biệt với những canh bạc lớn và những cây cầu khổng lồ để ủng hộ một cách tiếp cận mới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Peru để tham dự hội nghị thượng đỉnh của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Trong thời gian đó, ông cũng sẽ khánh thành cảng nước sâu Chancay, cách Lima khoảng 72 km về phía bắc. Đây là một dự án trị giá 3,6 tỷ đô la – một trong những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất của Trung Quốc vào khu vực trong hai thập kỷ qua.

Nhưng nó cũng có thể là một trong những dự án cuối cùng thuộc loại này. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết”

Nguồn: George Washington orders General Lee to New Jersey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong một quyết định định mệnh, Tổng tư lệnh Lục quân Lục địa, Tướng George Washington, đã viết thư cho Tướng Charles Lee ở Hạt Westchester, New York, để báo cáo về việc mất Pháo đài Lee ở New Jersey và ra lệnh cho Charles Lee đưa lực lượng của mình đến New Jersey.

Lee muốn ở lại New York, vì vậy ông đã chần chừ không khởi hành và băng qua tiểu bang nhỏ New Jersey để đến Sông Delaware, nơi Washington đang sốt ruột chờ đợi quân tiếp viện. Lee, người đã nhận nhiệm vụ trong quân đội Anh sau khi tốt nghiệp trường quân sự ở tuổi 12 và phục vụ ở Bắc Mỹ trong Chiến tranh Bảy năm, cảm thấy bị xúc phạm khi Washington ít kinh nghiệm hơn lại được giao quyền chỉ huy Quân đội Lục địa. Thế nên ông đã không vội vàng. Continue reading “21/11/1776: George Washington điều Charles Lee đến New Jersey”

Nguồn: Michael Kimmage và Hanna Notte, “How Ukraine Became a World War,” Foreign Affairs, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những tác nhân mới đang biến đổi xung đột – và làm phức tạp con đường để kết thúc nó.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2/2022 là một sự kiện có quy mô toàn cầu. Quy mô của cuộc xâm lược, tương xứng với mục tiêu xóa bỏ nhà nước Ukraine, là rất lớn. Hàng triệu người tị nạn đã chạy trốn khỏi Ukraine đến phần còn lại của châu Âu. Giá nhiên liệu và phân bón tăng vọt, kích thích lạm phát trên toàn thế giới. Cuộc chiến cũng làm gián đoạn sản xuất và phân phối ngũ cốc, gây quan ngại về nguồn cung ở những nước nằm cách xa Nga và Ukraine. Và khi xung đột kéo dài sang năm thứ hai và thứ ba, phạm vi hậu quả quốc tế của nó lại càng mở rộng. Continue reading “Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?”

Nguồn: “How to get hired by Donald Trump”, The Economist, 12/11/2024.

Biên dịch: Lê Mạnh Cường

Sau khi Donald Trump thắng cử tổng thống năm 2016 – khi Trump mới là cựu ngôi sao truyền hình hơn là một cựu tổng thống – Trump xử lý giai đoạn chuyển giao quyền lực Nhà Trắng như là một tập phim truyền hình “Nhân viên tập sự (The Apprentice)” đầy kịch tính. Những thành viên nội các đầy tham vọng đã đến tháp Trump ở New York và đi qua các máy quay phim để dự phỏng vấn với vị tổng thống đắc cử. Kanye West thậm chí cũng xuất hiện. Lần này, Susie Wiles, quản lý chiến dịch tranh cử của Trump và sẽ là chánh văn phòng Nhà Trắng tương lai, đã tổ chức một quy trình khá kín đáo và trật tự. Các cuộc thảo luận của Trump tại dinh thự Mar-a-Lago ở Florida thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi các tin thông báo trên mạng xã hội. Các ứng viên khá hồi hội vì phải thảo luận về việc tìm kiếm công việc của họ một cách công khai, nhưng một số hình mẫu cũng đã xuất hiện. Một số tờ báo ngày 12 tháng 11 đã đưa tin Marco Rubio sẽ trở thành Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ. Làm sao để được ông Trump tuyển vào nội các? Continue reading “Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng?”

