Bình Tích áp Là Gì? Cấu Tạo Nguyên Lý ...
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn, ở đây không ít người có thể trả lời được câu hỏi: Bình tích áp là gì? Chính vì thế mà chúng tôi đã quyết định tổng hợp thông tin và tìm lời giải đáp dễ hiểu nhất trong bài viết này. Hy vọng, quý khách hàng đón đọc và có cho mình những kiến thức bổ ích về thiết bị, giúp việc lựa chọn và quá trình sử dụng được thuận tiện.
Nội dung chính
- Bình tích áp là gì?
- Tìm hiểu về bình tích áp khí nén
- Chức năng của bình tích áp khí nén
- Cấu tạo của bình tích áp khí nén
- Nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén
- Công dụng của bình tích áp khí nén
- Tìm hiểu về bình tích áp thủy lực
- Chức năng của bình tích áp thủy lực
- Cấu tạo của bình tích áp thủy lực
- Nguyên lý hoạt động của bình tích áp thủy lực
- Công dụng của bình tích áp thủy lực
- Địa chỉ cung cấp bình tích áp uy tín
Bình tích áp là gì?
Nếu nhắc đến các hệ thống vận hành bằng khí nén, thủy lực thì ai cũng có thể dễ dàng kể tên được những thiết bị cơ bản: Bơm, motor, các loại xi lanh, bộ lọc, van điện từ, van cơ… mà bỏ qua những thiết bị khác, không kém phần quan trọng trong đó đó bình tích áp.
Vậy nó làm nhiệm vụ gì trong hệ thống? Bình tích áp là một thiết bị phụ dùng trong cả hệ thống khí nén lẫn hệ thống thủy lực. Chức năng của nó là tích trữ năng lượng là dầu, nhớt, chất lỏng đối với thủy lực hay là hơi, khí nén đối với hệ thống khí.
Bên cạnh đó, còn thực hiện việc điều hòa áp lực, cân bằng áp lực, đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, an toàn nhất. Tùy vào quy mô cũng như công suất làm việc mà một hệ thống có thể trang bị từ một đến vài bình tích áp.
Dù là bình tích áp thủy lực hay khí nén thì đều là sản phẩm có thiết kế ban đầu của một kỹ sư người Anh tên là: Joseph Bramah.
Ngày nay, không khó để chúng ta có thể nhìn thấy một bình tích áp không chỉ trong các hệ thống công nghiệp mà còn trong đời sống, sản xuất của con người. Bình tích áp có thể được dùng trong hệ thống cấp nước của khu chung cư, các tòa nhà cao tầng, các hộ gia đình… Mỗi loại bình sẽ có kích thước, hình dáng, màu sắc khác nhau, phụ thuộc chính vào model của hãng và nhu cầu của khách.
Mặc dù trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tích áp nhưng người ta phân chia thành 2 loại chính dựa trên loại chất được chứa và nén trong bình: Bình tích áp khí nén, thủy lực.
Tìm hiểu về bình tích áp khí nén
Khí nén là tài nguyên được con người sử dụng trong sản xuất . Để đảm bảo nhu cầu sản xuất trong một số tình huống bất ngờ hoặc cần độ an toàn cao thì người ta sử dụng bình tích áp hay còn được gọi là bình chứa khí, bình giãn nở.
Chức năng của bình tích áp khí nén
Bình tích áp khí nén sẽ thực hiện việc tạo áp suất nhằm cung cấp cho động cơ, máy bơm để hoạt động ổn định. Nó tích trữ một lượng lớn không khí đã được máy nén khí nén ở mức áp suất nhất định cung cấp trở lại hệ thống nếu như áp suất giảm đột ngột.
Bình tích áp khí nén hầu hết đều được thiết kế hình trụ tròn và làm hoàn toàn bằng kim loại. Nó được sơn tĩnh điện bao phủ nên có thể làm việc tốt trong môi trường có độ ẩm hoặc ngoài trời có mưa mà không bị ăn mòn, oxi hóa.
Cấu tạo của bình tích áp khí nén
Nếu nói đơn giản thì bình tích áp khí nén chỉ bao gồm 2 bộ phận đó là vỏ bình và ruột bình hay còn gọi là lõi bình.
