Bình Tích áp Khí Nén Là Gì: Cấu Tạo, Nguyên Lý Vận Hành, ứng Dụng

Bình tích áp khí nén đã và đang trở thành thiết bị không thể thiếu trong hệ thống máy bơm nước, phục vụ nhu cầu dân dụng, công nghiệp và nông nghiệp. Mỗi loại bình tích áp sẽ có có kích thước, hình dáng, màu sắc khác nhau. Tùy thuộc vào từng nhu cầu cụ thể mà người dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Bình tích áp khí nén là gì?

Bình tích áp khí nén còn được gọi là bình chứa khí, bình giãn nở, được sử dụng trong hệ thống khí nén. Bình tích áp khí nén sẽ thực hiện tạo áp suất để cung cấp năng lượng cho động cơ, máy bơm hoạt động ổn định. Bình chứa tích trữ lượng khí nén lớn đã được tạo bởi máy nén khí ở mức áp suất nhất định.

Bình tích áp khí nén hay còn được gọi là bình chứa khí, bình giãn nở

Đa số bình tích áp máy nén khí đều được thiết kế hình trụ tròn, và làm hoàn toàn bằng kim loại. Bên ngoài sẽ được sơn tĩnh điện, có thể làm việc tốt trong môi trường có độ ẩm cao, không bị ăn mòn hay oxi hóa. Trên thị trường hiện nay có 3 loại bình tích áp khí nén cơ bản đó là: bích tích áp kích thước nhỏ, bình tích áp dạng nằm và bình tích áp dạng đứng.

Cấu tạo và nguyên lý vận hành bình tích áp khí nén

Về cấu tạo, bình tích áp máy nén khí bao gồm các bộ phận sau.

  • Vỏ bình: Được làm từ chất liệu inox, thép cho độ cứng cáp cao, chống ăn mòn tốt, hạn chế oxi hóa và đảm bảo an toàn khi xảy ra va đập.
  • Ruột bình: Thường được làm từ cao su tổng hợp EPDM, ngăn cách lớp vỏ và ruột là lớp khí nitơ có áp suất phù hợp với yêu cầu công việc. Người dùng có thể điều chỉnh áp lực với hai cấp độ chính là 10 bar và 16 bar, tối thiểu là 2 bar và 4 bar.

Cấu tạo bình chứa khí nén

  • Đồng hồ đo áp: Giúp người dùng dễ dàng theo dõi quá trình vận hành của máy, đảm bảo áp suất bên trong bình chứa không vượt áp suất ngoài bình.
  • Mặt bích: Kết nối lõi bình với bên ngoài, các mặt bích còn góp phần tạo độ kín cho bình, ngăn chặn tối đa các biến dạng ảnh hưởng tới bình.
  • Rơ le áp suất: Rơ le có nhiệm vụ đơn giản, khi bình rỗng sẽ tự động bật máy bơm hay máy nén để cung cấp khí vào bên trong. Khi bình đầy, thể tích lớn sẽ tự động ngắt.
  • Năm đầu ngã nối: Có 5 đầu ngã nối được gắn cho bình tích áp đó là: Nối với ống dẫn khí vào, nối với ống dẫn khí ra, nối với rơ le, nối với đồng đồng hồ đo, một đầu nối với bình. Lựa chọn nối 5 ngã hay nối 3 ngã sẽ phụ thuộc vào từng yêu cầu sử dụng cụ thể.
  • Ngoài ra còn một số loại van khí khác như: van an toàn, van xả đáy,...

Về nguyên lý hoạt động: Khi máy nén khí chưa chạy, ruột bình chứa hoàn toàn trống rỗng, chỉ có khí nitơ trong bình. Khi máy hoạt động, một lượng không khí sẽ được đưa vào bên trong bình, sau đó nén khí nitơ đến một mức áp suất nhất định. Khi người dùng cần sử dụng khí nén, lưu lượng khí nén bên trong bình tích áp sẽ được lấy ra một cách nhanh chóng.

Nguyên lý vận hành của bình tích áp khí nén

Công dụng chính của bình tích áp khí nén

Dưới đây là một số công dụng phổ biến nhất của bình tích áp khí nén:

  • Tạo sự cân bằng giữa tải trọng và lực sinh ra trong hệ thống khí nén.
  • Khi có sự cố, bình tích áp giúp hệ thống hoạt động ổn định.
  • Sẵn sàng để tích trữ năng lượng khi cần thiết.
  • Giảm va đập, rung xóc, nâng cao tuổi thọ, độ bền của máy bơm.
  • Ngăn ngừa sự va chạm.
  • Bổ sung kịp thời nếu xảy ra sự cố rò rỉ.

Tạo sự cân bằng giữa tải trọng và lực sinh ra trong hệ thống khí nén

Ứng dụng của bình tích áp cho khí nén

Bình tích áp khí nén được ứng dụng rộng rãi trong đời sống dân dụng và cả sản xuất công nghiệp, mang đến nhiều lợi ích thiết thực trong đời sống con người. Và dưới đây là một số ứng dụng chính của bình tích áp khí nén.

  • Tác dụng chính là tích và bù áp lực lại vào đường ống khi áp lực trong đường ống bị tụt giảm dựa vào rơ le áp lực.
  • Thường được sử dụng cho máy bơm tăng áp lực mini trong gia đình.
  • Dùng trong hệ thống cấp nước của chung cư, cao ốc, văn phòng (có hoặc không có bồn chứa) kết hợp với máy bơm cấp nước công suất lớn. Khi van nước mở (nếu không dùng bồn chứa), máy sẽ tự hoạt động để cấp nước, hoặc khi phao của bồn “nhảy”, máy sẽ tự động chạy.
  • Bình tích áp khí nén sẽ được lắp chung với máy bơm bù áp để sử dụng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Bình tích áp được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Lựa chọn bình tích áp cho hệ thống máy nén khí

Nên sử dụng bình tích áp khí nén cho hệ thống máy nén khí có áp suất làm việc tối đa là 15bar. Đối với những dòng máy áp suất cao sẽ phải chọn bình tích áp có công suất cao hơn.

Thể tích bình áp được lắp đặt cần tương thích với công suất máy nén khí. Theo kinh nghiệm lắp đặt hệ thống thì dung tích bình tích áp thường được lựa chọn như sau:

  • Máy nén khí trục vít 22kw trở xuống: sử dụng bình tích 600 lít
  • Máy nén khí 37kw: dùng bình chứa 1000 lít
  • Máy nén khí 55kw - 75kw: sử dụng bình tích 3000 lít

Bên cạnh đó còn có các loại bình tích áp với dung tích: 100 lít, 300 lít, 350 lít, 500 lít, 600 lít, 2000 lít, 500 lít, 10000 lít, 20000 lít.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà khách hàng lựa chọn bình tích khí nén phù hợp

Trên đây là những thông tin tổng quan về bình tích áp khí nén mà Sàn thương mại Hoàng Liên muốn chia sẻ tới bạn đọc. Để đáp ứng tốt yêu cầu công việc, đảm bảo an toàn thì người dùng cần cân nhắc lựa chọn máy nén khí cũng như bình tích chứa thật kỹ lưỡng.

Từ khóa » Nguyên Lý Bình Tích áp Khí Nén