Nguồn: Elisabeth Braw, “Russia Is Running an Undeclared War on Western Shipping,” Foreign Policy, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc cung cấp dữ liệu nhắm mục tiêu cho Houthi đã vượt qua mọi lằn ranh đỏ của luật hàng hải.

Nga – và Trung Quốc – dường như đã được hưởng lợi từ các cuộc tấn công của Houthi vào tàu thuyền ở Biển Đỏ vì lực lượng dân quân đã tha cho tàu của hai nước này. Nhưng hóa ra Moscow không chỉ là bên hưởng lợi thụ động. Như tờ Wall Street Journal đưa tin gần đây, Nga đã cung cấp cho Houthi dữ liệu nhắm mục tiêu cho các cuộc tấn công của nhóm phiến quân. Giờ đây, khi Nga đã vượt qua lằn ranh đỏ bằng việc tích cực hỗ trợ các cuộc tấn công vào tàu thuyền phương Tây, các quốc gia thù địch khác có thể bắt đầu chia sẻ dữ liệu cấp quân sự với các bên ủy nhiệm mà họ lựa chọn. Continue reading “Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây”

Nguồn: Trình Á Văn, 程亚文:把美国的孤立主义理解成“只管好它自己”,是大错特错, Sina Finance, 13/11/2024.

Biên dch: Lê Thị Thanh Loan

Sau 4 năm rời Nhà Trắng, Trump sẽ trở lại Phòng Bầu dục để bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 4 năm lần thứ hai của mình.

Căn cứ vào những hành động của Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên và ngôn từ của ông trong chiến dịch tranh cử, dư luận toàn cầu nhìn chung dự đoán rằng, Mỹ sẽ tiếp tục củng cố lập trường chủ nghĩa bảo hộ “Nước Mỹ trên hết” và trong lương lai sẽ rút khỏi hệ thống thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương toàn cầu. Điều này sẽ tạo ra tác động như thế nào đến thế giới cũng như sẽ ảnh hưởng ra sao đến bản thân nước Mỹ? Những vấn đề này đang thu hút sự chú ý cao độ. Continue reading “Chủ nghĩa biệt lập Mỹ không có nghĩa là đóng cửa và ‘đoạn tuyệt với thế giới’”

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping to keep chasing Chinese dream despite Donald Trump’s return,” Nikkei Asia, 14/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính Tập, chứ không phải Trump, là người đã bắt đầu quá trình phân tách đang tăng tốc giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đó là màn mở đầu cho vòng đấu thứ hai giữa Tập Cận Bình và Donald Trump.

Tập, chủ tịch nước và tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gửi điện chúc mừng tới Tổng thống đắc cử Mỹ Trump ngay sau khi Đảng Cộng hòa được bầu trở lại Nhà Trắng vào ngày 05/11. Continue reading “Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump”

Tác giả: Wang Yiwei | Biên dịch: Ngô Hương Mai

Tóm tắt: Bước vào thời đại mới, ngoại giao công chúng Trung Quốc đang có những bước chuyển mình mang tính lịch sử, từ các phương diện đạo, lý, pháp, thuật thể hiện một diện mạo hoàn toàn mới. Con đường của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới bao gồm: xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”, lý luận của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới là nâng cao giá trị chung của toàn nhân loại, phương pháp của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới là: Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và “Bộ ba sáng kiến toàn cầu”, chiến lược của ngoại giao công chúng Trung Quốc là: xây dựng câu chuyện ngoại giao tự chủ, từ “tìm kiếm điểm chung” (Giấc mộng Trung Hoa), “phân biệt khác biệt” (Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc) đến “Hợp nhất các điểm khác biệt để đạt được sự thống nhất cao nhất”. Continue reading “Lý giải bốn chiều kích của ngoại giao công chúng Trung Quốc trong thời đại mới”