Vỏ bình được các hãng sản xuất chú trọng trong việc chọn vật liệu. Thông thường, người ta thường chọn thép, thép mạ, inox để sản xuất. Tại vì nó sẽ giúp cho thiết bị cứng cáp, chống ăn mòn tốt, hạn chế oxi hóa cũng như an toàn khi có va đập.
Ruột bình (lõi bình) có 2 phần tách biệt: Một là ruột được bọc bằng lớp cao su dày dặn. Nó được bao phủ và bảo vệ bởi một lớp khí ni tơ có áp suất nhất định. Hai là phần kết nối với khí nén vào ra.
Nếu miêu tả một cách chi tiết hơn thì cấu tạo bình tích áp dùng cho khí nén sẽ có cấu tạo phức tạp hơn với nhiều thiết bị như:
+ Mặt bích: Dùng để kết nối lõi bình với kết nối ở bên ngoài. Bên cạnh đó, các mặt bích còn góp phần tạo được độ kín cho bình, ngăn chặn đến mức tối đa các biến dạng ảnh hưởng tới bình.
+ Đồng hồ đo áp suất : Đây là thiết bị được lắp đặt để đo và hiển thị thông số áp suất cho người vận hành dễ dàng quan sát cũng như đảm bảo áp suất ở bên trong bình không vượt áp suất ở ngoài bình.
+ Rơ le áp suất: Nhiệm vụ của rơ le rất đơn giản đó là khi bình rỗng thì tự động bật máy bơm hay máy nén để cung cấp khí vào bên trong ruột. Khi bình đầy, thể tích lớn thì tiến hành ngắt.
+ Ruột bình tích áp: Khách hàng lưu ý, trên lý thuyết một số nhà sản xuất thông báo ruột bình có thể chịu được nhiệt độ 100 độ C. Tuy nhiên, thực tế thì ruột bình chỉ có thể chịu khoảng 70 độ C.
+ Năm đầu ngã nối: Có đến 5 đầu ngã nối được trang bị gắn cho bình tích áp đó là: Nối với ống dẫn khí vào, nối với ống dẫn khí ra, nối với rơ le, nối với đồng đồng hồ đo và một đầu nối với bình. Lựa chọn nối 5 ngã hay nối 3 ngã sẽ phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng.
+ Ngoài ra còn có một số loại van khí khác như: van an toàn, van xả đáy.
Nguyên lý hoạt động của bình tích áp khí nén
Cũng giống với nhiều thiết bị khác, bình tích áp cũng có nguyên lý hoạt động riêng.
Một lượng khí thông qua cửa vào sẽ được bơm và dẫn vào bên trong của bình. Nó sẽ nén khí ni tơ có ở trong bình đến một mức áp suất nhất định. Khi người dùng cần sử dụng hoặc hệ thống có sự cố cần phải có áp suất, lưu lượng khí thì sẽ được lấy ra từ bình một cách nhanh chóng.
Công dụng của bình tích áp khí nén
Được ứng dụng rất nhiều nên chúng tôi chỉ có thể tổng hợp một số công dụng phổ biến nhất của nó như:
+ Tạo sự cân bằng giữa cân bằng giữa lực sinh ra trong hệ thống khí nén và tải trọng.
+ Khi có sự cố, nhờ có nó mà hệ thống có thể hoạt động ổn định.
+ Sẵn sàng để tích trữ năng lượng.
+ Giảm va đập, rung xóc cho máy bơm từ đó nâng cao tuổi thọ, độ bề của máy bơm.
+ Ngăn ngừa sự va chạm.
+ Bổ sung kịp thời nếu xảy ra sự rò rỉ.
Tìm hiểu về bình tích áp thủy lực
Nếu như hệ thống khí nén có bình tích áp khí thì tương tự với hệ thống thủy lực khi có các bình tích áp dầu.
Chức năng của bình tích áp thủy lực
Trong hệ thống vận hành bằng chất lỏng thủy lực: dầu, nhớt, nước… thì bình tích áp là một thiết bị không thể thiếu. Bởi vì nó thực hiện việc giữ, chứa và cung cấp áp lực cần thiết để máy bơm dầu hoạt động.
