Bình ổn Giá Là Gì? Nội Dung Và Các Trướng Hợp Bình ổn Giá

Mục lục bài viết

  • 1 1. Bình ổn giá là gì?
  • 2 2. Các trường hợp bình ổn giá:
  • 3 3. Nội dung bình ổn giá:

1. Bình ổn giá là gì?

Bình ổn giá – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Price stabilization.

Theo Khoản 10 Điều 3 Luật giá 2012 quy định như sau:

Bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý.

Như vậy ta thấy pháp luật đã đưa ra khái niệm cơ bản và dễ hiểu nhất  về bình ổn giá, theo đó để bình ổn giá chúng ta cần có những giải pháp tối ưu nhất để thị trường lưu thông tốt và không gây ra tình trạng lạm phát.

2. Các trường hợp bình ổn giá:

Căn cứ theo quy định tại Điều 16. Trường hợp thực hiện bình ổn giá Luật giá 2012 quy định cụ thể:

1. Việc bình ổn giá được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Khi giá hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này có biến động bất thường;

b) Khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế – xã hội.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định này ta thấy pháp luật đã đưa ra các quy định về bình ổn giá đối với các trường hợp khác nhau và theo đó thì ngành địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh quyết liệt triển khai các biện pháp, trong đó, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Ngân hàng nhà nước Việt Nam để theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung và của các quốc gia, phản ứng chính sách về tài khóa, tiền tệ của các nền kinh tế lớn, nhất là các nền kinh tế có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn với nước ta để đề ra các biện pháp có tính tổng thể, dài hạn trong việc quản lý, điều hành giá, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa tiếp tục phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó để có thể thực hiện bình ổn giá trong các trường hợ cần phải tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, cần chủ động các phương án để có thể điều chỉnh được một số hàng hóa, dịch vụ khi điều kiện cho phép.

Chẳng hạn như trong tình hình dịch bệnh như hiện nay ta thấy Bộ Y tế tăng cường cập nhật, công khai về giá trúng thầu vật tư, trang thiết bị y tế, nhất là thông tin về giá các mặt hàng phục vụ chống dịch Covid-19. Ngoài ra thì bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công thương chủ động nghiên cứu một số giải pháp nhằm giám sát, bình ổn giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép, cát xây dựng. Theo dõi sát diễn biến của thị trường bất động sản, tránh khả năng tăng nóng cục bộ giá bất động sản trong các tháng còn lại của năm 2021 khi dịch bệnh được kiểm soát và dòng vốn tập trung vào thị trường bất động sản tăng…

Không những vậy ta thấy trong những dịp cuối năm hay đầu năm mới nhu cầu mua hàng hóa không cao do ảnh hưởng bởi dịch bệnh tái bùng phát cũng như người dân cũng đã mua sắm đủ trước Tết. Nhiều siêu thị đã thực hiện đóng cửa muộn và mở cửa sớm trong tuần lễ mua sắm Tết cao điểm, một số siêu thị mở cửa xuyên Tết như: Aeon Mall hay một số chuỗi hệ thống cửa hàng tiện lợi Circle K, Family Mart, B’s mart… Theo đó có thể thấy, giá cả thị trường trước Tết không có biến động lớn và mức độ tăng thấp hơn Tết năm trước. Tình hình giá cả thị trường cơ bản bình ổn nằm trong kiểm soát và diễn biến theo đúng với kịch bản công tác điều hành giá trong dịp trước Tết do Ban Chỉ đạo điều hành giá đã đề ra và các định hướng giải pháp quản lý, điều hành giá đã được các bộ, ngành triển khai.

3. Nội dung bình ổn giá:

Áp dụng có thời hạn một hoặc một số biện pháp sau để thực hiện bình ổn giá phù hợp với các trường hợp được pháp luật qui định:

1. Điều hòa cung cầu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá giữa các vùng, các địa phương trong nước thông qua việc tổ chức lưu thông hàng hóa; mua vào hoặc bán ra hàng dự trữ quốc gia, hàng dự trữ lưu thông;

2. Các biện pháp về tài chính, tiền tệ phù hợp với qui định của pháp luật;

3. Trong trường hợp cần thiết, lập quĩ bình ổn giá đối với mặt hàng cần bình ổn giá thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá nhằm mục tiêu hỗ trợ cho bình ổn giá; sử dụng quĩ bình ổn giá khi giá của hàng hóa, dịch vụ đó biến động bất thường hoặc tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống.

Quĩ bình ổn giá được lập từ các nguồn sau:

a) Trích từ giá hàng hóa, dịch vụ;

b) Tự nguyện đóng góp của tổ chức, cá nhân;

c) Viện trợ của nước ngoài;

d) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Chính phủ qui định chi tiết về mặt hàng được lập quĩ bình ổn giá, việc lập, quản lí và sử dụng quĩ bình ổn giá;

4. Đăng kí giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chỉ thực hiện đăng kí giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá;

5. Kiểm tra yếu tố hình thành giá; kiểm soát hàng hóa tồn kho; kiểm tra số lượng, khối lượng hàng hóa hiện có;

6. Áp dụng biện pháp hỗ trợ về giá phù hợp với qui định của pháp luật và cam kết quốc tế;

7. Định giá cụ thể, giá tối đa, giá tối thiểu hoặc khung giá phù hợp với tính chất của từng loại hàng hóa, dịch vụ theo các nguyên tắc, căn cứ, phương pháp theo qui định pháp luật. (Theo Luật giá năm 2012)

Như vậy ta thấy dựa trên quy định này để có thể bình ỏn giá cần điều chỉnh theo các hướng cụ thể như trên và thông qua đó để cần tiếp tục đánh giá, cập nhật kịch bản điều hành giá cho nửa cuối năm để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là việc tính toán, điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát và phù hợp tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Bên cạnh đó theo hướng này cũng có thể tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, đánh giá thực hiện và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế chính sách quản lý, điều hành giá cho phù hợp thực tế hiện nay; xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ chế phối hợp và đẩy mạnh công khai minh bạch trong quản lý điều hành giá các mặt hàng. Bên cạnh đó cũng có thể thông tin, tuyên truyền, bảo đảm kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Luật Giá 2012

Từ khóa » Hàng Bình ổn Giá