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Tháng 11 năm Cảnh Trị thứ nhất [19/12/1672-17/1/1673] tướng họ Trịnh dẫn quân tiến sát đến lũy Trấn Ninh, quân Nguyễn dựa vào nơi hiểm trở, chiến đấu rất hăng, quân Trịnh không thể chống được, rút về đóng ở châu Bắc Bố Chính; từ đấy ngừng việc binh đao. Tại miền Nam, vào tháng 2 năm Dương Đức thứ 3 [7/3-5/4/1674], người hoàng tộc là Nặc Ô Đài nước Chân Lạp mưu làm phản. Chúa Nguyễn Phúc Tần sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm đem quân cứu nước Chân Lạp thắng trận; cho Nặc Thu là dòng đích làm Vua chính, đóng ở thành Long Úc [U Đông]; Nặc Nộn làm vua thứ nhì, đóng ở thành Sài Gòn, cùng coi việc nước, hằng năm triều cống. Về việc giao thiệp với nhà Thanh, các sứ bộ Nguyễn Mậu Tài và Hồ Sĩ Dương sang tiến cống, tố cáo Mạc Nguyên Thanh trong văn tế cha, có lời lẽ xúc phạm triều Thanh, nên xin cho chiếm toàn bộ đất đai Cao Bằng; bản chất nhà Thanh, muốn chia cắt để làm suy yếu An Nam, nên viện lý do từ chối. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Gia Tông (1672-1675)”

Nguồn: James Palmer, “Where Does China Stand With the Next White House?,”  Foreign Policy, 12/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Một số câu hỏi về chính sách liên quan đến Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Tiêu điểm tuần này: Những câu hỏi còn bỏ ngỏ về chính sách Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump; Giới chức Trung Quốc giải tán phong trào đạp xe tự phát vào ban đêm; Đài Loan tranh thủ sự ủng hộ từ chính quyền Mỹ kế nhiệm bằng cách đề xuất một thoả thuận mua bán vũ khí.

Ba câu hỏi xoay quanh chính sách Trung Quốc của Trump

Với việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, có thể thấy rõ rằng một chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc là điều sẽ xảy đến – tuy vậy, hình thức cũng như những giới hạn của chính sách hiện vẫn chưa rõ. Trong các nhóm cố vấn xung quanh ông Trump, một số câu hỏi lớn và sự chia rẽ quan điểm về chính sách này đã bắt đầu lộ diện. Continue reading “Vị trí Trung Quốc trong mắt chính quyền Mỹ kế nhiệm”

Nguồn: David Sacks, “China’s Gray-Zone Offensive Against Taiwan Is Backfiring,” Foreign Affairs, 08/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington và Đài Bắc phải chuẩn bị cho sự leo thang tiếp theo

Giữa tháng 10, Trung Quốc lại tiến hành một đợt tập trận quân sự quy mô lớn khác ở Eo biển Đài Loan, bao gồm cả việc diễn tập phong tỏa các cảng của Đài Loan. Lần này, nguyên nhân là một loạt các bình luận không đáng chú ý của Tổng thống Lại Thanh Đức nhân dịp Quốc khánh Đài Loan vài ngày trước đó. Bắc Kinh “không có quyền đại diện cho Đài Loan,” Lại khẳng định, mô tả Đài Loan là nơi “dân chủ và tự do đang phát triển thịnh vượng.” Dù Lại không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ theo đuổi nền độc lập hoặc tìm cách thay đổi vị thế quốc tế của Đài Loan, nhưng Bắc Kinh đã sử dụng những phát biểu của ông như một cái cớ mới để tăng cường áp lực. Continue reading “Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng”

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh. Nhưng điều này không chỉ mang lại cơ hội mà còn cả thách thức cho Việt Nam.

Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bắt đầu vào năm 2017, Việt Nam đã trở thành lựa chọn ngày càng phổ biến cho các tập đoàn đa quốc gia (MNC) muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro địa chính trị. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư tổng cộng 248,3 tỷ đô la Mỹ vào 19.701 dự án tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2023 (xem Hình 1). Số vốn này tương đương 52,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đăng ký tại Việt Nam kể từ khi Việt Nam áp dụng cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980. Xu hướng này vẫn tiếp tục vào năm 2024, với việc Việt Nam ghi nhận 27,26 tỷ đô la Mỹ vốn FDI đăng ký mới cho tới cuối tháng 10. Continue reading “Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức”

Nguồn: Peter D. Feaver, “How Trump Will Change the World,” Foreign Affairs, 06/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là phân tích sơ bộ về nội dung và hậu quả của chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Trump thứ hai.

“Một con tê giác xám” – thuật ngữ dùng để một sự gián đoạn có thể dự đoán và đã được dự đoán từ lâu nhưng vẫn gây sốc khi nó xảy ra – đã đâm sầm vào chính sách đối ngoại Mỹ: Donald Trump vừa mới giành được nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Dù các cuộc thăm dò dự đoán bầu cử sẽ rất căng thẳng, nhưng kết quả cuối cùng lại quá rõ ràng, và dù chúng ta không biết chính xác trật tự mới sẽ như thế nào, chúng ta biết Trump sẽ đứng đầu trật tự đó. Continue reading “Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?”

Nguồn: Liana Fix, “Why Germany’s Government Collapse Could Be Good News,” Foreign Policy, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính phủ bất lực và do dự không có chỗ đứng trong thời đại của Donald Trump.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên đắc cử vào tháng 11/2016, nhiều nước châu Âu đã tập hợp xung quanh Thủ tướng Đức Angela Merkel, xem bà là nhà lãnh đạo mới của thế giới tự do. Ngày nay, họ sẽ phải đi tìm nhà lãnh đạo một nơi khác: Liên minh ba đảng tại Berlin dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz vừa sụp đổ sau khi Đảng Dân chủ Tự do – một đảng nhỏ ủng hộ giới doanh nghiệp – nổi loạn về định hướng kinh tế của đất nước. Continue reading “Tại sao sự sụp đổ của chính phủ Đức lại là tin tốt?”

Nguồn: “How bad could a second Trump presidency get?”, The Econmist, 31/10/2024.

Biên dịch: Lê Mạnh Cường

Thiệt hại gây ra cho các thể chế và nền kinh tế Hoa Kỳ và cả thế giới sẽ rất lớn

Trong chiến dịch vận động tranh cử, Donald Trump đưa ra hàng loạt cam kết khiến ai nấy đều giật mình. Trump sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp; phóng tên lửa nhằm vào các băng nhóm buôn ma túy Mexico; sử dụng quân đội đàn áp “những kẻ điên cuồng cực tả” đang điều hành Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Trump, dù tốt hay xấu, không có những biến động mà nhiều đảng viên Dân chủ đã dự đoán. Nền kinh tế vẫn phát triển ổn định cho đến khi đại dịch nổ ra. Không có khủng hoảng nào lớn trong chính sách đối ngoại. Và mặc dù Trump cố đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ông vẫn không làm được điều đó. Continue reading “Tác động chính sách từ nhiệm kỳ hai của Trump có thể tệ đến mức nào?”

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Xi Jinping’s tutoring school ban backfired”, Nikkei Asia, 7/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhu cầu việc làm đang lấn át nỗ lực của chủ tịch nước nhằm xoa dịu khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc.

Dường như “tẩu tư phái” đang giành được nhiều ảnh hưởng hơn tại Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình, nơi mà chính sách gây tranh cãi của ba năm trước đang bị âm thầm gạt sang một bên với mục đích vực dậy nền kinh tế.