Đối với các hệ thống truyền dẫn thủy lực thì bình tích áp đóng vai trò rất quan trọng vì nó có thể điều hòa một cách ổn định áp suất, bảo vệ máy bơm khỏi những hỏng hóc và sự cố đáng tiếc.
Cấu tạo của bình tích áp thủy lực
Kết cấu chung của bình tích áp thủy lực đó là: Vỏ bình làm bằng thép có thể chịu được áp suất cao, không bị móp méo do va đập bởi ngoại lực.
Người ta có thể thiết kế bình tích áp với nhiều hình dáng khác nhau nhưng phổ biến vẫn là hình trụ tròn đứng, được sơn bao phủ lớp tĩnh điện có màu sắc đa dạng: xanh, đỏ, bạc…
Phần ruột bình tích áp sẽ được chia làm hai phần đó là: Phần chứa dầu thủy lực liên thông với cửa vào, cửa ra. Phần còn lại được bịt kín và chứa đầy khí ni tơ.
Nguyên lý hoạt động của bình tích áp thủy lực
Bình tích áp thủy lực hoạt động theo nguyên lý đơn giản.
Lượng dầu, nhớt, chất lỏng thủy lực sẽ đi vào trong vỏ bỉnh thông qua cửa dầu vào. Lượng dầu lớn lên sẽ nén khí Ni tơ trong vỏ bình đến một mức áp suất nhất định. Khi mà hệ thống gặp phải sự cố hay cần phải sử dụng thì trích xuất từ bình tích áp nhưng lưu ý là áp suất hay lưu lượng thủy lực được lấy ra phải nhỏ hơn áp lực, lưu lượng có trong bình.
Cũng chính vì thế nó còn có tên gọi khác là bình tích năng.
Công dụng của bình tích áp thủy lực
Tác dụng của bình tích áp phong phú mà khách hàng cần hiểu và nắm bắt để ứng dụng được chính xác, hiệu quả cũng như khai thác hết năng suất của thiết bị:
+ Sẽ tích trữ năng lượng thủy lực. Tùy vào thiết kế mà dung tích tích trữ sẽ khác nhau, ví dụ như: 100L, 200L, 300L, 500L.
+ Bổ sung thêm lượng áp suất bị mất đi do quãng đường vận chuyển chất lỏng trong ống xa hoặc do ma sát.
+ Bù ngay được lượng áp suất đã bị hao tổn trong quá trình sử dụng.
+ Giảm đến mức tối đa lượng bọt được máy bơm tạo ra khi vận hành.
+ Tăng tuổi thọ của máy bơm thủy lực, máy bơm nước một cách tối đa. Thông thường thì khi có bình tích áp, bơm có tuổi thọ từ 2 năm trở lên.
+ Bảo vệ tốt máy bơm do ngăn được những va chạm thủy lực.
+ Nếu máy bơm đang hoạt động thấp hơn tiêu chuẩn của hệ thống thì bình tích áp sẽ bổ sung lưu lượng của chất lỏng để bơm hoạt động đúng công suất.
Khi lựa chọn quý khách hàng nên chú ý tới những điều như sau: Công dụng, vị trí lắp đặt, công suất làm việc của hệ thống, tính toán được lưu lượng trung bình, sự chênh lệch áp suất, thời gian lưu trữ áp suất. Dung tích của bình, chiều cao và đường kính.
Ngoài ra, khách hàng nên chọn loại bình có vật liệu tốt: thép, inox… có lớp vỏ dày, đã được sơn bao phủ. Cuối cùng là quan tâm đến giá bình tích áp, model và hãng sản xuất thiết bị.
Tuy được đảm bảo về vật liệu sản xuất nhưng khi lắp đặt, khách nên chọn ở nơi phù hợp với vệ sinh công nghiệp, tiêu chuẩn xây dựng. Với các bình tích áp suất hóa chất hoặc có chất độc hại thì nên đặt ở ngoài trời, tránh xa nơi đông người. Nếu để trên mặt đất thì nên không để ngập nước.
