Bình Quới – Thanh Đa – Wikipedia Tiếng Việt

Bán đảo Bình Quới – Thanh Đa
Diện tích6,35 km²
Dân số31.129 người
Mật độ dân số4.902 người/km²
Quốc gia Việt Nam
Phụ thuộcPhường 27 và Phường 28, quận Bình Thạnh

Bình Quới – Thanh Đa là một bán đảo (thường được gọi tắt là bán đảo Thanh Đa) nằm bên sông Sài Gòn thuộc các phường 27 và 28, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Tuy nằm giữa lòng thành phố nhưng hiện nay bán đảo này vẫn như một miền quê do dự án quy hoạch đã bị treo hơn 25 năm qua. Cảnh quan thường gặp ở đây là những ruộng lúa, ao, đầm, đối lập với những cao ốc, căn hộ, khu biệt thự phía bên kia sông Sài Gòn thuộc khu vực Thảo Điền, thành phố Thủ Đức.[1]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Bán đảo Thanh Đa nhìn từ cầu Bình Triệu
Bán đảo Thanh Đa nhìn từ cầu Bình Triệu

Bình Quới – Thanh Đa mặc dù được quen gọi là bán đảo nhưng thực tế khu vực này là một cù lao vì được bao bọc bởi sông Sài Gòn và kênh Thanh Đa, cách trung tâm thành phố chưa đầy 5 km. Các phía đông, nam và bắc đều giáp thành phố Thủ Đức qua sông Sài Gòn. Phía tây giáp phần còn lại của quận Bình Thạnh với ranh giới là kênh Thanh Đa. Lối vào duy nhất bằng đường bộ hiện nay là qua Cầu Kinh Thanh Đa (hoặc còn gọi tắt là cầu Kinh) theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Một con đường khác là đi qua phà Bình Quới (trước đây là bến đò Bình Quới) từ phường Linh Đông, Thủ Đức.

Nó được chia thành hai khu vực là khu vực Thanh Đa (tương ứng với phường 27) và khu vực Bình Quới Tây (thường gọi tắt là Bình Quới, tương ứng với phường 28). Trong đó, khu vực Bình Quới chiếm phần lớn diện tích với các khu dân cư nằm rải rác. Một phần lớn diện tích đất ở đây là các đầm lầy và những lô đất bị bỏ hoang, được người dân tận dụng để trồng lúa hoặc đào ao thả cá. Khu vực Thanh Đa có cư xá Thanh Đa với các khu chung cư cũ hình thành từ trước năm 1975 và có phần sầm uất hơn khu vực Bình Quới do vị trí gần với trung tâm quận hơn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời nhà Nguyễn, vùng đất Bình Quới – Thanh Đa ngày nay thuộc các thôn Thạnh Đa và Bình Quới Tây, tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Về sau, do bỏ dấu khi in trên bản đồ thời Pháp nên tên thôn Thạnh Đa biến thành địa danh Thanh Đa như hiện nay.

Năm 1897, thực dân Pháp cho một con kênh đi qua địa phận thôn Thạnh Đa (là kênh Thanh Đa ngày nay). Con kênh dài 1 km, rộng 40 m và sâu 6 m. Nó cắt vòng thắt sông Sài Gòn từ Bình Lợi đến An Phú và rút ngắn 12 km thủy lộ, giúp thuyền bè tiết kiệm thời gian di chuyển trên sông Sài Gòn.[2] Kênh được đào trong vòng 1 năm, và từ đó bán đảo trở thành một cù lao như ngày nay.

Năm 1911, tỉnh Gia Định chia thành bốn quận: Thủ Đức, Nhà Bè, Gò Vấp và Hóc Môn. Vùng đất Bình Quới – Thanh Đa lúc này thuộc làng Thạnh Mỹ Tây (làng hình thành trên cơ sở hợp nhất các thôn Thạnh Đa, Phú Mỹ và Bình Quới Tây cũ), tổng Bình Trị Thượng, quận Gò Vấp. Sau năm 1956, làng Thạnh Mỹ Tây được gọi là xã Thạnh Mỹ Tây.