Vào thời Mao, “tẩu tư phái” là cụm từ được sử dụng một cách miệt thị để gọi những người được cho là đang dẫn dắt xã hội đi theo con đường tư bản. Gần đây hơn, nó lại xuất hiện để ủng hộ quyết định của ban lãnh đạo do Tập đứng đầu, cấm các trường học dạy thêm sau giờ học vì lợi nhuận. Continue reading “Lệnh cấm trường dạy thêm của Tập đã phản tác dụng như thế nào?”

Nguồn: Chu Vĩnh Bưu, 朱永彪:执政三年半,阿富汗塔利班距离加入国际社会还有多远?, Guancha, 08/11/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, vấn đề quyền phụ nữ ở Afghanistan đã thu hút sự chú ý của dư luận, khiến nhiều người chú ý đến hàng loạt vấn đề kể từ khi chính phủ Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan trong hơn 3 năm qua.

Đối với tình hình hiện tại ở Afghanistan, các chính sách và hiệu quả quản trị của Taliban cũng như việc liệu cộng đồng quốc tế có công nhận chính phủ của Taliban hay không, Guancha đã liên hệ với Chu Vĩnh Bưu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Afghanistan tại Đại học Lan Châu và mời ông đưa ra lý giải của mình. Continue reading “Sau hơn 3 năm nắm quyền, Taliban còn cách cộng đồng quốc tế bao xa?”

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and the lure of strongman leadership,” Financial Times, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống đắc cử đã thay đổi căn bản các chuẩn mực và ý thức hệ của nền chính trị Mỹ.

Donald Trump sẽ đi vào lịch sử như một vị tổng thống thực sự làm nên lịch sử. Đó không phải là một phán đoán đạo đức, nhưng đơn giản là sự thừa nhận về quy mô thành tựu của ông trong việc tái thiết hoàn toàn nền chính trị Mỹ. Continue reading “Trump và sự hấp dẫn của phong cách lãnh đạo cứng rắn”

Posts pagination

Page 1 Page 2 Page 209 Next page Search for: Search

Nghe podcast NCQT

Nghien cuu Quoc te

Kênh Podcast chính thức của Dự án Nghiên cứu Quốc tế (http://nghiencuuquocte.org/), dành cho các thính giả quan tâm về các vấn đề thời sự quốc tế.

Listen OnApple PodcastsListen OnExternalListen OnSpotifyListen OnPocket CastsListen OnRadioPublicSáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết

Ở Mỹ Latinh, Trung Quốc đang nói lời tạm biệt với những canh bạc lớn và những cây cầu khổng lồ để ủng hộ một cách tiếp cận mới.

Xem thêm.

Search EpisodesClear Search Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết 22/11/2024 Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới? 21/11/2024 Làm thế nào để được Donald Trump tuyển dụng? 20/11/2024 Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên 20/11/2024 Chủ nghĩa biệt lập Mỹ không có nghĩa là đóng cửa và ‘đoạn tuyệt với thế giới’ 19/11/2024 Tập vẫn sẽ theo đuổi “Trung Hoa Mộng” bất chấp sự trở lại của Donald Trump 18/11/2024 Chiến dịch vùng xám của Trung Quốc chống lại Đài Loan đang phản tác dụng 15/11/2024 Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam: Cơ hội và thách thức 14/11/2024 Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào? 13/11/2024 Tác động chính sách từ nhiệm kỳ hai của Trump có thể tệ đến mức nào? 12/11/2024 Load MoreSearch Results placeholderPrevious EpisodeShow Episodes ListNext EpisodeShow Podcast Information