Địa chỉ cung cấp bình tích áp uy tín
Từ khi được thành lập vào năm 2012, công ty TNHH Thiết bị kỹ thuật Đà Nẵng đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của các khách hàng, kỹ sư khi cần những thiết bị thủy lực nói chung và bình tích áp nói riêng.
Để được như vậy, ban giám đốc à toàn thể nhân viên luôn nỗ lực phấn đấu để có thể EMDN có thể vươn mình lớn mạnh, tạo dựng được sự tin tưởng trong lòng quý khách hàng, không chỉ riêng tại mảnh đất miền Trung mà còn khắp các tỉnh thành cả nước.
Bạn được những gì khi tìm đến công ty TBKT Đà Nẵng để tìm mua sản phẩm bích tích áp thủy lực:
+ Hàng hóa phong phú đa dạng có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu mua hàng về số lượng lẫn chất lượng. Hiện tại, EMDN cung cấp các loại bình tích áp mini, 50L, 100L… cho đến các bình 1000L, 2000L.
+ Đội ngũ kỹ sư tư vấn nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trên tinh thần lắng nghe, chia sẻ, chắc chắn quý khách có thể sở hữu ngay cho mình một bình tích áp phù hợp, giá rẻ và chất lượng.
+ Giao hàng nhanh chóng đối với các khách hàng tại Đà Nẵng, cam kết đúng thời gian và địa chỉ trên hợp đồng đã ký kết với các khách hàng ở xa.
+ Đổi trả nhanh chóng nếu bắt gặp lỗi từ phía nhà sản xuất. Thời gian bảo hành thiết bị trung bình từ 6 tháng- 12 tháng hoặc 24 tháng tùy loại.
+ Mức giá bình tích áp khí nén, thủy lực đều rất cạnh tranh, phù hợp với điều kiện kinh tế của tất cả khách hàng.
+ Ngoài ra, EMDN còn nhận thay ruột bình tích áp cho những khách hàng có nhu cầu. chúng tôi còn hỗ trợ cách kiểm tra theo định kỳ.
Bên cạnh bình tích áp các loại thì EMDN còn chuyên phân phối đầy đủ, đa dạng các thiết bị khí nén, thủy lực chính hãng như: xi lanh, lọc, van, máy bơm, motor, phụ kiện…
Có hàng ngàn bình tích áp đã được EMDN cung cấp đến tận tay của khách hàng. Và hầu hết, quý khách đều có những đánh giá tốt, nhận xét tích cực cũng như cảm thấy hài lòng về thiết bị.
Bạn có thể liên hệ và yêu cầu báo giá 02363 767 333 – 0982 434 694 hoặc gửi email vào địa chỉ: info@tudonghoadanang.com.
Từ khóa » Nguyên Lý Bình Tích áp
-
Bình Tích áp Là Gì? Công Dụng Bình Tích áp
-
Bình Tích áp Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động?
-
Cấu Tạo Bình Tích áp? Công Dụng Và Nguyên Lý Bình Tích áp
-
Bình Tích áp Trong Hệ Thống Bơm, Lưu ý Quan Trọng Phải Nắm Rõ
-
Bình Tích áp Là Gì? Cấu Tạo Nguyên Lý Hoạt động Của Bình Tích áp
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bình Tích áp - Máy Bơm Nước
-
Bình Tích áp Là Gì? Cấu Tạo Và Sơ đồ Lắp đặt Bình Tích áp Khí Nén
-
Cấu Tạo Chi Tiết Bình Tích áp, Nguyên Lý Hoạt động, ứng Dụng Của Sản ...
-
Bình Tích áp Thủy Lực Là Gì? Nguyên Lý Và Cấu Tạo Của Bình Tích áp ...
-
Bình Tích áp Varem : Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Như Thế Nào?
-
Những đặc điểm Và Nguyên Lý Làm Việc Của Bình Tích áp - Máy Bơm
-
Bình Tích Áp Thủy Lực | Cấu Tạo, Chức Năng, Nguyên Lý Và Giá Bán
-
Bình Tích áp Khí Nén - Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động - Tuấn Hưng Phát