Năm 1976, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở tách hai xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây thuộc quận Gò Vấp cũ. Từ đó, khu vực bán đảo Thanh Đa thuộc các phường 27 và 28, quận Bình Thạnh cho đến ngày nay.

Năm 1992, dự án khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa được UBND thành phố phê duyệt. Đến năm 2004, dự án được giao cho Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn đầu tư xây dựng nhưng đơn vị này không triển khai được nên đến năm 2010, chính quyền đã thu hồi quyết định.

Năm 2015, liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC (công ty trong lĩnh vực bất động sản ở Dubai) được chọn là nhà đầu tư với tổng vốn hơn 30.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án trong 50 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, năm 2017 Công ty Emaar Properties PJSC đã rút khỏi dự án vì thời gian giải tỏa, hỗ trợ đền bù cho người dân kéo dài quá lâu và họ không đủ kiên nhẫn chờ đến lúc được bàn giao đất sạch.[3]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trường Tiểu học Thanh Đa
  • Trường Tiểu học Bình Quới Tây
  • Trường Trung học cơ sở Thanh Đa
  • Trường Trung học cơ sở Bình Quới Tây
  • Trường Trung học cơ sở Cù Chính Lan

Riêng trường Trung học phổ thông Thanh Đa nay đã chuyển sang cơ sở mới trên đường Nguyễn Xí thuộc phường 26.

Du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, một phần đất trên bán đảo thuộc khu vực Bình Quới được tận dụng để làm các quán ăn, khu du lịch sinh thái bên bờ sông như các khu du lịch Bình Quới 1, Bình Quới 2 và tổ chức các hoạt động như câu cá giải trí, các trò chơi thể thao dưới nước,...

Đây là một địa điểm được nhiều người dân đến vui chơi giải trí vào cuối tuần do nằm ngay trong thành phố, có khí hậu bờ sông mát mẻ cũng như các dịch vụ vui chơi giải trí tương đối đầy đủ.

