Bình Phước: Phụ Nữ S'Tiêng Phát Huy, Gìn Giữ Nét đẹp Dệt Thổ Cẩm
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, tại nhiều thôn, ấp có đông đồng bào dân tộc thiểu số S’Tiêng sinh sống ở tỉnh Bình Phước vẫn còn những phụ nữ âm thầm “giữ lửa” phát huy nhiều nét đẹp truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc.
Sản phẩm thổ cẩm được dệt từ bàn tay khéo léo của phụ nữ được xem là "đứa con tinh thần", có nét tinh xảo từ hoa văn đến màu sắc phong phú.
Tại thôn Phú Thuận, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, hình ảnh người phụ nữ ngồi trước hiên nhà với khung cửi dệt đã không còn xa lạ. Họ vẫn dành thời gian rảnh vào buổi tối, ngày cuối tuần hoặc sau khi làm xong việc nhà để dệt thổ cẩm theo ý thích.
Chị Thị Bình (42 tuổi) đã có “tuổi nghề” gắn bó với dệt thổ cẩm gần 20 năm. Sinh ra, lớn lên trên mảnh đất vùng biên giới huyện Bù Gia Mập, sau khi lập gia đình ở tuổi đôi mươi, chị theo chồng về huyện Phú Riềng sinh sống và không quên mang “đồ nghề” dệt thổ cẩm bên mình.
Chị Thị Bình cho biết từ lúc còn nhỏ khoảng 15 tuổi thấy bà ngoại và mẹ dệt thổ cẩm nên chị đã sớm yêu thích nghề này. Sau khi được người thân tận tình chỉ dạy, niềm đam mê càng thôi thúc bản thân chị học hỏi và vững tay nghề hơn trong những năm qua.
Các sản phẩm từ bàn tay chị Bình chủ yếu là quần, áo, váy, khăn, chăn, mền…, với họa tiết, màu sắc rất phong phú và đa dạng. “Dệt thổ cẩm này chủ yếu chỉ để gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc thôi. Sau này các con, các cháu ai có năng khiếu và yêu thích thì tôi sẽ truyền dạy để dệt thổ cẩm không mai một” - chị Bình chia sẻ.
[Người phụ nữ Mường gìn giữ nghề dệt vải thổ cẩm ở xứ Thanh]
Cũng ở thôn Phú Thuận, bà Thị Nhoi nay đã bước tuổi 60 chưa từng có suy nghĩ sẽ bỏ khung cửi dệt thổ cẩm thế hệ trước đã để lại. Sau thời gian làm công việc nhà, bà lại lấy khung cửi ngồi cạnh gốc cây trước sân nhà để sáng tạo ra những sản phẩm với nhiều hoa văn và màu sắc khác nhau.
Bà Thị Nhoi cho biết: “Chị em chúng tôi chỉ dệt thổ cẩm vào thời gian rảnh rỗi. Đây không phải là nghề kiếm thu nhập chính. Ở đây chúng tôi dệt thổ cẩm chỉ để giữ lại truyền thống của dân tộc, có người đặt hàng thì dệt để có thêm thu nhập. Hầu hết, dệt thổ cẩm chủ yếu phục vụ trong gia đình vào những ngày tết, lễ hay những sự kiện nào quan trọng lên quan cưới hỏi trong gia đình.”
Nhiều phụ nữ đã có tay nghề dệt thổ cẩm cho biết, nghề dệt thổ cẩm chỉ là làm trong thời gian rảnh rỗi. Bởi dệt thổ cẩm đã trở thành “món ăn” để giải trí, thể hiện năng khiếu, đam mê sau những buổi làm việc gia đình.
Một sản phẩm thổ cẩm làm ra mất rất nhiều thời gian. Ví dụ, với một chiếc khăn, người dệt có thể mất từ vài tuần đến vài tháng tuy theo loại lớn nhỏ mới hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm làm ra giá thành cao nên chỉ có đặt hàng mới dệt. Lâu lâu những người quen có nhu cầu đặt hàng thì những người phụ nữ sẽ dệt theo yêu cầu.
Chị Thị Bình ở thôn Phú Thuận, xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)Không chỉ ở xã Phú Riềng, còn nhiều thôn, ấp có đồng bào thiểu số S’tiêng sinh sống, những người phụ nữ vẫn âm thầm lưu giữ nghề truyền thống dệt thổ cẩm. Hầu hết mọi người đều cùng chung suy nghĩ, thổ cẩm là hơi thở, là thứ không thể thiếu trong căn nhà của người dân tộc S’Tiêng. Vì thế, khi nhàn rỗi, người phụ nữ thường ngồi dệt, không quan tâm nhiều đến giá cả hay đầu ra sản phẩm. Họ dệt vì muốn lưu giữ lại nghề truyền thống của dân tộc mình.
Thời gian vừa qua, trên bàn tỉnh Bình Phước một số địa phương cũng đã thành lập tổ hợp tác dệt thổ cẩm, tuy nhiên đầu ra sản phẩm gặp khó khăn, hội viên không sống được bằng nghề.
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng Phạm Thị Thanh Thủy cho biết, tại địa phương còn một số phụ nữ dệt thổ cẩm và cũng là hội viên hội phụ nữ xã. Về dệt thổ cẩm, chị em chủ yếu là niềm đam mê để gìn giữ bản sắc truyền thống của dân tộc. "Về phía Hội, chúng tôi luôn khuyến khích chị em phụ nữ gìn giữ nét đẹp bản sắc truyền thống của dân tộc và truyền dạy lại cho con cháu sau này để tránh bị mai một," bà Thủy cho biết thêm.
Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có dự án “Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào S’Tiêng” nhằm bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào S’tiêng.
Tuy nhiên, hiệu quả nghề thổ cẩm chưa như mong đợi về thu nhập cho phụ nữ S’Tiêng. Dệt thổ cẩm dù chưa mang lại nguồn thu như mong muốn, nhưng bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo, phụ nữ S’Tiêng vẫn dệt ra nhiều sản phẩm tinh xảo, có hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ mang tính dân gian, vừa mang tính hiện đại, vừa gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc./.
(TTXVN/Vietnam+)Từ khóa » Hinh Anh Dệt Vải
-
3000+ Dệt Vải & ảnh Dệt May Miễn Phí - Pixabay
-
1000+ Vải Dệt Thoi & ảnh Dệt May Miễn Phí - Pixabay
-
100+ Dệt Vải Hình ảnh Miễn Phí - PIXNIO
-
Nền Vải Dệt, Hình ảnh Nền Tải Về Miễn Phí - Pngtree
-
Những Hình ảnh đẹp Về Nghề Xe Lanh Dệt Vải Của Người Mông
-
Ngắm Hình ảnh Các Cô Gái Chăm Dệt Vải, Cả Trời Xuân Bỗng Chốc Thu ...
-
Nghề Dệt Vải Thủ Công Truyền Thống Của Người Tày Tuyên Quang
-
Độc đáo Nghề Dệt Vải Của Phụ Nữ Tày | 54 Dân Tộc Việt Nam
-
Làng Dệt Vải Lanh Lùng Tám
-
Bảo Tồn Nghề Dệt Thổ Cẩm Của Dân Tộc Lự - Báo Pháp Luật
-
Độc đáo Nghề Dệt Vải Thổ Cẩm Truyền Thống Của Người Thái | Dân Việt
-
Giữ Nghề Dệt Vải Truyền Thống Của Người Dao Bản Mo
-
Làng Dệt Vải Lanh Lùng Tám - TTXVN