Bài được đọc nhiều

  • Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên Trung Quốc nên lo lắng về Triều Tiên
  • Các vụ tấn công hàng loạt ở Trung Quốc gây lo ngại và bị kiểm duyệt Các vụ tấn công hàng loạt ở Trung Quốc gây lo ngại và bị kiểm duyệt
  • Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới? Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?
  • Thế giới hôm nay: 22/11/2024 Thế giới hôm nay: 22/11/2024
  • Chuyên gia tài chính Trung Quốc bàn về VinFast, Vingroup và kinh tế Việt Nam Chuyên gia tài chính Trung Quốc bàn về VinFast, Vingroup và kinh tế Việt Nam
  • Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết Sáng kiến Vành đai và Con đường vẫn chưa chết
  • 21/11/1776: George Washington điều Charles Lee đến New Jersey 21/11/1776: George Washington điều Charles Lee đến New Jersey
  • Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây Cuộc chiến ngầm của Nga chống lại ngành vận tải biển phương Tây
  • 23/11/1876: “Boss” Tweed bị dẫn độ về Mỹ 23/11/1876: “Boss” Tweed bị dẫn độ về Mỹ
  • Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại Cải cách ở Xiêm và Việt Nam cuối TK 19, đầu TK 20: Những nguyên nhân thành bại

Chủ đề mới

  • ‘Black Myth: Wukong’ và sức mạnh mềm của Trung Quốc
  • Tương lai các liên kết tiểu đa phương ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khi Trump trở lại chính trường
  • Nhiệm vụ thất bại, tàu thăm dò Luna-25 của Nga đâm vào Mặt Trăng

Tìm bài theo chủ đề

Tìm bài theo chủ đề Select Category Ấn phẩm (36) Tiếng Anh (23) Tiếng Việt (13) Biên dịch (280) Bình luận (4,177) Các vấn đề chung (1,526) Các vấn đề toàn cầu (110) Chính sách công (39) Chính trị học đại cương (95) Công nghệ (10) Kinh điển (16) Lịch sử (970) Lý thuyết QHQT (66) Nhập môn QHQT (28) Phân tích CSĐN (75) Phương pháp NCKH (11) Thuật ngữ QHQT (115) Tôn giáo (92) Từ ngữ thú vị (1) Văn minh nhân loại (84) Xã hội (42) Chính trị – An ninh (2,258) An ninh CA-TBD (570) An ninh quốc tế (752) Chính trị quốc tế (596) Địa chính trị (97) Quân sự – Chiến lược (472) Tranh chấp Biển Đông (259) Điểm sách (55) Hỏi-Đáp (378) Kinh tế – Luật pháp (849) Kinh tế chính trị quốc tế (506) Kinh tế quốc tế (286) Lịch sử kinh tế (126) Luật pháp quốc tế (82) Nghiên cứu (2) Nhân vật (339) Quốc gia – Khu vực (3,993) Ấn Độ (64) ASEAN (237) Châu Á (100) Châu Âu (593) Châu Mỹ (40) Hoa Kỳ (1,064) Nga (344) Nhật Bản (196) Tây Á – Châu Phi (201) Trung Quốc (1,685) Việt Nam (860) Sự kiện (2,636) Thế giới hôm nay (1,129) Thông báo (16) Tin tham khảo (109) Từ điển ngoại giao (31) Tư liệu (357) Video (13) Xã luận (16)

Links hữu ích

  • Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024

NCQT trên Telegram

Theo dõi NCQT trên Telegram để nhận được thông báo bài viết mới và các thông tin, tài liệu… hữu ích khác: https://t.me/DAnghiencuuquocte

Nhận thông báo qua Email

Nhập địa chỉ email và đăng ký để được nhận thông báo khi có bài viết mới qua email.

Địa chỉ email

Đăng ký

RSS Latest articles on FULCRUM.SG

  • Prabowo’s Overtures to China and Ramifications on the South China Sea DisputeIn one sentence, Jakarta appears to have undermined its long-standing position in the South China Sea.
  • Thailand-China Visa-Free Policy: Boon or Bane to Tourism?Thailand’s new visa-free policy for Chinese tourists is a double-edged sword.
  • Should Southeast Asia Try to Pick Up the Pieces On IPEF?The US is likely to pull out of the Indo-Pacific Economic Framework. But the remaining members should be able to advance the framework.

Từ khóa » đài Nước Ngoài Bình Luận Về Việt Nam