Cư xá Thanh Đa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cư xá Thanh Đa là một trong những chung cư đầu tiên tại Sài Gòn, được xây trước năm 1975. Hiện ở đây có khoảng 4.300 hộ dân ngụ tại 22 lô chung cư, trong đó một số lô chung cư đã xuống cấp.[4]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bán đảo Thanh Đa, nông thôn giữa Sài Gòn vì dự án treo hơn 20 năm”. Zing.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2019.
  2. ^ Monographie de la province de Gia Đinh. tr. 40.
  3. ^ “Trồng lúa, nuôi cá trong dự án 'treo' 25 năm ở Sài Gòn”. VnExpress.
  4. ^ “Thành phố Hồ Chí Minh xây mới toàn bộ khu cư xá Thanh Đa gần 50 tuổi”. VTC News.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Công trình hành chính
  • Bưu điện Sài Gòn
  • Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Công trìnhlịch sử – văn hóa
  • Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
  • Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
  • Bảo tàng Thành phố
  • Bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • Bến Nhà Rồng
  • Dinh Độc Lập
Công viên,khu sinh thái, phố đi bộ
  • Bến Bạch Đằng
  • Công viên 23 tháng 9
  • Công viên 30 tháng 4
  • Công viên Bách Tùng Diệp
  • Công viên Chi Lăng
  • Công viên Gia Định
  • Công viên Hoàng Văn Thụ
  • Công viên Lê Thị Riêng
  • Công viên Lê Văn Tám
  • Công viên Lịch sử – Văn hóa Dân tộc
  • Công viên Phú Lâm
  • Công viên Tao Đàn
  • Đầm Sen
  • Địa đạo Củ Chi
  • Địa đạo Phú Thọ Hòa
  • Rừng ngập mặn Cần Giờ
  • Suối Tiên
  • Bình Quới – Thanh Đa
  • Thảo Cầm Viên
  • Khu Tây ba lô – Phố đi bộ Bùi Viện
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ
    • Đường hoa Nguyễn Huệ
Công trình tôn giáo
  • Chùa Ấn Quang
  • Chùa Giác Hải
  • Chùa Giác Lâm
  • Chùa Giác Viên
  • Chùa Hoằng Pháp
  • Chùa Giác Ngộ
  • Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
  • Chùa Nghệ Sĩ
  • Chùa Phật Cô Đơn
  • Chùa Phụng Sơn
  • Chùa Tập Phước
  • Chùa Từ Ân
  • Chùa Vĩnh Nghiêm
  • Chùa Xá Lợi
  • Đại chủng viện Thánh Giuse
  • Đan viện Cát Minh
  • Đền Công Chính
  • Đền Hùng (Thảo Cầm Viên)
  • Đền thờ Đức Thánh Trần
  • Đình Minh Hương Gia Thạnh
  • Đình Thông Tây Hội
  • Hội quán Hà Chương
  • Hội quán Nghĩa An
  • Hội quán Nhị Phủ
  • Hội quán Ôn Lăng
  • Hội quán Tuệ Thành
  • Lăng Ông
  • Miếu Nổi
  • Nhà thờ Ba Chuông
  • Nhà thờ Cầu Kho
  • Nhà thờ Cha Tam
  • Nhà thờ Chí Hòa
  • Nhà thờ Chợ Quán
  • Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
  • Nhà thờ Đức Bà
  • Nhà thờ Hạnh Thông Tây
  • Nhà thờ Huyện Sỹ
  • Nhà thờ Tân Định
  • Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc
  • Thánh thất Sài Gòn
  • Thiền viện Vạn Hạnh
  • Tu viện dòng Thánh Phaolô
  • Việt Nam Quốc Tự
Nhà hát, sân khấu
  • Nhà hát Bến Thành
  • Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
  • Nhà hát Hòa Bình
  • Nhà hát Thành phố
  • Sân khấu kịch Idecaf
  • Rạp Công Nhân
Công trình thể thao
  • Nhà thi đấu Phú Thọ
  • Nhà thi đấu Tân Bình
  • Sân vận động Hoa Lư
  • Sân vận động Quân khu 7
  • Sân vận động Thống Nhất
Công trìnhthương mại – dịch vụ
  • Bitexco Financial Tower
  • Chợ An Đông
  • Chợ Bà Chiểu
  • Chợ Bến Thành
  • Chợ Bình Tây
  • Chợ Tân Định
  • Diamond Plaza
  • Landmark 81
  • mPlaza Saigon
  • Saigon Centre
  • Saigon Trade Center
  • Thuận Kiều Plaza
  • Union Square
  • Vincom Center Đồng Khởi
Công trìnhgiao thông – đô thị
  • Buýt đường sông
  • Cầu Ba Son
  • Cầu Mống
  • Đại lộ Đông Tây
  • Đường Đồng Khởi
  • Đường Lê Lợi
  • Đường Nguyễn Hữu Cảnh
  • Đường Tôn Đức Thắng
  • Ga Sài Gòn
  • Hầm Thủ Thiêm
  • Hồ Con Rùa
  • Kênh Bến Nghé
  • Kênh Hàng Bàng
  • Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
  • Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
  • Khu đô thị mới Thủ Thiêm
  • Khu phố cổ Chợ Lớn
  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
  • Vinhomes Central Park
Khách sạn
  • Khách sạn Caravelle Sài Gòn
  • Khách sạn Continental
  • Khách sạn Grand Sài Gòn
  • Khách sạn Majestic Saigon
  • Khách sạn Rex
Khu công nghệ
  • Công viên phần mềm Quang Trung
  • Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Từ khóa » Bờ Kè Thanh đa Tphcm